Bài 10: Một số muối quan trọng

Ở bài học trước các em đã biết những tính chất hóa học của muối. Và chúng ta cũng đã biết trong thực tế hợp chất muối có rất nhiều. Bài học hôm nay các em sẽ được nghiên cứu hợp chất muối quan trọng là Natriclorua và Kali nitrat. Vậy các muối này có những tính chất gì và ứng dụng ra sao? Để hiểu được ta vào bài mới.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Muối Natriclorua (NaCl = 58,5)

1.1.1. Trạng thái thiên nhiên

  • Trong nước biển thành phần chủ yếu là NaCl. (1m3 nước biển chứa 27kg NaCl, 5kg MgCl2, 1kg CaSO4 và một số muối khác).
  • Muối NaCl còn có trong các mỏ muối.

1.1.2. Cách khai thác

  • Cho nước biển (mặn) bay hơi từ từ → Muối kết tinh.
  • Đào hầm, đào giếng sâu qua các lớp đất đá → Đem muối mỏ nghiền nhỏ → Tinh chế để có muối sạch.

Ruộng muối

Hình 1: Ruộng muối

1.1.3. Ứng dụng

Ứng dụng của muối NaCl

Hình 2: Ứng dụng của muối NaCl

1.2. Muối Kali nitrat (KNO3 = 101)

Kali nitrat còn có tên gọi khác là Diêm tiêu, là chẩt rắn màu trắng

1.2.1. Tính chất

Muối KNO3 tan nhiều trong nước, bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Muối KNO3 có tính chất ôxi hóa mạnh.

2KNO3    →     2KNO2 + O2

1.2.2. Ứng dụng

  • Chế tạo thuốc nổ đen .
  • Làm phân bón (cung cấp nguyên tố nitơ và kali cho cây trồng)
  • Bảo quản thực phẩm trong công nghiệp.

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Viết các phương trình phản ứng hóa học theo sơ đồ sau:

Na2O →  NaOH →  Na2SO3 → SO2 → K2SO3

Hướng dẫn:

Na2O + H2O → 2NaOH 

SO2 + 2 NaOH → Na2SO3+ H2O 

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2

SO2 + K2O → K2SO3 

Bài 2:

Hoà tan trong nước 0,325g một hỗn hợp gồm 2 muối Natriclorua và Kaliclorua. Thêm vào dung dịch này một dung dịch bạc Nitrat lấy dư - Kết tủa bạc clorua thu được có khối lượng là 0,717g. Tính thành phần phần trăm của mỗi chất trong hỗn hợp.

Hướng dẫn:

Gọi MNaCl là x và mKCl là y ta có phương trình đại số:

x + y = 0,35 (1)

Phương trình hóa học:       

NaCl + AgNO3 → AgCl  + NaNO3

KCl + AgNO3 → AgCl  + KNO3

Dựa vào 2 phương trình hóa học ta tìm được khối lượng của AgCl trong mỗi phản ứng:

m’AgCl = x .\(\frac{{{M_{AgCl}}}}{{{M_{NaCl}}}}\)= x . \(\frac{{143}}{{58,5}}\)= x . 2,444

mAgCl = y .\(\frac{{{M_{AgCl}}}}{{{M_{kcl}}}}\)= y . \(\frac{{143}}{{74,5}}\)= y . 1,919

=> mAgCl = 2,444x + 1,919y = 0,717                 (2)

Từ (1) và (2) => hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l} x + y = 0,325\\ 2,444x + 1,919y = 0,717 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 0,178\\ y = 0,147 \end{array} \right.\)

=> % NaCl = \(\frac{{0,178}}{{0,325}}\).100% = 54,76%

% KCl = 100% - % NaCl = 100% - 54,76% = 45,24%.

Vậy trong hỗn hợp: NaCl chiếm 54,76%, KCl chiếm 45,24%

3. Luyện tập Bài 10 Hóa học 9

Sau bài học cần nắm: hợp chất muối quan trọng là Natriclorua và Kali nitrat có những tính chất gì và ứng dụng ra sao?

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 10 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 9 Bài 10.

Bài tập 1 trang 36 SGK Hóa học 9

Bài tập 2 trang 36 SGK Hóa học 9

Bài tập 3 trang 36 SGK Hóa học 9

Bài tập 4 trang 36 SGK Hóa học 9

Bài tập 5 trang 36 SGK Hóa học 9

Bài tập 10.3 trang 13 SBT Hóa học 9

Bài tập 10.1 trang 13 SBT Hóa học 9

Bài tập 10.2 trang 13 SBT Hóa học 9

Bài tập 10.4 trang 13 SBT Hóa học 9

Bài tập 10.5 trang 13 SBT Hóa học 9

4. Hỏi đáp về Bài 10 chương 1 Hóa học 9

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa Chúng tôi thảo luận và trả lời nhé.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?