Bài 9: Thứ tự thực hiện các phép tính

Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa) làm thành một biểu thức. Khi tính toán, cần chú ý đến thứ tự thực hiện các phép tính. 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nhắc lại về biểu thức.

Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa) làm thành một biểu thức.

Chẳng hạn : \(5 + 3 - 2\)  ;       \(12 : 2 . 7 \)         hoặc \(4^2\) là các biểu thức.

Chú ý : 

a) Mỗi số cũng được coi là một biểu thức.

b) Trong biểu thức có thể có các dấu ngoặc để chỉ thứ tự thực hiện các phép tính.

1.2. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.

a) Đối với biểu thức không có dấu ngoặc 

  • Nếu chỉ có phép cộng, trừ hoặc chỉ có phép nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

VD: \(48 - 32 + 8 = 16 + 8 = 24 \);

       \(60 : 2 . 5 = 30 . 5 = 150.\)

  • Nếu có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân và chia, cuối cùng đến cộng và trừ. 

VD: \(4 . 3^2 - 5 . 6 = 4 . 9 - 5 . 6 = 36 - 30 = 6\)

b) Đối với biểu thức có dấu ngoặc

Nếu biểu thức có các dấu ngoặc : ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc tròn trước,rồi đến thực hiện phép tính trong dấu ngoặc vuông, cuối cùng thực hiện phép tính trong dấu ngoặc nhọn.

VD: \(100 : \{ 2 . [52 - (35 - 8) ]\} = 100 : \{ 2 . [ 52 - 27] \} = 100 : \{ 2 . 25 \} = 100 : 50 = 2\)

Kết luận:

  • Thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức không có dấu ngoặc: Lũy thừa ⇒ Nhân và chia ⇒ Cộng và trừ
  • Thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức có dấu ngoặc: ( ) ⇒ [ ] ⇒ { }              

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1: Thực hiện phép tính : \(6^2 : 4 . 3 + 2 . 5^2\)

Hướng dẫn: \(6^2 : 4 . 3 + 2 . 5^2 = 36 : 4 . 3 + 2 . 25 = 9 . 3 + 50 = 77\)

Bài 2: Thực hiện phép tính : \(150 : \{ 3 . [ 47 - ( 38 + 4 ) ] \}\)

Hướng dẫn: \(150 : \{ 3 . [ 47 - ( 38 + 4 ) ] \} = 150 : \{ 3 . [ 47 - 42 ] \} = 150 : \{ 3 . 5 \} = 150 : 15 = 10\)

Bài 3: Tìm số tự nhiên x, biết : \(( 6x - 39 ) : 3 = 201\)

Hướng dẫn: \((6x - 39 ) : 3 = 201 \)

Suy ra : 

\((6x -39 ) = 201 . 3\)

\(6x - 39 = 303\)

\(6x = 303 - 39 = 264\)

\(x = 44\)

3. Luyện tập Bài 9 Chương 1 Số học 6 Tập 1

Qua bài giảng Thứ tự thực hiện các phép tính này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như : 

  • Nắm vững thứ tự thực hiện các phép tính để làm các bài toán liên quan

3.1 Trắc nghiệm về Thứ tự thực hiện các phép tính

Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 6 Chương 1 Bài 9 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 6 - Câu 15: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2 Bài tập SGK về Thứ tự thực hiện các phép tính

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 6 Chương 1 Bài 9 sẽ giúp các em nắm được các phương pháp giải bài tập từ SGK Toán 6 tập 1

Bài tập 106 trang 18 SBT Toán 6 Tập 1

Bài tập 73 trang 32 SGK Toán 6 Tập 1

Bài tập 104 trang 18 SBT Toán 6 Tập 1

Bài tập 82 trang 33 SGK Toán 6 Tập 1

Bài tập 81 trang 33 SGK Toán 6 Tập 1

Bài tập 80 trang 33 SGK Toán 6 Tập 1

Bài tập 79 trang 33 SGK Toán 6 Tập 1

Bài tập 78 trang 32 SGK Toán 6 Tập 1

Bài tập 77 trang 32 SGK Toán 6 Tập 1

Bài tập 76 trang 32 SGK Toán 6 Tập 1

Bài tập 75 trang 32 SGK Toán 6 Tập 1

Bài tập 74 trang 32 SGK Toán 6 Tập 1

4. Hỏi đáp Bài 9 Chương 1 Số học 6 Tập 1

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em. 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?