BẰNG CHỨNG ĐỊA LÍ SINH HỌC
A. Lý thuyết
1. Sự phân bố địa lí của các loài biểu hiện mối quan hệ họ hàng giữa chúng
- Những khu vực địa lí khác nhau, có điều kiện khí hậu giống nhau .như Úc, Nam Phi, Chi Lê có những lòai động vật và thực vật rất khác nhau. Điều này chứng tỏ sự khác nhau của môi trường sống không trực tiếp tạo ra sự đa dạng của sinh giới ngày nay.
- Những loài sinh vật sống ở đảo thường có họ hàng thân thuộc với các loài ở các đảo lân cận hoặc lục địa gần kề hơn là có họ hàng với các loài sống ở các đảo phân bố ở xa, tuy rằng có cùng điều kiện khí hậu, môi trường.
- Do vậy, sự giống nhau ở sinh vật chủ yếu do chúng có chung nguồn gốc hơn là chúng sống ở những môi trường giống nhau.
- Do điều kiện sống ở mỗi đảo khác nhau và do các sinh vật sống trên các đảo cách li sinh sản với nhau, thúc đẩy sự xuất hiện các loài mới.
2. Sự giống nhau giữa các loài phân bố ở các khu vực địa lí khác nhau do kết quả quả trình tiến hóa hội tụ
- Hiện tượng:
+ Các loài có khu phân bố khác xa nhau nhưng lại có đặc điểm hình thái và cách sông rất giông nhau.
+ Ví dụ: Một số loài thú có túi sống ở Châu Úc có hình dạng và cách bay lượn giông với loài sóc bay sỗng ở Bắc Mĩ.
- Nguyên nhân: Do sống trong điều kiện tự nhiên tương tự nhau nên các loài chịu tác động của chọn lọc tự nhiên theo hướng giống nhau. Kết quả đã hình thành các đặc điểm thích nghi tương tự nhau.
B. Luyện tập
Câu 1: Vì sao vùng Cổ bắc và Tân bắc có hệ động vật về cơ bản là giống nhau? Sự tồn tại một số loài đặc trưng ở mỗi vùng được giải thích như thế nào?
Lời giải:
– Vùng Cổ bắc và Tân bắc có hệ động vật về cơ bản là giống nhau vì cho đến kỉ Thứ ba, 2 vùng Cổ bắc và Tân bắc còn nối liền với nhau, do đó sự phân bố động, thực vật của 2 vùng đồng nhất.
– Sự tồn tại một số loài đặc trưng ở mỗi vùng là do đến kỉ thứ tư đại lục châu Mĩ mới tách khỏi đại lục Âu, Á tại eo biển Bêrinh, vì vậy sự hình thành các loài đặc hữu giữa hai vùng là độc lập với nhau và bị cách li địa lí.
Giải thích vì sao ngày nay thú có túi chỉ có ở lục địa Úc mà không tồn tại ở các lục địa khác?
Lời giải:
– Ngày nay thú có túi chỉ có ở lục địa Úc vì lục địa này đã bị tách rời lục địa châu Á vào cuối đại Trung sinh và đến kỉ Thứ ba thì tách khỏi lục địa Nam Mĩ. Vào thời điểm đó chưa xuất hiện thú có nhau cho nên lục địa úc còn giữ được thú có túi cho đến nay.
– Trên các lục địa khác thú có túi đã bị thú bậc cao xuất hiện sau tiêu diệt dần.
Câu 2: Giải thích vì sao hệ động vật ở đảo đại dương nghèo nàn hơn ở đảo lục địa?
Lời giải:
– Đảo đại dương hình thành do một vùng đáy biển bị nâng cao và chưa bao giờ có liên hệ trực tiếp với lục địa.
– Khi đảo đại dương mới hình thành thì ở đây chưa có sinh vật, về sau mới có một số loài di cư từ các vùng lân cận đến. Vì vậy, hệ động thực vật ở đây thường nghèo nàn và gồm những loài có khả năng vượt biển.
– Do cách li địa lí, dần dần tại đây mới hình thành những dạng địa phương, có khi dạng địa phương còn chiếm ưu thế.
→ Hệ động vật ở đảo đại dương nghèo nàn hơn lục địa. Đặc điểm hệ động vật trên đảo là bằng chứng về quá trình hình thành loài mới dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên và cách li địa lí.
Câu 3: Giải thích vì sao hệ động, thực vật ở đại lục Âu – Á và ở Bắc Mĩ có sự giống và khác nhau.
Lời giải:
– Hệ động, thực vật ở lục địa Âu – Á và ở Bắc Mĩ có sự giống nhau vì cho đến kỉ thứ ba châu Á, Âu, Bắc Mĩ còn nối liền với nhau, do đó sự phân bố động, thực vật của cả hai vùng đồng nhất.
– Hệ động, thực vật ở lục địa Âu – Á và ở Bắc Mĩ có sự khác nhau vì đến kỉ thứ tư đại lục châu Mĩ mới tách khỏi đại lục Âu, Á tại eo biển Bêrinh, vì vậy sự hình thành các loài đặc hữu giữa hai vùng là độc lập với nhau do bị cách li địa lí.
Câu 4: Giải thích nguyên nhân hình thành đặc điểm hệ động, thực vật lục địa Úc. Từ đó rút ra được kết luận gì?
Lời giải:
– Hệ động thực vật lục địa Úc khác biệt rõ rệt so với các vùng lân cận: có những loài thú bậc thấp như thú mỏ vịt, nhím mỏ vịt; thú có túi gồm hơn 200 loài phân bố rộng rãi (chuột túi, sóc túi, kanguru sống trên mặt đất và trên cây).
– Hệ thực vật lục địa Úc cũng có đặc trưng là tính địa phương cao, chiếm 75% tổng số, như các giống đặc hữu: bạch đàn (Eucaliptus), keo(Acacia)…
– Đại lục Úc đã bị tách rời lục châu Á vào cuối đại Trung sinh. Vào thời điểm đó chưa có thú có nhau nên lục địa Úc vẫn có thú có túi đến hiện nay. Đến kỉ Thứ ba lục địa Úc tách khỏi lục địa Nam Mĩ và Nam Cực.
→ Những dẫn liệu trên chứng tỏ đặc điểm hệ động, thực vật của từng vùng không những phụ thuộc vào điều kiện địa lí sinh thái của vùng đó mà còn phụ thuộc vùng đó đã tách khỏi các vùng địa lí khác vào thời kì nào trong quá trình tiến hóa của sinh giới.
Kể tên một vài ví dụ về bằng chứng địa lí sinh học.
Lời giải:
– Việt Nam có hơn 3200 km bờ biển, hơn 2500 đảo lớn nhỏ nằm trong lãnh hải. Đến nay, trên các đảo này đã xác định được 1764 loài thực vật, 370 loài động vật. Trên các đảo có các loài đặc hữu như vooc đầu trắng ở đảo Cát Bà, sóc đen Côn Đảo, yến sào ở các đảo Trung bộ.
– Ở châu Úc, các loài thuộc lớp phụ đơn huyệt và lớp phụ có túi phân bố rộng rãi ở đây có thể xem là hóa thạch sống, không có ở vùng khác.
– Hệ động vật của vùng Nam Mỹ có nhiều tính chất cổ sơ: có thú có túi và thiếu răng.
Câu 1: Những tài liệu địa lí sinh vật học có giá trị gì với lí thuyết tiến hóa?
Lời giải:
– Những tài liệu địa lí sinh vật học có giá trị với lí thuyết tiến hóa vì đã chứng minh:
+ Mỗi loài sinh vật đã phát sinh trong một thời kỳ lịch sử nhất định, tại một vùng nhất định. Từ vùng trung tâm đó, loài đã mở rộng phạm vi phân bố và tiến hóa theo con đường phân li, thích nghi với những điều kiện địa lí, sinh thái khác nhau.
+ Cách li địa lí là nhân tố thúc đẩy sự phân li của các loài. Những vùng tách riêng càng sớm thì càng có nhiều dạng đặc hữu và dạng địa phương càng sai khác nhiều hơn với các dạng tương ứng ở vùng lân cận.
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn kiến thức về Bằng chứng địa lí sinh học Sinh 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !