Tổng ôn kiến thức về Học thuyết tiên hóa của Lamac Sinh 12

HỌC THUYẾT TIẾN HÓA CỦA LAMAC

A. Lý thuyết

1. Nội dung học thuyết tiến hoá của Lamac

- Theo Lamac sinh giới đa dạng và thích nghi với môi trường do tác động của 2 loại nhân tố: Ngoại cảnh và xu hướng nâng cao mức tổ chức cơ thể.

- Ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân làm cho các loài biến đổi từ từ và liên tục. Những biến đổi nhỏ được tích lũy qua thời gian dài tạo ra những biến đổi sâu sắc trên cơ thể sinh vật.

- Lamac cho ràng những biến đổi do tác dụng ngoại cảnh hay do tập quán hoạt động của động vật đều di truyền được và tích lũy dần, hình thành mọi đặc điểm thích nghi của sinh vật.

- Như vậy, tiến hoá không đơn thuần là sự biên đổi mà là sự kế thừa lịch sử. Sự nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp là dấu hiệu chủ yếu của tiến hoá.

2. Đánh giá học thuyết Lamac

- Cống hiến: Ông là người đầu tiên đưa ra lí luận về tiến hoá, cho rằng loài có biến đổi. Mặt khác thấy được tác dụng của ngoại cảnh đối với sự tiến hoá sinh vật.

- Tồn tại: Do hạn chế của trình độ khoa học đương thời, ông cho rằng các biến đổi do ngoại cảnh (nay gọi là thường biến) di truyền được cho thế hệ sau, cùng do vậy Lamac chưa thành công trong việc giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật.

- Lamac cho rằng môi trường sống biến đổi rất chậm nên sinh vật kịp biến đổi theo, trong lịch sử tiến hoá của sinh giới, không có loài nào bị đào thải.

B. Luyện tập

Câu 1: Theo quan niệm của Lamac, dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá hữu cơ là:

A. nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.

B. sự hình thành các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinh vật.

C. sự hình thành nhiều loài mới từ một vài dạng tổ tiên ban đầu.

D. sự thích nghi ngày càng hợp lý.

Câu 2: Theo Lamác nguyên nhân tiến hoá là do:

A. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi.

B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi.

C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.

D. ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên.

Câu 3: Theo Lamac cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các:

A. các biến dị  có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể.   

C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.

D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.

Câu 4: Theo quan niệm của Lamac, tiến hoá là:

A. sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp.

B. sự hình thành các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinh vật.

C. sự hình thành nhiều loài mới từ một vài dạng tổ tiên ban đầu.                

D. tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể.

Câu 5: Đóng góp quan trọng của học thuyết Lamac là:

A. khẳng định vai trò của ngoại cảnh trong sự biến đổi của các loài sinh vật.

B. chứng minh rằng sinh giới ngày nay là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục từ giản đơn đến phức tạp.

C. đề xuất quan niệm người là động vật cao cấp phát sinh từ vượn.

D. đã làm sáng tỏ quan hệ giữa ngoại cảnh với sinh vật.

Câu 6: Theo Lamac,ngoại cảnh có vai trò là nhân tố chính:

A. Làm tăng tính đa dạng của loài

B. Làm cho các loài có khả năng thích nghi với môi trường thay đổi

C. Làm phát sinh các biến dị không di trryền

D. Làm cho các loài biến đổi dần dà và liên tục

Câu 7: Phát biểu nào là không đúng với quan niệm của Lamac?

A. Tiến hóa là sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp

B. Sinh vật vốn có khuynh hướng không ngừng vươn lên tự hoàn thiện

C. Sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi của ngoại cảnh nên không bị đào thải

D. Biến dị cá thể là nguồn nguyên liệu chủ yếu trong chọn giống và tiến hóa

Câu 8: Luận điểm nào dưới đây là luận ñiểm chủ yếu trong học thuyết tiến hoá của Lacmac:

A. Tiến hoá là sự phát triển có kế thừa lịch sử. Nâng cao trình độ tổ chức của cơ thể từ giản đơn đến phức tạp.

B. Chọn lọc tự nhiên (CLTN) tác động thông qua ñặc tính biến dị và di truyền là nhân tố chính trong quá trình hình thành những ñặc ñiểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.

C. Sự tiến hoá diễn ra bằng sự cũng ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan tới các tác dụng của CLTN.

D. Các đặc điểm thích nghi của giới sinh vật được hình thành qua quá trình chọn lọc các biến dị đào thải các dạng kém thích nghi.

Câu 9:  Theo Lacmác, tiến hoá là một quá trình trong đó xảy ra hiện tượng:

A. Tích luỹ những giá trị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên

B. Phát triển có kế thừa lịch sử và nâng cao dần trình ñộ tổ chức của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.

C. Củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan tới tác động của chọn lọc tự nhiên.

D. Hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật qua quá trình chọn lọc các biến dị, đào thải các dạng kém thích nghi.

Câu 10:  Theo Lacmác nguyên nhân chính dẫn đến sự tiến hoá của sinh giới là do:

A. Sự tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên

B. Củng cố ngẫu nhiên nhữngđột biến trung tính, không liên quan tới tác động của chọn lọc tự nhiên

C. Có khả năng nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ giản đơn đến phức tạp

D. Điều kiện ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay ñổi làm cho loài biến ñổi dần dần và liên tục

Câu 11:  Những nội dung nào dưới đây không thuộc về học thuyết tiến hoá của Lacmác:

A. Chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền ñã là nhân tố chính trong quá trình hình thành những đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.

B. điều kiện ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay ñổi làm cho loài biến đổi dần dần và liên tục

C. Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng biến đổi để thích nghi kịp thời do đó không có dạng nào bị đào thải

D. Những biến ñổi trên cơ thể là do tác dụng cả ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt ñộng của động vật ñều ñược di truyền và tích luỹ qua các thế hệ

Câu 12:  Những quan ñiểm nào đưới đây của Lacmac về tiến hoá là không đúng:

A. Cơ thể sinh vật có khuynh hướng cố gắng vươn lên hoàn thiện về tổ chức

B. Sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi của điều kiện môi trường và mọi cá thể đều phản ứng giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới

C. Sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và không có loài nào bị đào thảo do ngoại cảnh thay đổi chậm

D. Tất cả quan niệm trên đều không đúng

Câu 13:  Theo Lacmác các đặc điểm thích nghi của sinh vật được hình thành do:

A. Trên cơ sở biến dị, di truyền và chọn lọc, các dạng kém thích nghi bị đào thải, chỉ còn lại những dạng thích nghi nhất

B. Ngoại cảnh thay ñổi chậm nên sinh vật có khả năng biến đổi để thích nghi

C. Tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên

D. Kết quả của một quá trình lịch sử chịu sự chi phối của ba nhân tố chủ yếu: đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn kiến thức về Học thuyết tiên hóa của Lamac Sinh 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?