Bài 5: Luyện tập Tính chất hóa học của oxit và axit

Nội dung bài giảng ôn tập lại toàn bộ tính chất hóa học của hai nhóm chất cơ bản của hóa học vô cơ là Oxit và Axit. Vậy giữa oxit và axit liên hệ với nhau như thế nào chúng ta cùng nhau hệ thống lại qua bài hoc sau:

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tính chất hóa học của Oxit

Mối liên hệ giữa oxit axit và oxit bazơ

Hình 1: Mối liên hệ giữa oxit axit và oxit bazơ

Các phản ứng minh họa tính chất hóa học của Oxit

(1). CuO + 2HCl → CuCl2 + H2

(2) .CO2 + Ca(OH)→ CaCO3  + H2O

(3). CaO + CO→ CaCO3

(4). Na2O + H2O → 2NaOH 

(5). P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

1.2. Tính chất hóa học của Axit

Tính chất hóa học của Axit

Hình 2: Tính chất hóa học của Axit

Các phản ứng minh họa tính chất hóa học của Axit

(1). 2HCl + Mg → MgCl2 + H2 .

(2). 3H2SO4 + Fe2O→ Fe2(SO4)3 + 3H2O

(3). 3HCl + Fe(OH)→ FeCl3+ 3H2O

1.3. Tổng kết

Sơ đồ tư duy bài luyện tập tính chất hóa học của Oxit

Hình 2: Sơ đồ tư duy bài luyện tập tính chất hóa học của Oxit

Tính chất hóa học của Axit

Hình 3: Tính chất hóa học của Axit

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Cho các chất sau : SO2, Fe2O3, K2O, BaO, P2O5 . Hãy cho biết những chất nào tác dụng được với:

a. Nước                         

b. Axit clohiđric 

c. Kalihđroxit .

Hướng dẫn:

a. Những chất tác dung với nước là: SO2, K2O, BaO, P2O5 .

SO2 + H2O → H2SO3 

K2O + H2O → 2KOH

BaO + H2O → Ba(OH)

P2O5 +3H2O → 2H3PO4 

b. Những chất tác dụng với HCl là: Fe2O3, K2O, BaO .

6HCl + Fe2O3 → 2FeCl3+ 3H2

2HCl + K2O → 2KCl+ H2O

2HCl  + BaO → BaCl2 + H2

c. Những chất tác dụng với dd KOH: SO2, P2O5 .

2KOH + SO2 → K2SO3 + H2

6KOH + P2O5 → 2K3PO4 + 3H2

Bài 2:

Cho 1,12 lít khí CO2(đktc) tác dụng vừa hết với 100ml dung dịch Ba(OH)2, sản phẩm là BaCO3 và H2O.

  1. Viết phương trình hóa học xảy ra.
  2. Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng.
  3. Tính khối lượng chất kết tủa thu được.

Hướng dẫn:

a. CO2    +      Ba(OH)2 →  BaCO3   +    H2O

b. \({n_{C{O_2}}} = \frac{V}{{22,4}} = \frac{{1,12}}{{22,4}} = 0,05(mol)\)

CO2    +      Ba(OH)2 →       BaCO3       +    H2O

1mol           1mol                   1mol

0,05mol      0,05mol              0,05mol

\({C_M} = \frac{n}{V} = \frac{{0,05}}{{0,1}} = 0,5M\)

c. Khối lượng BaCO3 thu được:

\({m_{BaC{O_3}}} = n.M = 0,05.197 = 9,85(g)\)

Bài 3:

Lập công thức hóa học của một oxit kim loại hóa trị II biết rằng cứ 30ml dung dịch HCl nồng độ 14,6% thì hòa tan hết 4,8g oxit đó.

Hướng dẫn:

Đặt công thức hóa học của kim loại cần tìm là: RO.

Phương trình hóa học của phản ứng: RO + 2HCl → RCl2 + H2O

Số mol axit HCl: nHCl = 30.14,6100.36,5 = 0,12 mol 

Số mol oxit : nRO = 0,12 : 2 = 0,06 mol 

Khối lượng mol của oxit là 4,8 : 0,06 = 80g

Phân tử khối của oxit là RO = 80 

Nguyên tử khối của R bằng: 80 – 16 = 64 đvc. 

Bài 4:

Cho 14,5 gam hỗn hợp (Fe, Zn, Mg) tan hết trong H2SO4 loãng , thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch A.Cô cạn dung dịch A thu được m (gam) muối.

a) Tính m = ?       

b) Tính V lít H2SO4 2M

Hướng dẫn:

a. Số mol khí H2 sinh ra là:  \(n = \frac{V}{{22,4}} = \frac{{6,72}}{{22,4}} = 0,3(mol)\)

\({n_{{H_2}}} = {n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,3(mol)\)

áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

   mhỗn hợp kim loại + maxit  = mmuối + mH2

⇔ 14,5 + 0,3.98 = m + 0,3.2

⇒ m = 43,3 (gam)

b. Thể tích H2SO4 đã dùng là:

\({C_M} = \frac{n}{V} \Rightarrow V = \frac{n}{{{C_M}}} = \frac{{0,3}}{2} = 0,15(lit)\)

 

3. Luyện tập Bài 5 Hóa học 9

Sau bài học cần nắm: tính chất hóa học của hai nhóm chất cơ bản của hóa học vô cơ là Oxit và Axit. 

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 5 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 9 Bài 5.

Bài tập 1 trang 21 SGK Hóa học 9

Bài tập 2 trang 21 SGK Hóa học 9

Bài tập 3 trang 21 SGK Hóa học 9

Bài tập 4 trang 21 SGK Hóa học 9

Bài tập 5 trang 21 SGK Hóa học 9

Bài tập 5.1 trang 7 SBT Hóa học 9

Bài tập 5.2 trang 8 SBT Hóa học 9

Bài tập 5.3 trang 8 SBT Hóa học 9

Bài tập 5.4 trang 8 SBT Hóa học 9

Bài tập 5.5 trang 8 SBT Hóa học 9

Bài tập 5.6 trang 8 SBT Hóa học 9

Bài tập 5.7 trang 8 SBT Hóa học 9

4. Hỏi đáp về Bài 5 chương 1 Hóa học 9

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa Chúng tôi thảo luận và trả lời nhé.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?