Với dân văn phòng chuyên nghiệp thì các hàm Excel đã trở nên quá quen thuộc tựa như ăn cơm uống nước. Thế nhưng với những ai mới tiếp xúc thì rất khó để nắm bắt các hàm cơ bản trong Excel. Dưới đây là danh sách các hàm cơ bản trong Excel nên biết để làm việc với Excel các bạn nhé
I. Các HÀM logic.
1. Hàm AND:
Cú pháp:
=AND (Logical1, Logical2, ….)
Các đối số:
- Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện.
- Hàm trả về giá trị TRUE (1) nếu tất cả các đối số của nó là đúng, trả về giá trị FALSE (0) nếu một hay nhiều đối số của nó là sai.
Lưu ý:
- Các đối số phải là giá trị logic hoặc mảng hay tham chiếu có chứa giá trị logic.
- Nếu đối số tham chiếu là giá trị text hoặc Null (rỗng) thì những giá trị đó bị bỏ qua.
- Nếu vùng tham chiếu không chứa giá trị logic thì hàm trả về lỗi #VALUE!
Ví dụ: =AND(B2>0,B2<5000)
Sẽ cho kết quả là TRUE
2. Hàm OR:
Cú pháp:
=OR (Logical1, Logical2…)
Các đối số:
Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện.
Hàm trả về giá trị TRUE (1) nếu bất cứ một đối số nào của nó là đúng, trả về giá trị FALSE (0) nếu tất cả các đối số của nó là sai.
Ví dụ:
=OR(B2>03/02/74,B27>01/01/2002)
Cho kết quả cũng là TRUE
3. Hàm NOT:
Cú Pháp:
=NOT (logical)
Trong Đó: Logical: bắt buộc. Một giá trị hoặc một biểu thức cho giá trị là TRUE hoặc FALSE.
Chức Năng: Đảo nghịch giá trị của đối số của nó. Sử dụng khi bạn muốn một giá trị không bằng giá trị của nó. Nếu đối số cho giá trị TRUE nó sẽ trả về FALSE, ngược lại đối số cho giá trị FALSE, nó sẽ trả về TRUE.
II. Nhóm các Hàm toán học
1. Hàm ABS:
Hàm ABS trả về giá trị tuyệt đối của một số, giá trị tuyệt đối của một số là số không âm (luôn lớn hơn hoặc bằng 0, không có dấu) và giá trị của nó bằng chính giá trị của số cho trước.
Cú pháp
=ABS(number)a
Trong đó: number là số thực mà các bạn muốn lấy giá trị tuyệt đối, nó có thể là một số cụ thể, một tham chiếu chứa số hay biểu thức số, là tham số bắt buộc.
Ví dụ
- Tính giá trị tuyệt đối của một số cụ thể: - 15, 5.
2. POWER:
Hàm trả về lũy thừa của một số.
Cú pháp:
=POWER(Number, Power)
Các tham số:
- Number: Là một số thực mà bạn muốn lấy lũy thừa.
- Power: Là số mũ.
Ví dụ
= POWER(5,2) = 25
3. Hàm PRODUCT:
Bạn có thể sử dụng hàm PRODUCT thay cho toán tử nhân * để tính tích của một dãy.
Cú pháp:
=PRODUCT(Number1, Number2…)
Các tham số:
Number1, Number2… là dãy số mà bạn muốn nhân.
=Product(1,3,5,7,9,11)
4. Hàm MOD:
Là hàm lấy giá trị dư của phép chia.
Cú pháp:
=MOD(Number, Divisor)
Các đối số:
- Number: Số bị chia.
- Divisor: Số chia.
Ví dụ =MOD(5,3) có kết quả là 2
5. Hàm ROUNDUP:
Làm tròn lên một số
Cú pháp:
=ROUNDUP(Number, Num_digits)
Các tham số:
- Number: Là một số thực mà bạn muốn làm tròn lên.
- Number_digits: là bậc số thập phân mà bạn muốn làm tròn.
Chú ý:
- Nếu Num_digits > 0 sẽ làm tròn phần thập phân.
- Nếu Num_digits = 0 sẽ làm tròn lên số tự nhiên gần nhất.
- Nếu Num_digits < 0 sẽ làm tròn phần nguyên sau dấu thập phân.
Ví dụ =ROUNDUP(5.15,1) có nghĩa là làm tròn lên 1 số thập phân số 5.15 ta sẽ có kết quả 5.2
6. Hàm ROUNDDOWN:
Làm tròn xuống 1 số
Cú pháp:
=ROUNDDOWN(Number, Num_digits)
Các tham số:
- Number: Là một số thực mà bạn muốn làm tròn lên.
- Number_digits: là bậc số thập phân mà bạn muốn làm tròn.
Chú ý:
- Nếu Num_digits > 0 sẽ làm tròn phần thập phân.
- Nếu Num_digits = 0 sẽ làm tròn lên số tự nhiên gần nhất.
- Nếu Num_digits < 0 sẽ làm tròn phần nguyên sau dấu thập phân.
Ví dụ =ROUNDDOWN(5.15,1) sẽ có kết quả là 5.1
7. Hàm EVEN:
Làm tròn lên thành số nguyên chẵn gần nhất.
Cú pháp:
=EVEN(Number)
Tham số:
Number là số mà bạn muốn làm tròn.
Chú ý:
Nếu Number không phải là kiểu số thì hàm trả về lỗi #VALUE!
Ví dụ =EVEN(9) có kết quả là 10
8. Hàm ODD:
Làm tròn lên thành số nguyên lẻ gần nhất.
Cú pháp:
=ODD(Number)
Tham số: Number là số mà bạn muốn làm tròn.
Ví dụ =ODD(10) = 11
III. Nhóm các Hàm thống kê
1. Hàm SUM:
Cộng tất cả các số trong một vùng dữ liệu được chọn.
Cú pháp:
=SUM(Number1, Number2…)
Các tham số:
Number1, Number2… là các số cần tính tổng.
2. Hàm SUMIF:
Tính tổng của các ô được chỉ định bởi những tiêu chuẩn đưa vào.
Cú pháp:
=SUMIF(Range, Criteria, Sum_range)
Các tham số:
- Range: Là dãy mà bạn muốn xác định.
- Criteria: các tiêu chuẩn mà muốn tính tổng. Tiêu chuẩn này có thể là số, biểu thức hoặc chuỗi.
- Sum_range: Là các ô thực sự cần tính tổng.
Ví dụ:
= SUMIF(B1:B8,”<=2″)
Tính tổng của các giá trị trong vùng từ B1 đến B8 với điều kiện là các giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 2.
3. Hàm AVERAGE:
Trả về gi trị trung bình của các đối số.
Cú pháp:
=AVERAGE(Number1, Number2…)
Các tham số: Number1, Number2 … là các số cần tính giá trị trung bình.
4. Hàm SUMPRODUCT:
Lấy tích của các dãy đưa vào, sau đó tính tổng của các tích đó.
Cú pháp:
=SUMPRODUCT(Array1, Array2, Array3…)
Các tham số:
Array1, Array2, Array3… là các dãy ô mà bạn muốn nhân sau đó tính tổng các tích.
Chú ý:
Các đối số trong các dãy phải cùng chiều. Nếu không hàm sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE.
5. Hàm MAX:
Trả về số lớn nhất trong dãy được nhập.
Cú pháp:
=MAX(Number1, Number2…)
Các tham số:
Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị lớn nhất ở trong đó.
Ví dụ. =MAX(1,2,3,4,5,6,7,8,9) cho kết quả là 9
6. Hàm LAGRE:
Tìm số lớn thứ k trong một dãy được nhập.
Cú pháp:
=LARGE(Array, k)
Các tham số:
- Array: Là một mảng hoặc một vùng dữ liệu.
- k: Là thứ hạng của số bạn muốn tìm kể từ số lớn nhất trong dãy.
Ví dụ.
=LARGE(A3:B6,2) có kết quả là 10
7. Hàm MIN:
Trả về số nhỏ nhất trong dãy được nhập vào.
Cú pháp:
=MIN(Number1, Number2…)
Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị nhỏ nhất ở trong đó.
8. Hàm SMALL:
Tìm số nhỏ thứ k trong một dãy được nhập vào.
Cú pháp:
=SMALL(Array, k)
Các tham số:
- Array: Là một mảng hoặc một vùng của dữ liệu.
- k: Là thứ hạng của số mà bạn muốn tìm kể từ số nhỏ nhất trong dãy.
Ví dụ =SMALL(A1:B7,2) cho kết quả là 4
9. Hàm COUNT:
Hàm COUNT đếm các ô chứa dữ liệu kiểu số trong dãy.
Cú pháp:
=COUNT(Value1, Value2, …)
Các tham số:
Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.
Ví dụ =COUNT(A3:B6) đếm các ô chứa dữ liệu kiểu số trong các ô từ A3 đến B6 cho kết quả là 4
10. Hàm COUNTA:
Đếm tất cả các ô chứa dữ liệu.
Cú pháp:
=COUNTA(Value1, Value2, …)
Các tham số:
Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.
Ví dụ.
=COUNTA(A3:B6) cho kết quả là 5 ô có chứa dữ liệu
11. Hàm COUNTIF:
Hàm COUNTIF đếm các ô chứa giá trị số theo một điều kiện cho trước.
Cú pháp:
COUNTIF(Range, Criteria)
Các tham số:
- Range: Dãy dữ liệu mà bạn muốn đếm.
- Criteria: Là tiêu chuẩn cho các ô được đếm.
Ví dụ:
=COUNTIF(A3:B6,"<20"): (Đếm tất cả các ô trong dãy A3:B6 có chứa số nhỏ hơn 20) cho kết quả là 3 số
IV. Nhóm các hàm chuỗi
1. Hàm LEFT:
Trích các ký tự bên trái của chuỗi nhập vào.
Cú pháp:
=LEFT(Text,Num_chars)
Các đối số:
- Text: Chuỗi văn bản.
- Num_Chars: Số ký tự muốn trích.
Ví dụ:
=LEFT("Em tên",2) có kết quả là Em
2. Hàm RIGHT:
Trích các ký tự bên phải của chuỗi nhập vào.
Cú pháp:
=RIGHT(Text,Num_chars)
Các đối số:
- Text: Chuỗi văn bản.
- Num_Chars: Số ký tự muốn trích.
Ví dụ:
=RIGHT("Em ơi", 2) có kết quả là ơi
3. Hàm MID:
Trích các ký tự từ số bắt đầu trong chuỗi được nhập vào.
Cú pháp:
=MID(Text,Start_num, Num_chars)
Các đối số:
- Text: chuỗi văn bản.
- Start_num: Số thứ tự của ký tự bắt đầu được trích.
- Num_chars: Số ký tự cần trích.
Ví dụ =MID("Chúng ta là ai",7,8) cho kết quả "ta là ai"
4. Hàm UPPER:
Đổi chuỗi nhập vào thành chữ hoa.
Cú pháp:
=UPPER(Text)
5. Hàm LOWER:
Đổi chuỗi nhập vào thành chữ thường.
Cú pháp:
=LOWER(Text)
6. Hàm PROPER:
Đổi ký từ đầu của từ trong chuỗi thành chữ hoa.
Cú pháp:
=PROPER(Text)
Ví dụ:
=PROPER("dao duy nam") = Dao Duy Nam
7. Hàm TRIM:
Cắt bỏ các ký tự trắng ở đầu chuỗi và cuối chuỗi.
Cú pháp:
=TRIM(Text)
Trên đầy là cú pháp các hàm cơ bản trong Excel và một vài ví dụ minh họa cách sử dụng các hàm đó. Các hàm trên đều rất hay sử dụng vì vậy các bạn không nên bỏ qua bài viết này nhé. Chúc các bạn học tốt!