Tổng ôn chủ đề Cơ cấu ngành công nghiệp Địa lí 12

CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP

I. Kiến thức cốt lõi

1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành

+ Có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp. Gồm nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành), nhóm sản xuất , phân phối điện, khí đốt, nước (2 nghành).

+ Trong đó nổi bật một số nghành công nghiệp trọng điểm. Là các nghành có thể mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và có tác động mạnh mẽ đến phát triển các nghành kinh tế khác; có thế mạnh về tài nguyên,nguồn  nguyên liệu, lao động và thị trường tiêu thụ.

Cơ cấu nghành công nghiệp của nước ta đang chuyển dịch rõ rệt theo hướng tích cực và dần được hoàn thiện nhằm thích nghi với tình hình mới và có thể hội nhập vào khu vực và thế  giới.

2. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ

- Hoạt động công nghiệp tập trung ở một số khu vực

+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công  nghiệp cao nhất cả nước.Từ Hà Nội,hoạt  động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc  các tuyến giao thông huyết mạch

+ Ở Nam Bộ hình thành một số dải công nghiệp có hướng chuyên môn hóa rất đa dạng.Nổi bật một số nghành non trẻ nhưng phát triển mạnh như khai thác dầu khí ,sản xuất điện,phân đạm từ khí;các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như Sài Gòn,Biên Hòa,Vũng Tài,Thủ Dầu Một.

+ Dọc Duyên hải miền Trung  có rải rác một số trung tâm công nghiệp như Đà Nẵng,Vinh,Qui Nhơn,Nha Trang…

+ Ở khu vực còn lại,nhất là vùng núi,công nghiệp phát triển chậm,phân bố phân tán ,rời rạc.

- Những  khu vực tập trung công nghiệp thường có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào,nguồn lao động có tay nghề,thị trường,kết cấu hạ tầng (nhất là giao thông) và vị trí địa lí thuận lợi.

3. Cơ cấu công nghiêp theo thành phần kinh tế

Gồm 3 thành phần:Khu vực Nhà nước (Trung ương  và địa phương); khu vực ngoài Nhà nước (tập thể, tư nhân và cá thể); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài .

Xu hướng thay đổi: Giam tỉ trọng của khu vực Nhà nước; tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

II. Luyện tập

Câu 1. Chứng minh rằng cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng?

Hướng dẫn trà lời 

- Theo cách phân loại hiện hành, nươc ta có 29 ngành công nghiệp được chia thành 3 nhóm.

- Nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành) như ngành khai thác than, khai thác dâu khí, khai thác quặng kim loại, khai thác đá và mỏ khác.

- Nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) trong đó tiêu biểu là các ngành sản xuất: máy móc thiết bị; thiết bị điện; radio, tivi và thiết bị truyền thông; thiết bị văn phòng máy tính; thực phầm và đồ uống; các sản phẩm dệt - da - giả da; giấy và các sản phẩm bằng giấy; gỗ và lâm sàn...

- Nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).

- Trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta nối bật một số ngành công nghiệp trọng điểm

- Là các ngành:

+ Có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh té xã hội và có tác động mạnh mẽ đến phát triển các ngành kinh tế khác.

- Có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nguyên liệu, lao động và thị trường tiêu thụ. 

- Tiêu biểu là các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp dệt may, công nghiệp hóa chất - phân bón - cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí - điện tử...

Câu 2. Tại sao nước ta có sự chuyến dịch cơ cău công nghiệp theo ngành? Trình bày phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?

Hướng dẫn trả lời                                                                                                                              ,

- Sự' chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có xu hướng tăng mạnh mẽ tỉ trọng cong nghiệp chê biến (năm 2005 chiếm 83,2%) là kết quả tác động tống hợp của nhiều nhân tố. 

- Đường lối phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước                                  .

- Thị trường. Thị trường đóng vai trò điều tiết sản xuất Thị trường biến động làm sản xuất phải thay đổi theo cả về năng lực sản xuất và cơ cấu sàn phẩm, tức là cơ cấu ngành thay đổi 

- Các nguồn lực tự nhiên và kinh té xã hội cả trong nước và ngoài nước.

- Xu thế chung cua thời đại. Trong xu hướng toàn cầu hoá, cơ cấu ngành của công nghiệp:

- Co sự chuyến dịch nhằm thích nghi với tình hình mới và có thể đầy mạnh công cuộc hội nhập kinh tế nước ta vào thị trường thế giới và khu vực. 

- Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta

❖ Xây dựng một cơ cẩu ngành công nghiệp tương đối lính hoạt thích nghi vói cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển kinh tẽ của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới. 

- Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng: Chế biến nông - lâm - thủy sán, sàn xuất hàng tiêu dùng, khai thác và chế biến dầu khí, đưa công nghiệp điện lực đi trước một bước ,các nghành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

- Đầu tư theo chiều sâu,đổi mới trang thiết bị…..

Câu 3: Hãy nêu nhận xét về cơ cấu công nghiệp theo thành phaafn kinh tế của nước ta?

Hướng dẫn trả lời:

a> Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế gồm 3 thành phần:

+ Khu vực kinh tế Nhà nước gồm công nghiệp  Trung ương và công nghiệp địa phương.

+ Khu vực ngoài Nhà nước gồm công nghiệp của tập thể, tư nhân và cá thể.

+ Khu vực có vốn đầu tư  nước ngoài.

b> Xu hướng chung của sự thay  đổi công nghiệp theo thành phần kinh tế là:giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước,tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước ,đặc biệt là  khu vực có vốn đầu tư nước ngoài .

Năm 2005 tỉ trọng  trong giá trị sản xuất công nghiệp ở nước ta của 3  khu vực tương ứng là : 25,1%, 31,2% và 43,7 %.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn chủ đề Cơ cấu ngành công nghiệp Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?