Lý thuyết ôn tập chủ đề Địa lí tự nhiên nước ta - Đất nước nhiều đồi núi Địa lí 12

ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI

I. Kiến thức cốt lõi

- Đặc điểm chung của địa hình

- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng.
- Địa hình của vùng nhiệt đói ẩm gió mùa.
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con ngưòi.

- Các khu  vực đại hình

- Khu vực đồi núi: Đặc điếm của 4 vùng núi: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.
- Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du.
- Khu vực đòng bằng gốm đồng bằng châu thó sông và đồng bằng ven biển miền Trung.

- Thế  mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong phát triẽn kinh tế -xã hội

- Khu vực đồi núi

- Thế mạnh vè khoáng sản, thuỷ năng, rừng, đẩt trông và đồng cỏ, du lịch vói nhiều điều kiện phát triển du lịch sình thái, nghỉ dư&ng, tham quan...
- Hạn chế: Địa hình chia cắt hiểm trờ cản trở giao thông vận tải, khai thác tài nguyên, giao lưu kinh tế. - Nhiều thiên tai: Lũ quét, xói mòn, mưa đá, sương muối...

- Khu vực đồng bằng

- Thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đói đa dạng, với nhiêu loại nông sản có giá trị xuất khấu cao; cho quy hoạch phát triển các đô thị, khu công nghiệp, các trung tâm thương mại; cho giao lưu kinh tế - xã hội...
- Hạn chẽ: Nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán...

II. Luyện tập

Cân 1. Nêu đặc điểm chung cùa địa hình Việt Nam?

Hướng dẫn trả lòi

- Địa hình đồi núi chiẽin phần lớn diện tích, nhung chủ yếu là đôi núi thãp:

- Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, làm cho thiên nhiên nước ta mang đặc trưng của đất nước có nhiều đồi núi. Nhưng chủ yếu là đồi núi tháp với hơn 60% diện tích cả nước, núi cao trên 2000m chỉ chiêm khoảng 1%.                               

- Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích đát đai chạy dọc ven biển, mở rộng ở Bẳc Bộ và Nam Bộ.

- Cấu trúc địa hình nírớc ta khá đa dạng:

- Địa hình nước ta được vận động tân kiển tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính Tây Bẳc-Đông Nam và hướng vòng cung.
- Hướng Tây Bắc - Đông Nam là hướng của các dãy núi vùng Tây Bắc, Bác Trưởng Sơn (từ hưu ngạn sông Hồng đễn dãy Bạch Mã] và các hệ thống sông chính (như sông Hông, sông Đà, sông Mã, sông Cả...).                                                     
- Hướng vòng cung: Là hướng của các dãy núi, các sông của vùng núi Đông Bác Ví dụ vòng cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Trieu); hướng chung của địa hình Nam Trung Bộ...

- Địa hình cùa vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

- Xâm thực mạnh ờ vùng đồi núi:                                                                                                    
- Địa hình bị xói mòn, cắt xé, chia cắt rát mạnh do lượng mưa lớn và tập trung theo mùa
- Nhiều hiện tượng đất trượt đá lở.
- Nhiều quá trình cacxtơ, xuất hiện nhiêu hang động, thung khô .

- Bồi tụ nhanh ở đông bằng hạ lưu sông.                                                                                     

- Trên bề mặt địa bình, nơi ít có tác động của con người khai thác rừng, thường có cây cối rậm rạp che phủ.                     
- Dưới rừng là lớp vỏ phong hoá đày, vụn bờ được hình thành trong môi trường nóng ẩm, gió mùa, lượng mưa lớn.

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

- Qua các hoạt động kinh tế như làm đường giao thông, khai thác đá... con người đã góp phần phá huỷ địa hình.                    
- Con người tạo ra nhiều địa hình nhân tạo như đê, đập, hồ chứa nước, kênh rạch.

Câu 2. Hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.

Hướng dẫn trả lời

ĐẶC ĐIỂM

TÂY BẮC

ĐÔNG BẮC

Vị trí

Nằm giữa sông Hồng và sông Cả

Nằm ở tả ngạn sông Hồng

Đặc điểm chung

Là khu vực địa hình cao nhất nước

Địa hình núi thấp chiẽm phần lớn

 

ta cùng những sơn nguyên đá vôi hiếm trở nằm song song và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

diện tích, cấu trúc địa hình nổi bật các cánh cung lớn hlnh rẻ quạt, chụm đẵu ở Tam Đảo, mở ra vê phía Bắc vả Đông.

Phố biến địa hình cacxtơ.

Các dạng địa hình chính

Có 3 dải địa hình chính:

+ Phía Đông: Dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ có đính Phanxìpãng 3143tn được coi là nóc nhà Đông Dương.

+ Phía Tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào từ Khoan La San đến sông Cả mà tiêu biểu là dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt-Lào.

+ Ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen lẫn các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi Phong Thổ, Tả Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu.

Tiếp nối là vùng đồi núi Ninh Bình, Thanh Hoá có dãy Tam Điệp chạy sát đông bằng sông Mã.

Các bồn trũng mở rộng thành các cánh đ&ng Nghĩa Lộ, Điện Biên.

Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng Tây Bắc - Đông Nam: sông Đà, sông Mã, sông Chu.

Có 4 cánh cung lớn: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Son, Đông Trièu.

- Một số đinh núi cao trên 2000m nằm ờ thượng nguồn sông Chảy như Tây Côn Lĩnh 2419m, Kiều Tuyết Lĩnh 2711m, Pu Tha Ca 2274m.

- Giáp biên giới Việt - Trung là địa hình cao trên lOOOm của các khối núi đá vôi đò sộ Hà Giang, Cao Bằng.

Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500- 600m. Giáp đông bằng là vùng đồi trung du thấp dưới 100m

Các dòng sông chảy theo hưởng vòng cung như sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

 

Câu 3. Địa hình vùng núi Bắc Trường Sơn và vùng núi Nam Trường Sơn khác nhau thể nào?

Hướng dẫn trả lời

Đặc điểm

BẲC TRƯỜNG SƠN

NAM TRƯỜNG SƠN

Vị trí

Từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.

Từ phía Nam Bạch Mâ đến vĩ tuyến 11độB

Đặc điếm chung

- Gồm nhiễu dãy núi song song và so le theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

- Thấp và hẹp ngang. Chỉ nâng cao ở hai đầu, thấp ờ giữa.

Gồm các khối núi và cao nguyên hướng vòng cung quay bề lồi ra biến (các khối núi và dãy núi tiếp nhau hướng Tây Bắc - Đông Nam, Bắc - Nam, Đông Bắc - Tây Nam).

- Độ cao lớn hơn, mở rộng hơn so với Bắc Trường Sơn.

- Giữa 2 sườn Đông - Táy cod sự bất đối xứng rô rệt hơn so với Bắc Trường Sơn.

Các dạng địa hình chính

Phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ An.

Giữa là vùng núi đá vôi Quảng Bỉnh (Kẻ Bàng).

- Phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên - Huế. Mạch núi cuối cùng là dãy núi Bạch Mã là ranh giới vói vùng núi Nam Trường Son được coi là bức bình phong ngăn cản ảnh hường của các khói khí lạnh từ phương bắc ảnh hưởng đến các tỉnh thành phía Nam từ Đà Nắng trở vào.

- Phía Đông là các khối núi Kon Tum, khối núi cực nam Trung Bộ có địa hình mở rộng và nâng cao, dóc vẽ phía Đông.

- Phía Tây là các cao nguyên khá bằng phẳng, cao khoảng 500-800- lOOOm như Piâycu, Đăk Lăk, Kon Tum, Mơ Nông, Di Linh và các bán bình nguyên xen đồi...

 

Câu 4. Đồng bằng sông Hông và Đồng bằng sông cửu Long có những điểm gì giống và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất?

Hướng dẫn trà lòi

- Giống nhau

- Đều được tạo thành và phát triển do phù sa sông ngòi bôi tụ dân trên một vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng tạo thành.

- Địa hình thấp, tương đổi bằng phẳng.

- Là các đòng bằng châu thó rộng lớn nhất nước ta, đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là lúa gạo.

- Khác nhau    

 

ĐÕNG BẮNG SÔNG HỒNG

ĐÕNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Diện tích

Khoảng 15 nghìn km2 (1,5 triệu ha).

Khoảng 40 nghìn km2 (4 triệu ha).

Được bồi tụ bởi phù sa

Hệ thóng sông Hồng và sông Thâi Bình.

Sông Tièn và sông Hậu.

Địa hình

Cao phía Tây và Tây Bắc, thấp dần ra biển.

Có một số khu vực tháp trũng hoặc gù đồi cao hon so với bề mặt chung của đồng bằng.

Có hệ thống đê chia cắt đồng bằng ra làm nhièu ô.

- Địa hình tương đối bẳng phẳng, thấp dàn từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

- Phăn lớn lãnh thố địa hình thấp trũng. Nhìn chung tháp và bằng phẳng hơn Đồng bằng sông Hông.

- Có hệ thống kênh rạch chằng chịt

Đất đai

Đồng bằng chủ yếu là đãt phù sa không được bồi đắp thường xuyên (đất trong đê).

Ven sông có đất phù sa được bồi đắp thường xuyên (đát ngoài đê) với diện tích không lớn.

Ven đồng bằng có đất phù sa cổ bạc màu.

- Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp thường xuyên.

- Tính chất đất phức tạp với 3 loại đẫt chính là đăt phù sa, đất phèn và đất mặn.

Khó khăn

Hệ thống đê chia cắt tạo ra các ruộng bậc cao bạc màu và các vùng trũng ngập nước trong mùa mưa.

- Mùa lũ nước ngập trên diện rộng. Nhiều vùng trũng, đẳm lầy ngập nước quanh năm.

- Địa hình thấp kết hợp mùa khô kéo dài, nước triều xâm nhập mạnh làm 2/3 diện tích đông bằng bị nhiễm mặn.

 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết ôn tập chủ đề Địa lí tự nhiên nước ta - Đất nước nhiều đồi núi Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?