Mời quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 4 tham khảo bài học Biểu thức có chứa ba chữ . Bài học được Chúng tôi biên soạn với đầy đủ nội dung bám sát chương trình Toán lớp 4, bao gồm phần kiến thức cần nhớ, hướng dẫn giải bài tập SGK . Bên cạnh đó, nhằm giúp cho các em học sinh củng cố bài tập tốt hơn, Chúng tôi còn biên soạn thêm nội dung Bài tập minh họa . Hy vọng với bài học này sẽ giúp các em học tập thật tốt bài Biểu thức có chứa ba chữ.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Kiến thức cần nhớ
Ví dụ : An, Bình và Cường cùng đi câu cá. An câu được ... con cá, Bình câu được ... con cá, Cường câu được ... con cá. Cả ba người câu được ... con cá.
Số cá câu được có thể là:
Số cá của An | Số cá của Bình | Số cá của Cường | Số cả của cả ba người |
2 5 1 … a | 3 1 0 … b | 4 0 2 … c | 2 + 3 + 4 5 + 1 + 0 1 + 0 + 2 …. a + b + c |
a + b + c là biểu thức có chứa ba chữ.
- Nếu a = 2; b = 3 và c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 5 + 4 = 9 ; 9 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
- Nếu a = 5; b = 1 và c = 0 thì a + b + c = 5 + 1 + 0 = 6 + 0 = 6 ; 6 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
- Nếu a = 1; b = 0 và c = 2 thì a + b + c = 1 + 0 + 2 = 1 + 2 = 3 ; 3 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c.
1.2. Giải bài tập Sách giáo khoa
Bài 1: Tìm giá trị của a + b + c nếu
a) a = 5; b = 7; c =10; b) a = 12; b = 15; c = 9.
Hướng dẫn giải:
- Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của các biểu thức đó.
- Biểu thức chỉ có phép cộng thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.
a) Nếu a = 5; b = 7; c =10 thì a + b + c = 5 + 7 + 10 = 12 + 10 = 22.
b) Nếu a = 12; b = 15; c = 9 thì a + b + c = 12 + 15 + 9 = 27 + 9 = 36.
Bài 2: a x b x c là biểu thức có chứa ba chữ.
Nếu a = 4, b = 3 và c = 5 thì giá trị của biểu thức a x b x c là :
a x b x c = 4 x 3 x 5 = 12 x 5 = 60
Tính giá trị của a x b x c nếu :
a) a = 9, b = 5 và c = 2; b) a = 15, b = 0 và c = 37.
Hướng dẫn giải:
- Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của các biểu thức đó.
- Biểu thức chỉ có phép nhân thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.
a) Nếu a = 9, b = 5 và c = 2 thì a x b x c = 9 x 5 x 2 = 45 x 2 = 90.
b) Nếu a = 15, b = 0 và c = 37 thì a x b x c = 15 x 0 x 37 = 0 x 37 = 0.
Bài 3: Cho biết m = 10, n = 5, p = 2 tìm giá trị biểu thức
a) m + n + p b) m - n - p c) m + n x p
m + (n + p) m - (n + p) (m + n) x p
Hướng dẫn giải:
- Thay chữ bằng số vào các biểu thức đã cho rồi tính giá trị của các biểu thức đó.
- Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau; biểu thức chỉ có phép cộng, phép trừ thì tính lần lượt từ trái sang phải; biểu thức có phép cộng và phép nhân thì thực hiện phép nhân trước, thực hiện phép cộng sau.
Nếu m = 10, n = 5 , p = 2 thì
a) m + n + p = 10 + 5 + 2 = 15 + 2 = 17.
m + (n + p) = 10 + (5 + 2) = 10 + 7 = 17.
b) m - n - p = 10 - 5 - 2 = 5 - 2 = 3.
m - (n + p )= 10 - (5 + 2) = 10 - 7 = 3.
c) m + n x p = 10 + 5 x 2 = 10 + 10 = 20.
(m + n) x p = (10 + 5) x 2 = 15 x 2 = 30.
Bài 4: Độ dài các cạnh của hình tam giác là a, b, c
a) Gọi P là chu vi của hình tam giác. Viết công thức tính chu vi P của hình tam giác đó.
b) Tính chu vi của hình tam giác biết :
a = 5cm, b = 4cm và c = 3cm;
a = 10cm, b = 10cm và c = 5cm;
a = 6dm, b = 6dm và c = 6dm.
Hướng dẫn giải:
- Muốn tính chu vi tam giác ta lấy độ dài ba cạnh cộng lại với nhau.
- Thay chữ bằng số vào biểu thức a + b + c rồi tính giá trị của các biểu thức đó.
a) Công thức tính chu vi P của tam giác là: P = a + b + c.
b) Nếu a = 5cm, b = 4cm và c = 3cm thì P = 5cm + 4cm + 3cm = 12cm.
Nếu a = 10cm, b = 10cm và c = 5cm thì P = 10cm + 10cm + 5cm = 25cm.
Nếu a = 6dm, b = 6dm và c = 6dm thì P = 6dm + 6dm + 6dm = 18dm.
Bài tập minh họa
Bài 1: Tìm giá trị của m + n + p nếu
a) m = 6; n = 5; p = 29; b) m = 15; n = 10; p = 5.
Hướng dẫn giải:
- Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của các biểu thức đó.
- Biểu thức chỉ có phép cộng thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.
a) Nếu m = 6; n = 5; p = 29 thì m + n + p = 6 + 5 + 29 = 40.
b) Nếu m = 15; n = 10; p = 5 thì m + n + p = 15 + 10 + 5 = 30.
Bài 2: Tính giá trị của m x n x p nếu :
a) m = 8, n = 3 và p = 5; b) m = 20, n = 1 và p = 5.
Hướng dẫn giải:
- Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của các biểu thức đó.
- Biểu thức chỉ có phép nhân thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.
a) Nếu m = 8, n = 3 và p = 5 thì m x n x p = 8 x 3 x 5 = 24 x 5 = 120.
b) Nếu m = 20, n = 1 và p = 5 thì m x n x p = 20 x 1 x 5 = 100.
Bài 3: Cho biết m = 2, n = 8, p = 5 tìm giá trị biểu thức
a) m + n + p b) m - n - p c) m + n x p
m + (n + p) m - (n + p) (m + n) x p
Hướng dẫn giải:
- Thay chữ bằng số vào các biểu thức đã cho rồi tính giá trị của các biểu thức đó.
- Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau; biểu thức chỉ có phép cộng, phép trừ thì tính lần lượt từ trái sang phải; biểu thức có phép cộng và phép nhân thì thực hiện phép nhân trước, thực hiện phép cộng sau.
Nếu m = 25, n = 8, p = 7 thì
a) m + n + p = 25 + 8 + 7 = 33 + 7 = 40.
m + (n + p) = 25 + (8 + 7) = 25 + 15 = 40.
b) m - n - p = 25 - 8 - 7 = 17 - 7 = 10.
m - (n + p )= 25 - (8 + 7) = 25 - 15 = 10.
c) m + n x p = 25 + 8 x 7 = 25 + 56 = 81.
(m + n) x p = (25 + 8) x 7 = 33 x 7 = 231.
Hỏi đáp về Biểu thức có chứa ba chữ
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.