Tổng ôn chủ đề Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập Địa lí 12

VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

I. Kiến thức cốt lõi

1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế -xã hội

- Bối cảnh: Tình hình quốc tế ,trong nước phức tạp,nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài.

- Diễn biến: Công cuộc đổi mới manh nha từ năm 1979,được khẳng định và đẩy mạnh  từ sau Đại hội Dảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986. Đổi mới theo 3 xu thế.

- Thành tựu: Đưa nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế,lạm  phát được đẩy lùi ,tăng trưởng kinh tế khá cao ,cơ cấu kinh tế chuyeerndichj theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa ,cơ cấu kinh tế  lãnh thổ có nhiều chuyển biến rõ nét;đạt được thành tựu to lớn về xóa đói giảm nghèo,đời sống nhân dân được cải thiện

2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực

- Bối cả nh: Toàn càu hóa là một xu thé tất yểu. Một số dáu mốc quan trọng:

- Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hệ đầu năm 1995.

- Gia nhập ASEAN tháng 7 năm 1995.

- Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

- Hoàn thành đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương(TPP)tháng 10 năm 2015

- Thành tựu đạt được:Thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài ,đẩy mạnh hợp tác quốc tế.bảo vệ môi trường,an ninh khu  vực ,hoạt động giao thương.

3. Một sõ định hướng chính đế đấy mạnh công cuộc đồi mới

- Thực hiện tăng trường đi đôi với xoá đói giảm nghèo.

- Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa gắn với phát triển nèn kinh té tri thức.

- Đẩy mạnh phát triển y té giáo dục, đẩy lùi các tệ nạn xã hội và các mặt trái của kinh tế thị trường

- Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường.

II. Luyện tập

Câu 1. Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưímg như thế nào đến công cuộc đổi mới ở nước ta?

Hướng dẫn trả lời

- Bổi cảnh

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, kĩ thuật
Xu hướng tăng cường quan hệ, liên kết quốc tể, mở' rộng giao lưu giữa các khu vực và quốc gia.
Tình hỉnh quổc tế diễn biến hết sức phức tạp (Nhiều nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô tiến hành cải cách nhưng không thành công. Liên Xfl, thành trì cùa phe XHCN tan rã, nhiỄu nước XHCN khác chuyển đổi nên kinh tễ và đường lối phát triển,...

Ảnh hướng đến công cuộc đổi mới của nước ta

Học tập được các kinh nghiệm sản xuất, tranh thủ được các nguôn lực bên ngoài để phát

triển sản xuẩt. Nhận thức: Đổi mới ở nước ta ià tát yéu, căn đẩy nhanh hoà nhập, đổi mới nhanh chóng và toàn diện nền kính tế - xã hội đẩt nước.

Nước ta học tập được kinh nghiệm cùa các nước đỂ chọn hướng đổi mói đúng đắn, đưa công cuộc đối mới của nước ta đến thành công.
Bối cảnh quốc tế đặt nền kinh té nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh   tế phát triển hơn trong khu vực và trên thế giới, cần phải có đốt sách phù hợp đế phát triến nhanh và bền vững.

Câu 2. Hãy tìm các dẫn chứng về  thành tựu của công cuộc đổi mới ử nước ta?

Hướng dẫn trả lời

Một số thành tựu của công cuộc Đối mới ờ nước ta:

Lạm phát được đẩy lùi, nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoàng kinh tế - xã hội kéo đài.

Tỗc độ tăng trưởng GDP khá cao: Từ 0,2% ờ giai đoạn 1975 - 1980 tăng lên 6% vào năm 1988 và đạt mức trung bình trên 8% từ 2005 đến nay.

Cơ cấu kinh tễ chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong cơ cáu, tí trọng cùa công nghiệp - xây dựng tăng nhanh nhất, tiếp đến là tì trọng của khu vực dịch vụ; tì trọng cùa khu vực nông - lâm - ngư có xu hướng giảm.
Cơ cấu kinh tễ theo lãnh thổ chuyển biến rô nét: trên cả nưác hình thành 3 vùng kinh tế trọng điếm, các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ quan trọng.
Đạt được nhiều thành tựu trong xoá đói, giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.

Câu 3. Nước ta đi lên từ một nước chủ yếu là

A. nông nghiệp.               

B. ngư nghiệp.                 

C. lâm nghiệp.                  

D. công nghiệp nhẹ.

Câu 4. Đường lối Đổi mới của nước ta được khẳng định từ

A. năm 1976.                    

B. năm 1986.                     

C. năm 1996.                    

D. năm 2006.

Câu 5. Công cuộc Đổi mới của nước ta không phải diễn ra theo xu thế

A. dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.                  

B. phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

C. phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.                                        

D. tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

Câu 6. Để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới, nước ta phải

A. tăng nhanh tỉ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu GDP.  

B. đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạị hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. 

C. thực hiện đầy đủ những cam kết của lộ trình AFTA.                                     

D. tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế và khu vực.

Câu 7. Công cuộc Đổi mới ở nước ta diễn ra trước tiên trong lĩnh vực

A. công nghiệp.                

B. dịch vụ.                        

C. du lịch                         

D. nông nghiệp.

Câu 8. Biểu hiện rõ nhất thể hiện tình trạng khủng hoảng kinh tế của nước ta trước thời kỳ Đổi mới là

A. nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.                               

B. lạm phát kéo dài và có thời kì luôn ở mức 3 con số.                                      

C. sản xuất bị đình trệ, cung cầu mất cân đối.           

D. tốc độ tăng trưởng GDP rất thấp.

Câu 9. Xu thế toàn cầu hóa đã tạo điều kiện cho nước ta

A. có thể cạnh tranh với các nền kinh tế khác.           

B. tham gia các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới.    

C. đổi mới toàn diện hệ thống kinh tế - xã hội.                  

D. tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài.

Câu 10. Thành tựu kinh tế được đánh giá là to lớn nhất ở nước ta sau hơn 30 năm Đổi mới là

A. cơ cấu ngành kinh thế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển mạnh.                         

C. kinh tế tăng trưởng liên tục.                                 

D. sự phân hóa giàu nghèo có xu hướng giảm.

Câu 11. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa được coi là một trong những

A. xu thế của công cuộc Đổi mới.                              

B. định hướng của công cuộc Đổi mới.      

C. giải pháp quan trọng của Đổi mới.                         

D. thành tựu quan trọng của Đổi mới.

Câu 11. Tham gia hội nhập khu vực và quốc tế làm cho nền kinh tế nước ta

A. ở vào thế cạnh tranh quyết liệt với các nước.        

B. đứng trước những thách thức gay gắt.  

C. có nhiều thời cơ và vận hội mới.                           

D. có nhiều thời cơ nhưng cũng nhiều thách thức.

Đáp án

3-A

4-B

5-C

6-B

7-D

8-B

9-D

10-C

11-A

12-D

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn chủ đề Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?