VAI TRÒ CỦA CÁC NHÂN TỐ SINH HỌC VÀ NHÂN TỐ XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI
A. Lý thuyết
1. Vai trò nhân tố sinh học
+ Trong giai đoạn đầu, từ vượn người đến người cổ Homo, các nhân tô sinh học (gồm biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên) có vai trò chủ đạo. Những biến đổi trên cơ thể các dạng vượn người hoá thạch là kết quả sự tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
+ Ví dụ: Sự hình thành tư thê đi thẳng, sự hoàn thiện dần đôi bàn tay, sự rộng dần của xương chậu ...
+ Quan niệm của Machusin đã bổ sung thêm cho Ăng-ghen: Trong kỉ pliôxen, kỉ thứ ba, tại vùng Đông Phi đã xuất hiện những đường nứt sâu trên vỏ quả đất, hoạt động núi lửa và động đất gia tàng đột ngột. Những lò urani thiên nhiên xuất hiện làm tàng nền phóng xạ trong một thời gian tương đối ngắn đã làm tăng tần số các đột biến, tăng áp lực chọn lọc tự nhiên dẫn dến tăng tốc độ cải biến di truyền của vượn người hoá thạch. Theo ông, đột biến NST không chỉ đưa lại những biến đổi về thể chất mà còn ảnh hưởng quan trọng đến tiềm năng trí tuệ loài người.
2. Vai trò nhân tố xã hội
+ Trong giai đoạn sau, từ người cổ Homo đến người hiện đại, các nhân tố xã hội gồm lao động - tiếng nói - ý thức lại đóng vai trò chủ đạo. Các nhân tô này đã chi phối sự hình thành nhiều đặc điểm trên cơ thể người. Khác với động vật, lao động có mục đích đã quyết định hướng tiến hoá của họ người.
+ Ngày nay, tất cả các quy luật sinh học đặc trưng cho động vật có vú vẫn phát huy tác dụng đối với cơ thể con người nhưng có vai trò thứ yếu và mờ nhạt dần. Ngược lại, con người phát triển dưới tác dụng chủ đạo của các quy luật xã hội. Con người thích nghi với môi trường không phải chủ yếu băng những biến đổi hình thái, sinh lí trên cơ thể, bằng sự phân hoá và chuyên hoá các cơ quan như ở động vật mà bằng lao động sản xuất, cải tạo hoàn cảnh. Động lực quá trình phát triển xã hội loài người là việc cải tiến công cụ lao động, phát triển lực lượng sản xuất, chỉ đạo quan hệ sản xuất.
+ Vì loài người có khả năng thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lí nên về mặt sinh học loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác nhưng xã hội loài người vẫn không ngừng phát triển.
B. Luyện tập
Câu 1. Tại sao nói vượn người và người tiến hoá theo hai hướng khác nhau?
Lời giải
Vì chúng có những đậc điểm khác nhau cơ bản sau:
Dâu hiệu so sánh | Người | Vượn người | |
Dáng đi | Đi thẳng | Đi lom khom | |
Bộ xương | Xương đầu | Xương sọ lớn hơn xương mặt Xương vành mày ít phát triển Răng và xương hàm dưới bé, ít thô Có lồi cằm Cột sống cong chữ s | Xương mặt lớn hơn xương sọ Xương vành mày phát triển lớn Răng và xương hàm dưới phát triển lớn và thô Chưa có Cột sống cong hình vòng cung |
Xương mình | Xương sườn, xương ức bé; lồng ngực hẹp theo chiều trước sau. - Xương chậu rộng | Xương sườn, xương ức lớn; lồng ngực hẹp theo chiều hai bên. - Xương chậu hẹp | |
Xương chi | Chi sau đài hơn chi trước Ngón tay cái phát triển lớn và có vị trí linh hoạt Ngón chân ngắn, ngón cái ít phát triển | Chi trước dài hơn chi sau Ngón tay cái ít phát triển có vị trí kém linh hoạt Ngón chân dài, ngón cái phát triển. | |
Bộ não | Chân đã có gót, dạng vòm, đi đứng vững vàng, thăng bằng. Khối lượng não lớn hơn lOOOg Thể tích não từ 1400 - 1600 cm3, lớn hơn 2,5 lần so với vượn người. Diện tích khoảng 1200 cm2, lớn hơn 3 lần so với vượn người Đã phân các thùy, rãnh, khúc cuộn và xuất hiện các trung tâm nên hoạt động phức tạp | - Chân chưa có gót, không có dạng vòm, không thăng bằng khi di chuyển Khối lượng não nhỏ hơn 600g. Thể tích não khoảng 600 cm3, nhỏ hơn 2,5 lần so với người. Diện tích não khoảng 400 cm2, nhỏ hơn 3 lần so với người Chưa có thùy đỉnh, thùy thái dương, thùy trán, chưa có các trung tâm nên hoạt động kém tinh tế so với người. | |
Thần kinh cao câp | Có khả năng tư duy trừu tượng Có hệ thống tín hiệu thứ hai (giọng nói, chữ viết) | Chỉ có tư duy cụ thể Chưa có hệ thống tín hiệu thứ hai. |
Kết luận: Từ những điểm khác nhau cơ bản nói trên ta có thể kết luận: Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên-của loài người. Vượn người ngày nay và người là 2 nhánh, phát sinh từ nguồn gốc chung là vượn người hoá thạch và đã tiến hoá theo 2 hướng khác nhau
Câu 2. Các loại nhân tô chi phối quá trình phát triển loài người gồm:
A. Nhân tố vô cơ và nhân tố hữu cơ.
B. Nhân tố sinh học và nhân tô' xã hội.
C. Nhân tó sinh học và nhân tố hoá học.
D. Nhân tô vật lí, nhân tố hoá học và nhân tố sinh học.
Câu 3. Các nhân tô sinh học, chi phôi quá trình phát sinh loài người gồm:
A. Biến dị, di truyền, phân li tính trạng.
B. Đột biến, giao phôi, chọn lọc tự nhiên.
C. Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên.
D. Phân li tính trạng, chọn lọc tự nhiên.
Câu 4. Ở giai đoạn đầu quá trình phát sinh loài người (từ vượn người đến người cổ Homo), nhân tố nào sau đây đóng vai trò chủ yếu?
A. Nhân tô xã hội B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Phân li tính trạng D. Nhân tô sinh học.
Câu 5. Các nhân tố xã hội, chi phôi quá trình phát sinh loài người gồm:
A. Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên.
B. Di truyền tín hiệu.
C. Nghệ thuật, tôn giáo, thương mại.
D. Lao động, tiếng nói, tư duy ( ý thức).
Câu 6. Các nhân tố xã hội đóng vai trò chủ đạo, phát huy tác dụng ngày càng mạnh mẽ vào giai đoạn nào, trong quá trình phát sinh loài người?
A. Từ vượn người đến người cận đại.
B. Từ người cổ Homo đến người hiện đại.
C. Từ người cận đại đến người hiện đại.
D. Từ vượn người đến người cổ Homo
Câu 7. Các nhân tô xã hội đóng vai trò chủ đạo ở giai đoạn người cổ Homo đến người hiện đại là do:
A. Não bộ đã phát triển nhiều ở giai đoạn này.
B. Công cụ lao động đã phức tạp và có hiệu quả.
C. Con người đả dần dần thoát khỏi trình độ động vật về mặt cấu tạo cơ thê và xuất hiện tư duy trừu tượng.
D. Tác động các nhân tô lao động, tiếng nói, tư duy và môi quan hệ giữa chúng.
Câu 8. Trong quá trình phát sinh loài người, sự hoàn thiện dần đôi bàn tay người có sự chi phôi của:
A. Nhân tố sinh học
B. Nhân tó xã hội
C. Nhân tố sinh học và nhân tố xã hội
D. Chỉ có nhân tố chọn lọc tự nhiên là quyết định.
Câu 9. Tư thế đi thẳng dần dần xuất hiện do:
A. Tư thê lao động, đòi hỏi nhu cầu đi thẳng.
B. Tích lũy biến dị có lợi ở môi trường sông mới.
C. Phải tìm thức ăn trên cao.
D. Sự củng cố các biến dị tập nhiễm.
Đáp án
Câu 1. Quá trình phát sinh loài người được chi phôi bởi các loại nhân tô sinh học và nhân tố xã hội. (Chọn B)
Câu 2. Các nhân tố sinh học chi phối quá trình phát sinh loài người là biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên. (Chọn C)
Câu 4. Giai đoạn đầu quá trình phát sinh loài người, nhân tô sinh học có vai trò chủ yếu. (Chọn D)
Câu 5. Các nhân tố xã hội chi phôi quá trình phát sinh loài người gồm:
Lao động tiếng nói, tư duy (ý thức). (Chọn D)
Câu 6. Các nhân tó xã hội đóng vai trò chủ đạo, phát huy tác dụng ngày càng mạnh mẽ vào giai đoạn: Từ người cổ Homo đến người hiện dại. (Chọn B)
Câu 7. Các nhân tố xã hội có vai trò chủ đạo từ giai đoạn người cổ Homo đến người hiện đại do tác dụng các nhân tố lao động, tiếng nói, tư duy và mối quan hệ giữa chúng. (Chọn D)
Câu 8. Trong quá trình phát sinh loài người, hoàn thiện hai tay là kết quả tác động đồng thời cả nhân tố sinh học và nhân tố xã hội. (Chọn C)
Câu 9. Tư thế đi thẳng dần dần xuất hiện do quá trình tích lũy các biến dị có lợi (thấy kẻ thù từ xa) trong môi trường sông mới. (Chọn B)
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn Vai trò của các nhân tố trong quá trình phát sinh loài người Sinh 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !