Phương pháp giải bài tập về phản ứng đốt cháy, thủy phân chất béo môn Hóa học 12 năm 2021

A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, nên chất béo cũng có phản ứng thủy phân và phản ứng cháy tương tự như este:

\({\left( {RCOO} \right)_3}{C_3}{H_5} + 3{H_2}O \rightleftarrows 3RCOOH + {C_3}{H_5}{\left( {OH} \right)_3}\)

\({\left( {RCOO} \right)_3}{C_3}{H_5} + 3NaOH \to 3RCOONa + {C_3}{H_5}{\left( {OH} \right)_3}\)

\({\left( {{C_x}{H_y}COO} \right)_3}{C_3}{H_5} + \left[ {3x + 3 + \frac{{\left( {3y + 5} \right)}}{4}} \right]{O_2} \to \left( {3x + 6} \right)C{O_2} + \frac{{\left( {3y + 5} \right)}}{2}{H_2}O\)

- Với phản ứng thủy phân chất béo thường sử dụng:

+ Định luật bảo toàn, tăng giảm khối lượng.

+ Công thức: \({n_{chat\,\,beo}} = {n_{glixerol}} = \frac{{{n_{NaOH}}}}{3}\)

- Với phản ứng đốt cháy chất béo thường sử dụng:

+ Định luật bảo toàn khối lượng.

+ Công thức liên quan đến độ bất bão hòa trong chất béo: \({n_{chat\,\,beo}} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{\left( {k - 1} \right)}}\)

(Trong đó k là độ bất bão hòa trong chất béo).

B. BÀI TẬP MINH HỌA

Bài 1. Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần dùng vừa đủ 0,06 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là

A. 18,24 gam.                     

B. 17,8 gam.                        

C. 16,68 gam.                     

D. 18,38 gam.

Hướng dẫn giải

Gọi x là số mol của 17,24 gam chất béo.

\(\begin{gathered}
  {\left( {RCOO} \right)_3}{C_3}{H_5} + 3NaOH \to 3RCOONa + {C_3}{H_5}{\left( {OH} \right)_3} \hfill \\
  x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,3x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,3x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x \hfill \\ 
\end{gathered} \)

\( \to 3x = 0,06 \to x = 0,02.\)

Áp dụng bảo toàn khối lượng:

\({m_{chat\,\,beo}} + {m_{NaOH}} = {m_{xa\,\,phong}} + {m_{{C_3}{H_5}{{\left( {OH} \right)}_3}}}\)

\(\to {m_{xa\,\,phong}} = {m_{chat\,\,beo}} + {m_{NaOH}} - {m_{{C_3}{H_5}{{\left( {OH} \right)}_3}}} = 17,24 + 0,06.40 - 0,02.92 = 17,8\,\,gam.\)

Đáp án B.

Bài 2. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO­2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br 1M. Giá trị của a là

A. 0,20.

B. 0,30.  

C. 0,18.  

D. 0,15.

Hướng dẫn giải

Gọi k là số liên kết  trong chất béo, ta có:

\({n_{chat\,\,beo}} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{\left( {k - 1} \right)}} \to k - 1 = \frac{6}{1} \to k = 7.\)

Chất béo có 7 liên kết \(\pi \) thì 3 liên kết \(\pi \) trong 3 gốc \( - COO -  \to \) Chất béo còn 4 liên kết \(\pi \) trong gốc hiđrocacbon

\(\to a = \frac{1}{4}.{n_{B{{\text{r}}_2}}} = \frac{1}{4}.0,6.1 = 0,15\,\,mol.\)

Đáp án D.

Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 3,08 mol O2, thu được CO2 và 2 mol H­2O. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 35,36 gam muối. Mặt khác, m gam X tác dụng được tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,12. 

B. 0,16. 

C. 0,20.

D. 0,24.

Hướng dẫn giải

Gọi X là số mol triglixerit X trong m gam triglixerit X.

Xét phản ứng cháy:

Bảo toàn nguyên tố O ta có:

\(6{\text{x}} + 3,08.2 = 2.{n_{C{O_2}}} + 2 \to {n_{C{O_2}}} = 3x + 2,08.\)

Bảo toàn khối lượng ta có: \({m_X} = {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} - {m_{{O_2}}} = 44.\left( {3{\text{x}} + 2,08} \right) + 2.18 - 3,08.32\left( 1 \right)\)

Xét phản ứng xà phòng hóa:

\(\begin{gathered}
  {\left( {RCOO} \right)_3}{C_3}{H_5} + 3NaOH \to 3RCOONa + {C_3}{H_5}{\left( {OH} \right)_3} \hfill \\
  x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,3x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,3x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x \hfill \\ 
\end{gathered} \)

Bảo toàn khối lượng ta có: \({m_X} = {m_{muoi}} + {m_{glixerol}} - {m_{NaOH}} = 35,36 + 92x - 3x.40\left( 2 \right)\)

Từ (1) và (2) \( \to 44.\left( {3{\text{x}} + 2,08} \right) + 2,18 - 3,08.32 = 35,36 + 92{\text{x}} - 3x.40 \to x = 0,04\,\,mol.\)

Gọi k là số liên kết \(\pi \) trong X, ta có:

\(\frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{\left( {k - 1} \right)}} = {n_X} \leftrightarrow 0,04 = \frac{{\left( {3.0,04 + 2,08} \right) - 2}}{{\left( {k - 1} \right)}} \to k = 6.\)

X là 6 liên kết \(\pi \) thì 3 liên kết \(\pi \) trong 3 gốc \( - COO -  \to X\) còn 3 liên kết \(\pi \) trong gốc hiđrocacbon  \(a = 0,04.3 = 0,12\left( {mol} \right).\)

Đáp án A.

Bài 4: Thủy phân chất béo glixerol tristearat (C17H35COO)3C3H5 cần dùng 1,2 kg NaOH. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng glixerol thu được là:

A. 8,100 kg

B. 0.750 kg

C. 0,736 kg

D. 6,900 kg

Hướng dẫn giải

(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 (1)

Ta có: nNaOH = 1,2/40 = 0,03 (kmol)

Từ (1) ⇒ nC3H5(OH)3 = 1/3 nNaOH = 0,01 (kmol)

⇒ mC3H5(OH)3 = 0,01 x 92 = 0,92 (kg)

Vì H = 80% ⇒ mC3H5(OH)3 thực tế = 0,92 x 80/100 = 0,736 (kg)

Đáp án C

Bài 5: Thuỷ phân hoàn toàn 10 gam một lipit trung tính cần 1,68 gam KOH. Từ 1 tấn lipit trên có thể điều chế được bao nhiêu tấn xà phòng natri loại 72%.

A. 1,428

B. 1,028

C. 1,513

D. 1,628

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Theo đề bài ⇒ Thủy phân 10g lipid cần nNaOH = nKOH = 1,68/56 = 0,03 mol

⇒ Thủy phân 1 tấn lipid cần nNaOH = 3000 mol

⇒ nC3H5(OH)3 = 1/3 . nNaOH = 1000 mol

BTKL ⇒ mxà phòng = 106 + 3000.40 - 1000.92 = 1028000 = 1,028 tấn

⇒ m xà phòng 72% = 1,028/0,72 = 1,428 tấn

Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol nước là 6 mol. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng với 600 ml dung dịch brom 1M. Giá trị của a là

A. 0,15

B. 0,015

C. 0,12

D. 0,20

Hướng dẫn giải

nCO2 - nH2O = 6.n chất béo

→ số liên kết π trong chất béo = 6 + 1 = 7

Số liên kết π trong mạch cacbon (trừ đi liên kết π trong 3 nhóm R-COO): 7 - 3 = 4

→ a = 0,6 : 4 = 0,15 mol

C. LUYỆN TẬP

Câu 1: Xà phòng hoá chất nào sau đây thu được glixerol ?

A. tristearin    

B. metyl axetat    

C. metyl fomat    

D. benzyl axetat

Câu 2: Chất nào sau đây có phân tử khối lớn nhất ?

A. triolein    

B. tripanmitin    

C. tristearin    

D. trilinolein

Câu 3: Triolein không phản ứng với chất nào sau đây ?

A. H2 (có xúc tác)    

B. dung dịch NaOH    

C. dung dịch Br2

D. Cu(OH)2

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không đúng ?

A. Chất béo không tan trong nước.

B. Phân tử chất béo chứa nhóm chức este.

C. Dầu ăn và dầu mỏ có cùng thành phần nguyên tố.

D. Chất béo còn có tên là triglixerit.

Câu 5: Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức cấu tạo của ba muối là

A. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa.

B. HCOONa, CH=C-COONa và CH3-CH2-COONa.

C. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH=C-COONa.

D. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa.

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là

A.0,20.    

B. 0,15.   

C. 0,30.    

D. 0,18.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun. nóng có xúc tác Ni.

B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước,

C. Chất béo bị thuỷ phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm,

D. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức chứa mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b - c = 4a); Hiđro hoá m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam M với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất.rắn. Giá trị của m2 là

A.57,2.

B.52,6.    

C. 53,2.   

D. 42,6.

Câu 9: Cho các chất lỏng sau: axit axetic, glixerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên, có thể chỉ cần dùng

A. nước và quỳ tím

B. nước và dung dịch NaOH

C. dung dịch NaOH

D. nước brom

Câu 10: Để sản xuất xà phòng người ta đun nóng axit béo với dung dịch NaOH, Tính Khối lượng glixerol thu được trong quá trình xà phòng hóa 2,225 kg tristearin có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH (coi như phản ứng này xảy ra hoàn toàn)?

A. 1,78 kg     

B. 0,184 kg

C. 0,89 kg     

D. 1,84 kg

Câu 11: Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa bằng nước cứng vì nguyên nhân nào sau đây?

A. Vì xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải.

B. Vì gây hại cho da tay.

C. Vì gây ô nhiễm môi trường.

D. Cả A, B, C.

Câu 12: Có các nhận định sau:

1. Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch C dài không phân nhánh.

2. Lipit gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit, . . .

3. Chất béo là các chất lỏng.

4. Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.

5. Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.

6. Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.

Các nhận định đúng là

A. 1, 2, 4, 5.

B. 1, 2, 4, 6.

C. 1, 2, 3.

D. 3, 4, 5.

Câu 13: Đun sôi a gam một triglixerit (X) với dung dịch KOH đến khi phản ứng hoàn toàn được 0,92 gam glixerol và hỗn hợp Y gồm m gam muối của axit oleic với 3,18 gam muối của axit linoleic (C17H31COOH). Giá trị của m là

A. 3,2.     

B. 6,4.

C. 4,6     

D. 7,5.

Câu 14: Ở ruột non cơ thể người, nhờ tác dụng xúc tác của các enzim như lipaza và dịch mật chất béo bị thuỷ phân thành

A. axit béo và glixerol

B. axit cacboxylic và glixerol

C. CO2 và H2O

D. NH3, CO2, H2O

Câu 15. Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong diều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là:

A.2

B. 3

C. 5

D.4


----(Nội dung đầy đủ, chi chi tiết từ câu 16 đến câu 30 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Phương pháp giải bài tập về phản ứng đốt cháy, thủy phân chất béo môn Hóa học 12 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?