Tổng ôn Học thuyết tiến hóa của Dacuyn Sinh 12

HỌC THUYẾT TIẾN HÓA CỦA ĐACUYN

A. Lý thuyết

1. Chọn lọc nhân tạo

- Động lực chọn lọc nhân tạo (nguyên nhân): Đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của con người.

- Cơ sở chọn lọc nhân tạo: Dựa vào tính biến dị và di truyền:

+ Biến dị: Cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.

+ Di truyền: Tạo điều kiện tích lùy các biến dị có lợi qua các thê hệ.

+ Nội dung chọn lọc nhân tạo (thực chất là chọn lọc nhân tạo): Là quá trình gồm hai mặt được tiến hành song song:

+ Đào thải các cá thể mang biến dị bất lợi (mặt chủ yếu).

+Tích lũy các cá thể mang biến dị có lợi, phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người.

- Kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo:

+ Hình thành mọi đặc điểm thích nghi của vật nuôi, cây trồng đối với nhu cầu con người: Do chọn lọc nhân tạo trên cơ sở tính biến dị và di truyền làm cho những biến dị có lợi ban đầu xuât hiện nhỏ nhặt, ở từng cá thể riêng lẻ trở nên sâu sẩc và phổ biến trong phạm vi các nòi, các thứ vật nuôi, cây trồng.         

+ Biến dị + di truyền +chọn lọc nhân tạo = Thích nghi

+ Hình thành tính da dạng: Do tác dụng của phân li tính trạng

+ Nguyên nhân phân li tính trạng: Do nhu cầu và thị hiếu của con người đa dạng và không giới hạn nên họ đã chọn lọc theo chiều hướng khác nhau.

+Kết quả phân li tính trạng: Từ một vài dạng tổ tiên hoang dại ban đầu hình thành các dạng sinh vật khác nhau và khác xa với tổ tiên của chúng.

+ Ví dụ: Sự phân li tính trạng ở cải.

+ Biến di +di truyền +chọn lọc nhân tạo +phân li tính trạng = Đa dạng

2. Chọn lọc tự nhiên:

- Động lực chọn lọc tự nhiên (nguyên nhân): Do sinh vật phải đấu tranh sinh tồn với nhân tố chọn lọc là môi trường sống.

- Cơ sở của chọn lọc tự nhiên: Dựa vào tính biến dị và di truyền của sinh vật:

+Tính biến dị: Các biến dị cá thể là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình chọn lọc.

+Tính di truyền: Qua sinh sản, các biến bị có lợi với bản thân sinh vật được bảo tồn, tích lũy qua các thế hệ.

- Nội dung quá trình chọn lọc tự nhiên: (Thực chất của chọn lọc tự nhiên) là quá trình gồm 2 mặt được tiến hành song song nhau:

+Đào thải các cá thể mang biến dị có hại.

+ Tích lũy các cá thể mang biến dị có lợi.

- Kết quả chọn lọc tự nhiên:

+ Hình thành mọi đặc điểm thích nghi của sinh vật đôi với môi trường sống: Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền đã là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.

+ Biến dị +di truyền +chọn lọc tự nhiên = thích nghi

+ Hình thành tính đa dạng: Theo Đacuyn loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.

+Nguyên nhân phân li tính trạng: Chọn lọc tự nhiên xảy ra trên quy mô rộng lớn, qua thời gian lịch sử lâu dài.

+ Kết quả phân li tính trạng: Hình thành loài mời.

+ Biến dị + di truyền + chọn lọc tự nhiên + phân li tính trạng = đa dạng

B. Luyện tập

Câu 1. Người đầu tiên đưa ra khái niệm về biến dị cá thể trong tiến hoá học là

A. Đacuyn.

B. Lamac.

C. Hacđi-Vanbec.

D. Kimura.

Câu 2. Theo Đacuyn, có các loại biến dị nào?

A. Biến dị thường biến và đột biến.

B. Biến dị di truyền và biến dị không di truyền.

C. Biến dị xác định và biến dị cá thể.

D. Biến dị tố hợp và đột biến.

Câu 3. Theo Đacuyn, biến dị xác định là loại biến dị

A. Xuất hiện đồng loạt, định hướng và di truyền được.

B. Xuất hiện đồng loạt định hướng, rất quan trọng đối với tiến hoá.

C. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, không quan trọng đối với sự tiến hoá.

D. Cá thể, vô hướng, quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.

Câu 4. Theo Đacuyn, biến dị cá thể là loại biến dị

A. Xuất hiện cá thể, ngẫu nhiên, vô hướng.

B. Xuất hiện cá thể, định hướng, cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá.

C. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, ít có ý nghĩa.

D. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc.

Câu 5. Theo Đacuyn, loại biến dị không có vai trò quan trọng dõi với tiến hoá là

A. Biến dị xác định.                                        B. Biến dị không xác định.

C. Biến dị cá thể.                                                        D. Biến dị tương quan.

Câu 6. Theo Đacuyn, loại biến dị có vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên là

A. Biến dị xác định.                                        B. Biến dị cá thể.

C. Đột biến.                                                                D. Biến dị tổ hợp.

Câu 7. Nguyên nhân xuất hiện các biến dị, theo quan niệm của Đacuyn là

A. Do ngoại cảnh.                                           B. Do lai hữu tính.

C. Do bản chất cơ thể khác nhau.                   D. Cả A, B, c.

Câu 8. Theo Đacuyn, di truyền là

A. Sự truyền lại các gen của bô mẹ cho con.

B. Sự truyền đạt thông tin di truyền từ thẽ hệ trước sang thẽ hệ sau

C. Là sự kê thừa các tính trạng, xuất hiện nhờ sinh sản.

D. Cả A và B.

Câu 9. Theo Đacuyn, di truyền có vai trò

A. Truyền lại cho con các gen trong giao tử của bố, mẹ.

B. Biểu hiện các tính trạng của con, cháu được bố mẹ, tổ tiên truyền lại.

C. Tích lũy, duy trì, củng cố các biến dị có lợi qua các thế hệ.

D. Ổn định các đặc điểm thích nghi.

Câu 10. Theo Đacuyn, cơ chế của hiện tượng di truyền là

A. Hoạt động tái sinh, phiên mã và giải mà.

B. Hoạt động nhân đôi, phân li và tổ hợp của NST.

C. Kết hợp nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

D. Ông chưa giải thích được, do hạn chê của khoa học đương thời.

Câu 11. Theo Đacuyn, chọn lọc là quá trình gồm hai mặt được tiến hành song song gồm:

A. Đào thải tính trạng bất lợi, tích lũy tính trạng có lợi.

B. Đào thải cá thể kém thích nghi, tích lũy cá thể thích nghi.

C.. Đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi.

D. Sàng lọc các biến dị có hại và có lợi.

Câu 12. Theo quan niệm của Đacuyn, đặc điểm chính của vật nuôi, cây trồng là

A. Thích nghi với môi trường sống.

B. Đa dạng và thích nghi với nhu cầu nhất định của con người.

C. Có khả nàng chống chịu không bằng sinh vật hoang dại.

D. Phát sinh nhiều biến dị để cung cấp cho con người.

Câu 13. Theo Đacuyn, muốn giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi của vật nuôi, cây trồng đối với nhu cầu con người phải dựa vào các nhân tố

A. Đột biến, di truyền, chọn lọc nhân tạo.

B. Biến dị, di truyền, chọn lọc nhân tạo.

C. Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên.

D. Đột biến, giao phối, chọn lọc.

Câu 14. Theo Đacuyn, phân li tính trạng của vật nuôi, cây trồng là hiện tượng

A. Bố mẹ cùng một tính trạng, con có sự phân li về kiểu hình khác VƠI bố mẹ.

B. Hiện tượng phân tính của thế hệ sau, do bố mẹ mang gen dị hợp.

C. Từ một vài dạng tổ tiên hoang dại ban đầu đả hình thành các sinh vật rất khác xa nhau và khác xa tổ tiên ban đầu của chúng.

D. Không câu nào đúng.

Câu 15. Theo Đacuyn, các nhân tố nào sau đây hình thành tính đa dạng của vật nuôi, cây trồng?

A. Biến dị, di truyền, chọn lọc nhân tạo, cách li.

B. Biến dị, di truyền, chọn lọc nhân tạo, phân li tính trạng.

C. Đột biến, giao phối, chọn lọc nhân tạo, cách li.

D. Biến dị, giao phôi, chọn lọc nhân tạo, phân li tính trạng.

Câu 16. Nội dung nào sau đây sai đôi với quan niệm của Đacuyn?

A. Chọn lọc tự nhiên là động lực thúc đẩy sinh giới tiến hoá.

B. Chọn lọc tự nhiên là quá trình sống sót của những dạng sinh vật thích nghi nhất với môi trường sống.

C. Chọn lọc tự nhiên là quá trình tạo ra các nòi và thứ mới trong phạm vi một loài.

D. Chọn lọc tự nhiên là quá trình tích lùy các biến dị có lợi, đào thải biến dị bất lợi đối với sinh vật.

Câu 17. Theo Đacuyn, động lực nào đã thúc đẩy quá trình chọn lọc tự nhiên?

A. Nhu cầu và thị hiếu của con người.

B. Sinh vật đấu tranh sinh tồn với môi trường sống.

C. Sinh vật đấu tranh với giới vô cơ.

D. Sinh vật giành giật thức ăn.

Câu 18. Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên có cơ sở dựa vào

A. Sự đấu tranh với môi trường.

B. Cá thể thích nghi sẽ được tồn tại và ngược lại.

C. Tính biến dị và di truyền của sinh vật.

D. Sự phân li tính trạng.

Câu 19. Theo Đacuyn, thực chất (nội dung) của chọn lọc tự nhiên là

A. Quá trình tạo loài mới.

B. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi.

C. Quá trình hình thành các nòi mới về thứ mới.

D. Quá trình tích lùy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị bâ't lợi đôi với sinh vật.

Đáp án

 

Câu 1. Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể. (Chọn A)

Câu 2. Đacuyn phân loại các biến dị gồm biến dị xác định và biến dị cá thể.           (Chọn C)

Câu 3. Theo Đacuyn, biến dị xác định xuất hiện đồng loạt, định hướng, không quan trọng đốì với tiến hoá. (Chọn C)

Câu 4. Theo Đacuyn, biến dị cá thể xuất hiện ở từng cá thể, ngẫu nhiên, vồ hướng.           (Chọn A)

Câu 5. Theo Đacuyn, biến dị xác định không di truyền được nên ít có vai trò đối với tiến hoá.      (Chọn A)

Câu 6. Theo Đacuyn, biến dị cá thể di truyền được và có vai trò quan trọng trong việc cung câp nguyên liệu cho chọn lọc. (Chọn B)

Câu 7. Nguyên nhân làm xuât hiện các biến dị theo quan niệm của Đacuyn là: Ngọai cảnh thay đổi; lai hữu tính; bản chất cơ thể sinh vật khác nhau. (Chọn D)

Câu 8. Theo Đacuyn, di truyền là sự kế thừa các tính trạng, xuất hiện nhờ sinh sản.           (Chọn C)

Câu 9. Theo Đacuyn, di truyền có vai trò tích lũy, duy trì, củng cố các biến dị có lợi qua các thế hệ.         (Chọn C)

Câu 10. Do hạn chế của khoa học đương thời, Đacuyn chưa giải thích được cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị. (Chọn D)

Câu 11. Theo Đacuyn, chọn lọc là quá trình gồm hai mặt được tiến hành song song: Đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi. (Chọn C)

Câu 12. Hai đặc điểm chính của vật nuôi cây trồng là: Đa dạng và thích nghi cao độ với nhu cầu con người. (Chọn B)

Câu 13. Động lực xảy ra chọn lọc nhân tạo là nhu cầu và thị hiếu của con người.   (Chọn C)

Câu 14. Vật nuôi và cây trồng hiện nay có nguồn gốc từ một vài dạng tổ tiên hoang dại ban đầu. (Chọn A)

Câu 15. Chọn lọc nhân tạo có cơ sở dựa vào tính biến dị và di truyền của sinh vật, trong đó biến dị cung cấp nguyên liệu còn di truyền tích lũy các biến dị có lợi.  (Chọn B)

Câu 16. Theo Đacuyn, để giải thích quá trình hình thành đặc điểm thích nghi của vật nuôi và cây trồng phải dựa vào 3 loại nhân tô: Biến dị, di truyền, chọn lọc nhân tạo. (Chọn B)

Câu 17. Theo Đacuyn, phân li tính trạng ở vật nuôi và cây trồng là hiện tượng: Từ một vài dạng tổ tiên hoang dại ban đầu hình thành các dạng sinh vật khác xa nhau và khác xa với tổ tiên ban đầu của chúng.

(Chọn C)

Câu 18. Theo Đacuyn, các nhâh tố hình thành tính đa dạng của vật nuôi và cây trồng gồm: Biến dị, di truyền, chọn lọc nhân tạo, phân li tính trạng.          (Chọn B)

Câu 19. Chọn lọc tự nhiên là quá trình thúc đẩy sự hình thành loài mới. (Chọn C)

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn Học thuyết tiến hóa của Dacuyn Sinh 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?