BỘ CÂU HỎI RÈN LUYỆN ÔN TẬP HÈ CHUYÊN ĐỀ HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ
1. CẤU TẠO HẠT NHÂN
Câu 1: Khí Clo là hỗn hợp của hai đồng vị bền là \({}_{17}^{35}\)Cl = 34,969u hàm lượng 75,4% và \({}_{17}^{37}\)Cl = 36,966u hàm lượng 24,6%. Tính khối lượng của nguyên tử của nguyên tố hóa học Clo.
A. 31,46u.
B. 32,46u.
C. 35,46u.
D. 34,46u.
Câu 2: Biết NA = 6,02.1023mol-1. Tính số nơtron trong 59,5g\({}_{92}^{238}\)U.
A. 219,73.1021 hạt
B. 219,73.1022 hạt
C. 219,73.1023 hạt
D. 219,73.1024 hạt
Câu 3: Hạt nhân \({}_{27}^{60}Co\) có cấu tạo gồm:
A. 33 prôton và 27 nơtron;
B. 27 prôton và 60 nơtron
C. 27 prôton và 33 nơtron;
D. 33 prôton và 27 nơtron
Câu 4: Đại lượng nào đặc trưng cho mức độ bền vững của một hạt nhân?
A. Năng lượng liên kết.
B. Năng lượng liên kết riêng.
C. Số hạt prôtôn.
D. Số hạt nuclôn.
Câu 5: Cho NA = 6,02.10 23 mol-1. Số nguyên tử có trong 100g 13152I là
A. 3,952.1023hạt
B. 4,595.1023hạt
C. 4.952.1023 hạt
D. 5,925.1023hạt
Câu 6: Trong vật lí hạt nhân, so với khối lượng của đồng vị cacbon 12C6 thì một đơn vị khối lượng nguyên tử u nhỏ hơn
A. 1/12lần.
B. 1/6lần.
C. 6 lần.
D. 12 lần.
Câu 7: Hạt nhân 23Na có
A. 23 prôtôn và 11 nơtron.
B. 11 prôtôn và 12 nơtron.
C. 2 prôtôn và 11 nơtron.
D. 11 prôtôn và 23 nơtron.
Câu 8: Hạt nhân nào sau đây có 125 nơtron ?
A.23Na. B.238U. C.222Ra. D.209Po.
Câu 9: Đồng vị là
A. các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số prôtôn nhưng số khối khác nhau.
B. các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số nơtron nhưng số khối khác nhau.
C. các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số nôtron nhưng số prôtôn khác nhau.
D. các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số nuclôn nhưng khác khối lượng.
Câu 10: Các nguyên tử được gọi là đồng vị khi hạt nhân của chúng có
A. cùng số prôtôn.
B. cùng số nơtron.
C. cùng khối lượng.
D. cùng số nuclôn.
Câu 11: Trong hạt nhân 14C có
A. 8 prôtôn và 6 nơtron.
B. 6 prôtôn và 14 nơtron.
C. 6 prôtôn và 8 nơtron.
D. 6 prôtôn và 8 electron.
Câu 12: Nguyên tử của đồng vị phóng xạ \({}_{92}^{235}U\) có :
A. 92 electron và tổng số prôton và electron bằng 235
B. 92 prôton và tổng số nơtron và electron bằng 235
C. 92 prôton và tổng số prôton và nơtron bằng 235
D. 92 nơtron và tổng số prôton và electron bằng 235
Câu 13: Các hạt nhân đồng vị là các hạt nhân có
A. cùng số nuclôn nhưng khác số prôtôn.
B. cùng số prôtôn nhưng khác số nơtron.
C. cùng số nơtron nhưng khác số prôtôn.
D. cùng số nuclôn nhưng khác số nơtron.
Câu 14: Trong hạt nhân nguyên tử \({}_{84}^{210}\)Po có
A. 84 prôtôn và 210 nơtron.
B. 126 prôtôn và 84 nơtron.
C. 84 prôtôn và 126 nơtron.
D. 210 prôtôn và 84 nơtron.
Câu 15: So với hạt nhân \({}_{14}^{29}Si\), hạt nhân \({}_{20}^{40}Ca\) có nhiều hơn
A. 11 nơtrôn và 6 prôtôn.
B. 5 nơtrôn và 6 prôtôn.
C. 6 nơtrôn và 5 prôtôn.
D. 5 nơtrôn và 12 prôtôn.
Câu 16: Chọn câu đúng
A. Trong ion đơn nguyên tử số proton bằng số electron
B. Trong hạt nhân nguyên tử số proton phải bằng số nơtron
C. Lực hạt nhân có bàn kính tác dụng bằng bán kính nguyên tử
D. Trong hạt nhân nguyên tử số proton bằng hoặc khác số nơtron
Câu 17: Chọn câu đúng đối với hạt nhân nguyên tử
A. Khối lượng hạt nhân xem như khối lượng nguyên tử
B. Bán kính hạt nhân xem như bán kính nguyên tử
C. Hạt nhân nguyên tử gồm các hạt proton và electron
D. Lực tĩnh điện liên kết các nucleon trong hạt nhân
Câu 18: Chọn câu đúng. Lực hạt nhân là:
A. Lực liên giữa các nuclon
B. Lực tĩnh điện.
C. Lực liên giữa các nơtron.
D. Lực liên giữa các prôtôn.
Câu 19: Sử dụng công thức về bán kính hạt nhân với R0=1,23fm, hãy cho biết bán kính hạt nhân\({}_{82}^{207}Pb\)lớn hơn bán kính hạt nhân \({}_{13}^{27}Al\) bao nhiêu lần?
A. hơn 2,5 lần
B. hơn 2 lần
C. gần 2 lần
D. 1,5 lần
Câu 20: Phạm vi tác dụng của lực tương tác mạnh trong hạt nhân là
A. 10-15 cm
B. 10-8 cm
C. 10-10 cm
D. Vô hạn
Câu 21: Số nơtron trong hạt nhân 27Al là bao nhiêu?
A. 13.
B. 14.
C. 27.
D. 40.
Câu 22: Các nuclôn trong hạt nhân nguyên tử 23Na gồm
A. 11 prôtôn.
B. 11 prôtôn và 12 nơtrôn.
C. 12 nơtrôn.
D. 12 prôtôn và 11 nơtrôn.
Câu 23: Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân:
A. có cùng khối lượng.
B. cùng số Z, khác số A.
C. cùng số Z, cùng số A.
D. cùng số A
Câu 24: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. 1u = 1/12 khối lượng của đồng vị12C.
B. 1u = 1,66055.10-27 kg.
C. 1u = 931,5 MeV/c2.
D. Tất cả đều sai.
Câu 25: Lực hạt nhân là lực nào sau đây?
A. lực điện.
B. lực tương tác giữa các nuclôn.
C. lực từ.
D. lực tương tác giữa Prôtôn và êléctron
Câu 26: Bản chất lực tương tác giữa các nuclon trong hạt nhân là
A. lực tĩnh điện
B. lực hấp dẫn
C. lực từ
D. lực tương tác mạnh
Câu 27: Một hạt có động năng bằng năng lượng nghỉ của nó. Tính tốc độ của nó. Cho tốc độ của ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s.
A. 1,6.108 m/s.
B. 2,6.108 m/s.
C. 3,6.108 m/s.
D. 4,6.108 m/s.
Câu 28: Một hạt có khối lượng nghỉ m0. Tính động năng của hạt này khi chuyển động với tốc độ 0,6c (c là tốc độ ánh sáng trong chân không) theo thuyết tương đối.
A. 0,2m0c2.
B. 0,5m0c2.
C. 0,25m0c2.
D. 0,125m0c2.
Câu 29: Cho phản ứng hạt nhân 3H + 2H → He + 10n + 17,6 MeV. Tính năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 1 gam khí heli.
A. 4,24.1010 (J).
B. 4,24.1012 (J).
C. 4,24.1013 (J).
D. 4,24.1011 (J).
Câu 30: Hạt nhân đơteri \(_{1}^{2}D\) có khối lượng 2,0136u. Biết khối lượng của prôton là 1,0073u và khối lượng của nơtron là 1,0087u. Năng lượng liên kết của hạt nhân \(_{1}^{2}D\) là
A. 0,67MeV;
B. 1,86MeV;
C. 2,02MeV;
D. 2,23MeV
Câu 31: Hạt nhân \({}_{27}^{60}Co\) có khối lượng là 55,940u. Khối lượng của prôton là 1,0073u và khối lượng của nơtron là 1,0087u. Độ hụt khối \({}_{27}^{60}Co\) là
A. 4,544u;
B. 4,536u;
C. 3,154u;
D. 3,637u
Câu 32: Phân hạch một hạt nhân 235U trong lò phản ứng hạt nhân sẽ tỏa ra năng lượng 200 MeV. Số Avôgađrô NA = 6,023.1023 mol-1. Nếu phân hạch 1 gam 235U thì năng lượng tỏa ra bằng
A. 5,13.1023 MeV.
B. 5,13.1020 MeV.
C. 5,13.1026 MeV.
D. 5,13.10-23 MeV.
Câu 33: Cho phản ứng hạt nhân\({}_{17}^{37}Cl+p\to {}_{18}^{37}Ar+n\), khối lượng của các hạt nhân là m(Ar) = 36,956889u, m(Cl) = 36,956563u, m(n) = 1,008670u, m(p) = 1,007276u, 1u = 931,5MeV/c2. Năng lượng mà phản ứng này toả ra hoặc thu vào là bao nhiêu?
A. Toả ra 1,60132MeV.
B. Thu vào 1,60218MeV.
C. Toả ra 2,562112.10-19J.
D. Thu vào 2,562112.10-19J.
Câu 34: Cho phản ứng hạt nhân \(\alpha +{}_{13}^{27}Al\to {}_{15}^{30}P+n\), khối lượng của các hạt nhân là m\(\alpha \) = 4,0015u, mAl = 26,97435u, mP = 29,97005u, mn = 1,008670u, 1u = 931,5Mev/c2. Năng lượng mà phản ứng này là?
A. Toả ra 4,275152MeV.
B. Thu vào 2,673405MeV.
C. Toả ra 4,275152.10-13J.
D. Thu vào 2,67197.10-13J.
Câu 35: Cho phản ứng hạt nhân\({}_{1}^{3}H+{}_{1}^{2}H\to \alpha +n+17,6MeV\), NA = 6,02.1023. Năng lượng toả ra khi tổng hợp được 1g khí hêli là bao nhiêu?
A. 423,808.103J.
B. 503,272.103J.
C. 423,808.109J.
D. 503,272.109J.
Câu 36: Cho phản ứng hạt nhân: T + D → He + X +17,6MeV. Tính năng lượng toả ra từ phản ứng trên khi tổng hợp được 2g Hêli.
A.52,976.1023MeV
B.5,2976.1023MeV
C.2,012.1023MeV
D.2,012.1024MeV
Câu 37: Một hạt tương đối tính có động năng bằng hai lần năng lượng nghỉ. Tốc độ của hạt đó là:
A. 1,86.108m/s
B. 2,15. 108m/s
C. 2,56. 108m/s
D. 2,83. 108m/s
Câu 38: Bắn hạt α vào hạt nhân 14N đứng yên, ta có phản ứng: \({}_{2}^{4}He+{}_{7}^{14}N\to {}_{8}^{17}O+{}_{1}^{1}H\). Biết các khối lượng mP = 1,0073u, mN = 13,9992u và mα = 4,0015u. mO = 16,9947u, 1u = 931,5 MeV/c2. Phản ứng hạt nhân này tỏa hay thu bao nhiêu năng lượng ?
A. thu 1,94.10-13J
B. tỏa 1,94.10-13J
C. tỏa 1,21.J
D. thu 1,21J
Câu 39: Trong phản ứng tổng hợp hêli, nếu tổng hợp hêli từ 1g Li thì năng lượng tỏa ra có thể đun sôi bao nhiêu kg nước có nhiệt độ ban đầu là 00C ?
A. 2,95.105kg.
B. 3,95.105kg.
C. 1,95.105kg.
D. 4,95.105kg.
Câu 40: Phân hạch một hạt nhân 235U trong lò phản ứng hạt nhân sẽ tỏa ra năng lượng 200MeV. Số Avôgađrô NA = 6,023.1023mol-1. Nếu phân hạch 1g 235U thì năng lượng tỏa ra bằng
A. 5,13.1023MeV.
B. 5,13.1020MeV.
C. 5,13.1026MeV.
D. 5,13.10-23MeV.
…
2. PHÓNG XẠ
Câu 51: Chu kì bán rã của một chất phóng xạ là khoảng thời gian để
A. quá trình phóng xạ lặp lại như lúc đầu.
B. một nửa số nguyên tử chất ấy biến đổi thành chất khác.
C. khối lượng ban đầu của chất ấy giảm đi một phần tư.
D. hằng số phóng xạ của chất ấy giảm đi còn một nửa.
Câu 52: Một chất phóng xạ ban đầu có N0 hạt nhân. Sau 1 năm, còn lại một phần ba số hạt nhân ban đầu chưa phân rã. Sau 1 năm nữa, số hạt nhân còn lại chưa phân rã của chất phóng xạ đó là
A. N0/16. B. N0/9. C. N0/4. D. N0/6.
Câu 53: Ban đầu một chất phóng xạ có \({{N}_{0}}\) nguyên tử. Sau 3 chu kỳ bán rã, số hạt nhân còn lại là
A.\(N=\frac{{{N}_{0}}}{8}\).
B.\(N=\frac{{{N}_{0}}}{3}\).
C.\(N=\frac{7{{N}_{0}}}{8}\).
D.\(N=\frac{3{{N}_{0}}}{8}\).
Câu 54: Chất phóng xạ Poloni có chu kì bán rã T = 138 ngày phóng ra tia a và biến thành đồng vị chì,ban đầu có 0,168g poloni. Hỏi sau 414 ngày đêm có bao nhiêu nguyên tử poloni bị phân rã?
A. 4,2.1020nguyên tử
B. 3,2.1020nguyên tử
C. 2,2.1020nguyên tử
D. 5,2.1020nguyên tử
Câu 55: Côban là đồng vị phóng xạ phát ra tia \({{\beta }^{-}}\) và \(\gamma \) với chu kì bán rã T = 71,3 ngày. Có bao nhiêu hạt \(\beta \) được giải phóng sau 1h từ 1g chất Co tinh khiết.
A. 4,06.1018 hạt
B. 5,06.1018 hạt
C. 7,06.1018 hạt
D. 8,06.1018 hạt
Câu 56: Hạt nhân \({}_{88}^{224}Ra\) phóng ra một hạt \(\alpha \), một photon \(\gamma \) và tạo thành \({}_{Z}^{A}Rn\). Một nguồn phóng xạ \({}_{88}^{224}Ra\) có khối lượng ban đầu m0 sau 14,8 ngày khối lượng của nguồn còn lại là 2,24g. Cho biết chu kỳ phân rã của \({}_{88}^{224}Ra\) là 3,7 ngày. Hãy tìm m0
A. 35g B. 35g C. 35,84 g D. 35,44 g
Câu 57: Hạt nhân \({}_{88}^{224}Ra\) phóng ra một hạt \(\alpha \), một photon \(\gamma \) và tạo thành \({}_{Z}^{A}Rn\). Một nguồn phóng xạ \({}_{88}^{224}Ra\) có khối lượng ban đầu m0 sau 14,8 ngày khối lượng của nguồn còn lại là 2,24g. Cho biết chu kỳ phân rã của \({}_{88}^{224}Ra\) là 3,7 ngày và số Avôgađrô NA=6,02.1023mol-1. Hãy tìm số hạt nhân Ra đã bị phân rã?
A. 0,903.1022nguyên tử
B. 0,903.1021nguyên tử
C. 0,903.1023nguyên tử
D. 0,903.1024nguyên tử
Câu 58: Hạt nhân \({}_{88}^{224}Ra\) phóng ra một hạt \(\alpha \), một photon\(\gamma \) và tạo thành \({}_{Z}^{A}Rn\). Một nguồn phóng xạ \({}_{88}^{224}Ra\) có khối lượng ban đầu m0 sau 14,8 ngày khối lượng của nguồn còn lại là 2,24g. Cho biết chu kỳ phân rã của \({}_{88}^{224}Ra\) là 3,7 ngày và số Avôgađrô NA = 6,02.1023mol-1. Hãy tìm khối lượng hạt nhân mới tạo thành?
A. 11g B. 22g C. 33,6g D. 44,6g
Câu 59: Hạt nhân \({}_{88}^{224}Ra\) phóng ra một hạt \(\alpha \), một photon \(\gamma \) và tạo thành \({}_{Z}^{A}Rn\). Một nguồn phóng xạ \({}_{88}^{224}Ra\) có khối lượng ban đầu m0 sau 14,8 ngày khối lượng của nguồn còn lại là 2,24g. Hãy tìm thể tích khí Heli tạo thành (đktc) ? Cho biết chu kỳ phân rã của \({}_{88}^{224}Ra\) là 3,7 ngày và số Avôgađrô NA = 6,02.1023mol-1.
A. 1,36 (lit)
B. 3,36 (lit)
C. 2,36 (lit)
D. 4,36 (lit)
Câu 60: Một chất phóng xạ có chu kì bán ra T. Sau thời gian t = 3T kể từ thời điển ban đầu, tỉ số giữa số hạt nhân bị phân rã thành hạt nhân của nguyên tố khác với số hạt nhân của chất phóng xạ còn lại
A. 7 B. 3 C. 1/3 D. 1/7
Câu 61: Ban đầu (t = 0) có một mẫu chất phóng xạ X nguyên chất. Ở thời điểm t1 mẫu chất phóng xạ X còn lại 20% hạt nhân chưa bị phân rã. Đến thời điểm t2 = t1 + 100 (s) số hạt nhân X chưa bị phân rã chỉ còn 5% so với số hạt nhân ban đầu. Tính chu kì bán rã của chất phóng xạ đó.
A. 50s B. 40s C. 30s D. 10s
Câu 62: Chất phóng xạ pôlôni phát ra tia a và biến đổi thành chì. Cho chu kì của là 138 ngày. Ban đầu (t = 0) có một mẫu pôlôni chuyên chất. Tìm tỉ số giữa số hạt nhân pôlôni và số hạt nhân chì trong mẫu Tại thời điểm t1, tỉ số giữa số hạt nhân pôlôni và số hạt nhân chì trong mẫu là1/3. Tại thời điểm t2 = t1 + 276 ngày.
A.1/15 B.1/4 C. 4 D. 1
Câu 63: Côban \({}_{27}^{60}Co\) là đồng vị phóng xạ phát ra tia\({{\beta }^{-}}\) và\(\gamma \) với chu kì bán rã T = 71,3 ngày. Xác định tỷ lệ phần trăm chất Co bị phân rã trong 1 tháng (30 ngày).
A. 27,3%
B. 28,3%
C. 24,3%
D. 25,3%
Câu 64: Gọi \(\Delta t\) là khoảng thời gian để số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ giảm đi e lần (e là số tự nhiên với lne = 1), T là chu kỳ bán rã của chất phóng xạ. Hỏi sau khoảng thời gian 0,51\(\Delta t\) chất phóng xạ còn lại bao nhiêu phần trăm lượng ban đầu ? Cho biết e0,51 = 0,6.
A. 60% B. 70% C. 80% D. 90%
Câu 65: Hạt nhân\({}_{84}^{210}Po\) có tính phóng xạ\(\alpha \). Trước khi phóng xạ hạt nhân Po đứng yên. Tính động năng của hạt nhân X sau phóng xạ. Cho khối lượng hạt nhân Po là mPo = 209,93733u, mX = 205,92944u, m\(\alpha \) = 4,00150u, 1u = 931,5MeV/c2.
A. 0,1133 MeV
B. 1133 MeV
C. 1,133 MeV
D. 11,33 MeV
Câu 66: X là hạt nhân đồng vị chất phóng xạ biến thành hạt nhân Y. Ban đầu có một mẫu chất phóng xạ X tinh khiết. Tại thời điểm t nào đó tỉ số hạt nhân X trên số hạt nhân Y trong mẫu là 1/3. Đến thời điểm sau đó 22 năm tỉ số đó là 1/7. Chu kì bán rã của hạt nhân X là:
A. 110 năm
B. 8,8 năm
C. 66 năm
D. 22 năm
Câu 67: Một bệnh nhân điều trị bằng đồng vị phóng xạ, dùng tia \(\gamma \) để diệt tế bào bệnh. Thời gian chiếu xạ lần đầu là \(\Delta t=20\) phút, cứ sau 1 tháng thì bệnh nhân phải tới bệnh viện khám bệnh và tiếp tục chiếu xạ. Biết đồng vị phóng xạ đó có chu kỳ bán rã T = 4 tháng (coi \(\Delta t\)
A. 28,2 phút.
B. 24,2 phút.
C. 40 phút.
D. 20 phút.
Câu 68: Một bệnh nhân điều trị ung thư bằng tia gama lần đầu tiên điều trị trong 10 phút. Sau 5 tuần điêu trị lần 2. Hỏi trong lần 2 phải chiếu xạ trong thời gian bao lâu để bệnh nhân nhận được tia gama như lần đầu tiên. Cho chu kỳ bán rã T = 70 ngày và coi Dt << T
A. 17phút
B. 20phút
C. 14phút
D. 10 phút
Câu 69: Chọn phát biểu đúng khi nói về hiện tượng phóng xạ ?
A. Hiện tượng phóng xạ không phụ thuộc vào các tác động bên ngoài.
B. Hiện tượng phóng xạ do các nguyên nhân bên trong gây ra.
C. Hiện tượng phóng xạ luôn tuân theo định luật phóng xạ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 70: Tìm phát biểu sai về phản ứng nhiệt hạch:
A. Sự kết hợp hai hạt nhân rất nhẹ thành một hạt nhân năng hơn cũng toả ra năng lượng.
B. Mỗi phản ứng kết hợp toả ra năng lượng bé hơn một phản ứng phân hạch, nhưng tính theo khối lượng nhiên liệu thì phản ứng kết hợp toả ra năng lượng nhiều hơn.
C. Phản ứng kết hợp toả ra năng lượng nhiều, làm nóng môi trường xung quanh nên gọi là phản ứng nhiệt hạch.
D. Bom H là ứng dụng của phản ứng nhiệt hạch nhưng dưới dạng phản ứng nhiệt hạch không kiểm soát được.
Câu 71: Silic\({}_{14}^{31}Si\) là chất phóng xạ, phát ra hạt\({{\beta }^{-}}\) và biến thành hạt nhân X. Một mẫu phóng xạ \({}_{14}^{31}Si\) ban đầu trong thời gian 5 phút có 190 nguyên tử bị phân rã, nhưng sau 3 giờ cũng trong thời gian 5 phút chỉ có 85 nguyên tử bị phân rã. Hãy xác định chu kỳ bán rã của chất phóng xạ.
A. 2giờ
B. 2,595 giờ
C. 3giờ
D. 2,585 giờ
Câu 72: Ra224 là chất phóng xạ a. Lúc đầu ta dùng m0 = 1g Ra224 thì sau 7,3 ngày ta thu được V = 75cm3 khí Heli ở đktC. Tính chu kỳ bán rã của Ra224
A. 3,65 ngày
B. 36,5 ngày
C. 365 ngày
D. 300 ngày
Câu 73: Để xác định chu kỳ bán rã T của một đồng vị phóng xạ, người ta thường đo khối lượng đồng vị phóng xạ đó trong mẫu chất khác nhau 8 ngày được các thông số đo là 8µg và 2µg.Tìm chu kỳ bán rã T của đồng vị đó?
A. 4 ngày.
B. 2 ngày.
C. 1 ngày.
D. 8 ngày.
Câu 74: Phương trình phóng xạ của Pôlôni có dạng:\({}_{84}^{210}Po\) \(\to {}_{Z}^{A}Pb+\alpha \). Cho chu kỳ bán rã của Pôlôni T = 138 ngày. Giả sử khối lượng ban đầu m0 = 1g. Hỏi sau bao lâu khối lượng Pôlôni chỉ còn 0,707g?
A. 59 ngày
B. 69 ngày
C. 79 ngày
D. 89 ngày
Câu 75: Hiện nay trong quặng thiên nhiên có chứa cả\({}_{92}^{238}U\) và\({}_{92}^{235}U\) theo tỉ lệ nguyên tử là 140:1. Giả sử ở thời điểm tạo thành Trái Đất, tỷ lệ trên là 1:1. Hãy tính tuổi của Trái Đất. Biết chu kỳ bán rã của\({}_{92}^{238}U\) là 4,5.109 năm\({}_{92}^{235}U\) có chu kỳ bán rã 7,13.108năm
A. 60,4.108năm
B. 60,4năm
C. 60,4.108ngày
D. 60,4ngày
Câu 76: Trong các mẫu quặng Urani người ta thường thấy có lẫn chì Pb206 cùng với Urani U238. Biết chu kỳ bán rã của U238 là 4,5.109 năm, hãy tính tuổi của quặng trong các trường hợp tỷ lệ khối lượng giữa hai chất là 1g chì /5g Urani.
A. 1,18.1010 năm
B. 1,18.1011 năm
C. 1,18.109 năm
D. 1,18.108 năm
Câu 77: Hạt nhân 23Na phân rã b tạo thành hạt nhân X. Biết chu kì bán rã của Na là 15 giờ. Thời gian để tỉ số giữa khối lượng của X và Na có trong mẫu chất Na (lúc đầu nguyên chất) bằng 0,75 là:
A. 22,1 giờ
B. 12,1 giờ
C. 8,6 giờ
D. 10,1 giờ
Câu 78: Dùng một prôtôn có động năng 5,45 MeV bắn vào hạt nhân Be đang đứng yên. Phản ứng tạo ra hạt nhân X và hạt α. Hạt α bay ra theo phương vuông góc với phương tới của prôtôn và có động năng 4 MeV. Tính năng lượng tỏa ra trong phản ứng này. Lấy khối lượng các hạt bằng số khối của chúng.
A. 2,125 MeV.
B. 1,125 MeV.
C. 3,125 MeV.
D. 2,18 MeV.
Câu 79: Phóng xạ\(\alpha \) của Randon\({}_{86}^{222}Rn\).Có bao nhiêu phần trăm năng lượng toả ra trong phản ứng trên được chuyển thành động năng của hạt \(\alpha \)? Coi rằng hạt nhân Randon ban đầu đứng yên và khối lượng hạt nhân tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử bằng số khối của nó.
A. 91,2%
B. 94,2%
C. 98,2%
D. 93,2%
Câu 80: Randon\({}_{86}^{222}Rn\) là chất phóng xạ phóng ra hạt\(\alpha \) và hạt nhân con X với chu kì bán rã T = 3,8 ngày. Biết rằng sự phóng xạ này toả ra năng lượng 12,5MeV dưới dạng tổng động năng của hai hạt sinh ra (K\(\alpha \)+ KX). Hãy tìm động năng của mỗi hạt sinh rA. Khi tính, có thể lấy tỉ số khối lượng của các hạt gần đúng bằng tỉ số số khối của chúng
A. 12275 MeV; 0,225MeV
B. 12,275 MeV; 0,225MeV
C. 12,275 MeV; 225MeV
D. 12275 MeV; 225MeV
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | C | C | B | B | D | B | D | A | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | C | B | C | B | D | A | A | C | A |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
B | B | B | D | B | D | B | C | D | D |
31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
A | A | B | B | C | A | D | A | D | A |
41 | 42 | 43 | 44 | 45 | 46 | 47 | 48 | 49 | 50 |
A | A | A | D | D | C | D | C | B | C |
51 | 52 | 53 | 54 | 55 | 56 | 57 | 58 | 59 | 60 |
B | B | A | A | A | C | C | C | B | A |
61 | 62 | 63 | 64 | 65 | 66 | 67 | 68 | 69 | 70 |
A | A | D | A | A | D | A | C | B | C |
71 | 72 | 73 | 74 | 75 | 76 | 77 | 78 | 79 | 80 |
D | A | A | B | A | C | B | A | C | B |
...
---(Nội dung đề và đáp án từ câu 81 đến 100 của tài liệu, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè Chuyên đề Hạt nhân nguyên tử môn Vật lý 12 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.