Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè Chuyên đề Sóng cơ và Sóng âm môn Vật lý 12 năm 2021

BỘ CÂU HỎI RÈN LUYỆN ÔN TẬP HÈ CHUYÊN ĐỀ SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM

 

1. CÁC BÀI TOÁN VỀ SÓNG CƠ HỌC

Câu 1: Một sóng truyền theo trục Ox với phương trình u = acos(4πt – 0,02πx) (u và x tính bằng cm, t tính bằng giây). Tốc độ truyền của sóng này là: 

A. 100 cm/s.           

B. 150 cm/s.           

C. 200 cm/s.           

D. 50 cm/s.

Câu 2: Hai nguồn kết hợp A,B dao động cùng pha với tần số là 50Hz, nằm cách nhau 6cm trên mặt nước. Người ta quan sát thấy các giao điểm của các gợn lồi với đường thẳng AB chia đoạn AB thành 10 đoạn bằng nhau. Tính vận tốc truyền sóng:

A. 30 cm/s             

B. 60 cm/s             

C. 24 cm/s             

D. 48 cm/s

Câu 3: Cho một sóng ngang có phương trình sóng : u = 5cosπ (t/0,1-x/2)mm. Trong đó x tính bằng cm, t tính bằng giây. Vị trí của phần tử sóng M cách gốc toạ độ 3 m ở thời điểm t = 2 s là:

A. uM =5 mm           

B. uM =0 mm           

C. uM =5 cm            

D. uM =2.5 cm

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Trong sóng cơ học chỉ có trạng thái dao động, tức là pha dao động được truyền đi, còn bản thân các phần tử môi trường thì dao động tại chỗ.

B. Cũng như sóng điện từ, sóng cơ lan truyền được cả trong môi trường vật chất lẫn trong chân không.

C. Các điểm trên phương truyền sóng cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.

D. Bước sóng của sóng cơ do một nguồn phát ra phụ thuộc vào bản chất môi trường, còn chu kỳ không phụ thuộc.

Câu 5: Một người gõ một nhát búa vào đường sắt, ở cách đó 1056m một người khác áp tai vào đường sắt thì nghe thấy 2 tiếng gõ cách nhau 3 giây. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330m/s thì vận tốc truyền âm trong đường sắt là:

A. 5100m/s       

B. 5200m/s       

C. 5300m/s     

D. 5280m/s

Câu 6: Sóng cơ truyền trên sơi dây với biên độ không đổi, tốc độ sóng là 2m/s, tần số 10Hz. Tại thời điểm t, điểm M trên dây có li độ 2cm thì điểm N trên dây cách M một đoạn 30cm có li độ:

A. 1cm                    B. -2cm                   C. 0                         D. -1cm

Câu 7: Sóng truyền trên dây với chu kì T, biên độ không đổi. Tại điểm M cách nguồn 17λ/6 ở thời điểm t=1,5T có li độ u = -2cm. Biên độ sóng bằng:

A. 3cm                     B. 5cm                     C. 4cm                     D. 2cm.

Câu 8: Một sóng có tần số 500Hz có tốc độ lan truyền 350 m/s. Hai điểm gần nhất trên sóng phải cách nhau một khoảng là bao nhiêu để giữa chúng có độ lệch pha bằng π/3 rad.

A. 0,117m                   B. 4,285m                   C. 0,233m                        D. 0,476m

Câu 9: Ở đầu một thanh thép đàn hồi dao động với tần số 16 Hz có gắn một quả cầu nhỏ chạm nhẹ vào mặt nước có hình thành một sóng tròn tâm O. Tại A và B trên mặt nước, nằm cách xa nhau 6cm trên một đường thẳng qua O, luôn dao động cùng pha với nhau. Biết vận tốc truyền sóng trong khoảng 0,4m/s đến 0,65m/s. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước có thể nhận các giá trị nào trong các giá trị sau?

A. 48 cm/s                  B. 44 cm/s                  C. 52 cm/s                        D. 24 cm/s

Câu 10: Để phân loại sóng ngang hay sóng dọc người ta căn cứ vào:

A. phương dao động.         

B. phương truyền sóng.

C. phương dao động và phương truyền sóng.        

D. vận tốc truyền sóng.

.Câu 11: Trên bề mặt của một chất lỏng yên lặng, ta gây dao động tại O có chu kì 0,5 s. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 0,4 m/s. Khoảng cách từ đỉnh sóng thứ 3 đến đỉnh thứ 8 kể từ tâm O theo phương truyền sóng là:

A. 2 m                         B. 2,5 m                      C. 1 m                              D. 0,5 m

Câu 12: Hai điểm cùng nằm trên phương truyền sóng mà dao động ngược pha khi:

A. Khoảng cách giữa chúng là một số nguyên lần nữa bước sóng.

B. Hiệu số pha của chúng là (2k+1) π

C. Hiệu số pha của chúng là k2π

D. Khoảng cách giữa chúng là một số nguyên lần bước sóng.

Câu 13: Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng phương trình u = Acoswt. Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ cực đại sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng

A. một số lẻ lần nửa bước sóng.     

B. một số nguyên lần bước sóng.

C. một số nguyên lần nửa bước sóng.      

D. một số lẻ lần bước sóng.

Câu 14: Khi sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì

A. chu kì của nó tăng.       

B. bước sóng của nó không thay đổi.

C. bước sóng của nó giảm.       

D. tần số của nó không thay đổi.

Câu 15: Một sóng lan truyền trên bề mặt một chất lỏng từ một điểm O với chu kỳ 2s và vận tốc 1,5m/s. Hai điểm M và N lần lượt cách O các khoảng d1=3md2=4,5m . Hai điểm M và N dao động:

A. Cùng pha.     

B. Ngược pha.     

C. Lệch pha p/2.   

D. Lệch pha p/4.

Câu 16: Một sóng cơ học lan truyền dọc theo 1 đường thẳng có phương truyền sóng tại nguồn O là: u o = A sin \(\frac{2\pi }{T}\)t (cm). Một điểm M cách nguồn bằng 1/3 bước sóng ở thời điểm t =  1/2  chu kì có độ dịch chuyển u M = 2(cm). Biên độ sóng A là :

A. 2\(\sqrt{3}\) (cm)      B. 2 (cm)                     C. \(\frac{4}{\sqrt{3}}\)(cm)  D. 4(cm)

Câu 17: Một sóng cơ học lan truyền trong 1 môi trường vật chất tại 1 điểm cách nguồn x (m) có phương trình sóng: u = 4 cos (\(\frac{\pi }{3}\)t - \(\frac{2\pi }{3}\)x) (cm). Vận tốc trong môi trường đó có giá trị :

A. 0,5(m/s)                  B. 1 (m/s)                    C. 1,5 (m/s)                        D. 2(m/s)

Câu 18: Một sóng cơ truyền từ O tới M cách nhau 15cm. Biết phương trình sóng tại O là \({{u}_{O}}=3c\text{os}(2\pi t+\frac{\pi }{4})cm\) và tốc độ truyền sóng là 60cm/s. Phương trình sóng tại M là:

A. \({{u}_{O}}=3c\text{os}(2\pi t+\frac{3\pi }{4})cm\)      

B. \({{u}_{O}}=3c\text{os}(2\pi t-\frac{\pi }{2})cm\)

C. \({{u}_{O}}=3c\text{os}(2\pi t-\frac{\pi }{4})cm\)         

D. \({{u}_{O}}=3c\text{os}(2\pi t+\frac{\pi }{2})cm\)

Câu 19: Khi nói về sóng cơ học phát biểu nào sau đây là sai?

          A. Sóng cơ là sự lan truyền dao động cơ trong môi trường vật chất.

          B. Sóng cơ học truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không.

          C. Sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc.

          D. Sóng cơ học lan truyền trên mặt nước là sóng ngang.

Câu 20: Một sóng âm có tần số 200 Hz lan truyền trong môi trường nước với vận tốc 1500 m/s. Bước sóng của sóng này trong nước là

A. 75,0 m.                  B. 7,5 m.                      C. 3,0 m.                             D. 30,5 m.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

A

B

D

B

C

A

A

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

A

B

D

B

C

A

C

B

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

A

A

C

B

A

A

A

A

D

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

B

A

C

C

D

C

B

C

D

B

41

42

43

44

45

 

 

 

 

 

B

B

B

B

A

 

 

 

 

 

 

2. GIAO THOA SÓNG

Câu 1: Hai nguồn dao động được gọi là hai nguồn kết hợp khi:

A. Dao động cùng phương, cùng biên độ và cùng tần số.

B. Cùng tần số và hiệu số pha không đổi theo thời gian.

C. Dao động cùng phương, cùng tần số và độ lệch pha không đổi theo thời gian.

D. Cùng biên độ và cùng tần số.

Câu 2: Dao động của điểm M trên mặt nước là tổng hợp của hai dao động được truyền đến từ hai nguồn giống hệt nhau có phương trình dao động u=4cos2πt. Điểm M dao động với biên độ cực đại bằng:

A. √2                           B.1/√2                         C.2√2                             D. 2 cm

Câu 3: Tại hai điểm A và B trên mặt nước dao động cùng tần số 16Hz, cùng pha, cùng biên độ. Điểm M trên mặt nước dao động với biên độ cực đại với MA = 30cm, MB = 25,5cm, giữa M và trung trực của AB có hai dãy cực đại khác thì vận tốc truyền sóng trên mặt nước là

A. v =24cm/s.             

B. v= 36cm/s.             

C. v = 20,6cm/s.        

D. v = 12cm/s.

Câu 4: Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có sự gặp nhau của hai sóng

A. xuất phát từ hai nguồn dao động cùng biên độ.

B. xuất phát từ hai nguồn truyền ngược chiều nhau.

C. xuất phát từ hai nguồn bất kì.

D. xuất phát từ hai nguồn sóng kết hợp cùng phương.

Câu 5 : Tại hai điểm A và B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng kết hợp dao động đồng pha theo phương thẳng đứng. Xét điểm M trên mặt nước, cách đều hai điểm A và B. Biên độ dao động do hai nguồn này gây ra tại M đều là a. Biên độ dao động tổng hợp tại M là

          A. 0,5a.                   B. a.                        C. 0.                       D. 2a.

Câu 6: Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 v S2 cách nhau 20cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là u1 = 5cos40pt (mm); u2=5cos(40pt+ p) (mm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng S1S2

          A. 11.                      B. 9.                        C. 10.                     D. 8.

Câu 7: Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng phương trình u = Acoswt. Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ cực đại sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng:

A. một số lẻ lần nửa bước sóng.           

B. một số nguyên lần bước sóng.

C. một số nguyên lần nửa bước sóng.             

D. một số lẻ lần bước sóng.

Câu 8: Trên mặt nước có hai nguồn A và B phát sóng kết hợp cùng pha với tần số f = 20 Hz, tốc độ truyền sóng v = 0,6 m/s. Xét hai điểm M và N trên mặt nước với MA = 22 cm, MB = 29,5 cm và NA = 18,7cm, NB=8,2cm. Số điểm có biên độ dao động tổng hợp cực đại trên đoạn MN là:

A. 5                         B. 6                         C. 7                        D. 8

Câu 9: Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt chất lỏng, hai nguồn kết hợp A và B dao độngvới tần số f = 25 Hz và cùng pha. Biết A và B cách nhau 10 cm và tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng v = 75 cm/s. Gọi C và D là hai điểm trên mặt nước sao cho ABCD là hình vuông. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn CD là:

A. 2                         B. 4                         C. 5                        D. 3

Câu 10: Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động

A. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

B. cùng tần số, cùng phương.

C. có cùng pha ban đầu và cùng biên độ.

D. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

.Câu 11: Trên mặt nước có 2 nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha, cùng tần số f=16 Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B những khoảng d1 = 30cm, d2 = 25,5cm sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có hai dãy cực đại khác. Tính vận tốc truyền sóng:  

A. 20 m/s               

B. 30 m/s               

C. 24 m/s               

D. 48 m/s

Câu 12: Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt chất lỏng bởi hai nguồn kết hợp A,B  dao động cùng pha, cùng tần số f=50Hz,  ta đo được khoảng cách gần nhất giữa hai điểm dao động có biên độ cực đại nằm trên đoạn AB là 4mm.Tốc độ truyền sóng:

A. 0,4m/s               

B. 0,5m/s               

C. 0,2m/s               

D. 0,8m/s

Câu 13: Âm thoa điện gồm hai nhánh dao động có tần số 100 Hz, chạm vào mặt nước tại hai điểm S1, S2 . Khoảng cách S1S2 = 9,6 cm. Vận tốc truyền sóng nước là 1,2 m/s. Có bao nhiêu gợn sóng  trong khoảng giữa S1 và S2 ?            

A. 17 gợn sóng                 

B. 14 gợn sóng           

C. 15 gợn sóng      

D. 8 gợn sóng

Câu 14: Trong một thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B dao động với tần số 15Hz và cùng pha.Tại một điểm M cách nguồn A và B những khoảng d = 16cm và d = 20cm, sóng có biên độ cực tiểu . Giữa M và đường trung trực của AB có 2 dãy cực đại. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là:

A. 24cm/s                B. 48cm/s                C. 20cm/s               D. 40 cm/s

Câu 15: Trên mặt nước nằm ngang, tại hai điểm S1 , S2 cách nhau 8,2 cm, người ta đặt hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động điều hoà theo phương thẳng đứng có tần số 15 Hz và luôn dao động đồng pha. Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 30 cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn S1S2 là :     

A. 11.                                 B. 8.                        C. 5.                       D. 9.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

D

A

D

D

C

B

B

D

D

11

12

13

14

15

 

 

 

 

 

C

A

C

A

D

 

 

 

 

 

 

3. SỰ PHẢN XẠ SÓNG VÀ SÓNG DỪNG

Câu 1: Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định cách nhau 75cm. Người ta tạo sóng dừng trên dây. Hai tần số gần nhau nhất cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 150Hz và 200Hz. Tần số nhỏ nhất tạo ra sóng dừng trên dây đó là:

A. 50Hz                  

B. 125Hz       

C. 75Hz                      

D. 100Hz

Câu 2: Khảo sát hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi AB. Đầu A nối với nguồn dao động, đầu B tự do thì sóng tới và sóng phản xạ tại B sẽ:

A. Vuông pha                    

B. Ngược pha                   

C. Cùng pha           

D. Lệch pha góc p/4

Câu 3: Một dây đàn hồi AB dài 60 cm có đầu B cố định, đầu A mắc vào một nhánh âm thoa đang dao động với tần số f=50 Hz. Khi âm thoa rung, trên dây có sóng dừng với 3 bụng sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây là :

A. v=15 m/s.          

B. v= 28 m/s.         

C. v=20 m/s.          

D. v= 25 m/s.

Câu 4: Một sợi dây dài l, hai đầu cố định. Người ta kích thích để có sóng dừng xuất hiện trên dây. Bước sóng dài nhất bằng:  

A. 1m       

B. 2m  

C. 4m   

D. không xác định được.

Câu 5: Người ta tạo sóng dừng trong ống hình trụ AB có đầu A bịt kín, đầu B hở. Ống đặt trong không khí, sóng âm trong không khí có tần số f = 1kHz, sóng dừng hình thành trong ống, tại đầu B ta nghe thấy âm to nhất. Giữa A và B có 2 nút sóng. Biết vận tốc sóng âm trong không khí là 340m/s. Chiều dài của ống AB là: 

A. 42,5cm              

B. 4,25cm              

C. 85cm                 

D. 8,5cm

Câu 6: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,2 m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Biết sóng truyền trên dây có tần số 100 Hz và tốc độ 80 m/s. Số bụng sóng trên dây là:  

A. 3.                          B. 5.                        C. 4.                           D. 2.

Câu 7: Một sợi dây đàn hồi dài l = 120cm có hai đầu A, B cố định. Một sóng truyền với tần số f = 50Hz, trên dây đếm được 5 nút sóng không kể hai nút A, B. Vận tốc truyền sóng trên dây là:

A. 30 m/s             

B. 20 m/s                     

C. 40 m/s                   

D. 12,5 m/s

Câu 8: Một sợi dây AB dài 100 cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số 40 Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20 m/s. Kể cả A và B, trên dây có

A. 7 nút và 6 bụng.

B. 3 nút và 2 bụng.        

C. 9 nút và 8 bụng.   

D. 5 nút và 4 bụng.

Câu 9: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi AB hai đầu cố định thì thấy trên dây có 7 nút. Biết tần số sóng là 42 Hz. Với dây AB và tốc độ truyền sóng như trên, muốn dây có 5 nút thì tần số sóng phải là:

      A. 58 Hz                  B. 28 Hz                  C. 30 Hz                 D. 63 Hz

Câu 10: Một sợi dây đàn hồi 80cm, đầu B giữ cố định, đầu A dao động điều hoà với tần số 50 Hz. Trên dây có một sóng dừng với 4 bụng sóng, coi A và B là nút sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây là

          A. 10 m/s.               B. 5 m/s.                 C. 20 m/s.               D. 40 m/s.

Câu 11: Trên một sợi dây đàn hồi dài 2,0 m, hai đầu cố định có sóng dừng với 2 bụng sóng. Bước sóng trên dây là

          A. 2,0m.                  B. 0,5m.                  C. 1,0m.                  D. 4,0m.

Câu 12: Một dây đàn có chiều dài L, hai đầu cố định. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất:

          A. 0,5L.                   B. 0,25L.                 C. L.                       D. 2L.

Câu 13: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng

A. một phần tư bước sóng.       

B. hai lần bước sóng.

C. một nữa bước sóng.     

D. một bước sóng.

Câu 14: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi thì khoảng cách giữa  nút sóng và bụng sóng liên tiếp bằng

A. hai lần bước sóng.         

B. một nửa bước sóng.

C. một phần tư bước sóng.         

D. một bước sóng.

Câu 15: Khi có sóng dừng trên một đoạn dây đàn hồi với hai điểm A, B trên dây là các nút sóng thì chiều dài AB sẽ

A. bằng một phần tư bước sóng.

B. bằng một bước sóng.

C. bằng một số nguyên lẻ của phần tư bước sóng.

D. bằng số nguyên lần nữa bước sóng.

Câu 16: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,8 m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng với 6 bụng sóng. Biết sóng truyền trên dây có tần số 100 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A. 60 m/s.              

B. 10 m/s.              

C. 20 m/s.              

D. 600 m/s.

Câu 17: Trong một ống thẳng, dài 2 m có hai đầu hở, hiện tượng sóng dừng xảy ra với một âm có tần số f. Biết trong ống có hai nút sóng và tốc độ truyền âm là 330 m/s. Tần số f có gi trị là

A. 165 Hz.              

B. 330 Hz.              

C. 495 Hz.             

D. 660 Hz.

Câu 18: Một sợi dây đàn hồi, hai đầu cố định có sóng dừng. Khi tần số sóng trên dây là 20 Hz thì trên dây có 3 bụng sóng. Muốn trên dây có 4 bụng sóng thì phải

A. tăng tần sồ thêm 20/3 Hz.     

B. Giảm tần số đi 10 Hz.

C. tăng tần số thêm 30 Hz.        

D. Giảm tần số đi còn 20/3 Hz.

Câu 19: Trên một sợi dây dài 90 cm có sóng dừng. Kể cả hai nút ở hai đầu dây thì trên dây có 10 nút sóng. Biết tần số của sóng truyền trên dây là 200 Hz. Sóng truyền trên dây có tốc độ là

A. 40 cm/s.            

B. 90 cm/s.            

C. 90 m/s.              

D. 40 m/s.

Câu 20: Một sợi dây AB dài 100 cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số 40 Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20 m/s. Kể cả A và B, trên dây có

A. 5 nút và 4 bụng.  

B. 3 nút và 2 bụng.  

C. 9 nút và 8 bụng. 

D. 7 nút và 6 bụng.

Câu 21: Một sợi dây AB có chiều dài 1 m căng ngang, đầu A cố định, đầu B gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hoà với tần số 20 Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định với 4 bụng sóng, B được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A. 50 m/s.   

B. 2 cm/s.       

C. 10 m/s.  

D. 2,5 cm/s.

Câu 22: Một sợi dây chiều dài căng ngang, hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng với n bụng sóng, tốc độ truyền sóng trên dây là v. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là

A. \(\frac{v}{n\ell }.\)       

B. \(\frac{nv}{\ell }\).      

C. \(\frac{\ell }{2nv}\).      

D.\(\frac{\ell }{nv}\).

Câu 23: Trên một đoạn dây có một hệ sóng dừng: Một đầu dây cố định, ở đầu dây kia có một bụng sóng. Gọi λ là bước sóng trên dây, chiều dài của dây bằng:

A. 5λ/8         

B. 3λ/4      

C. 10λ/4    

D. λ

Câu 24: Trong sóng dừng, các điểm trên cùng một bó sóng dao động:

A. cùng pha     

B. ngược pha       

C. vuông pha       

D. lệch pha nhau.

Câu 25: Trên một sợi dây có chiều dài l, hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Trên dây có một bụng sóng. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là v không đổi. Tần số của sóng là

A. 2vl          

B. v.2l      

C. v.l     

D. V

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

C

C

A

A

D

D

B

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

D

C

C

D

A

B

A

D

A

21

22

23

24

25

 

 

 

 

 

C

D

B

A

B

 

 

 

 

 

 

4. SÓNG ÂM

Câu 1: Với một sóng âm, khi cường độ âm tăng gấp 100 lần giá trị cường độ âm ban đầu thì mức cường độ âm tăng thêm:

A. 100 dB.              

B. 20 dB.                

C. 30 dB.               

D. 40 dB.

Câu 2: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1 m, hai đầu cố định, có sóng dừng với hai bụng sóng. Bước sóng của sóng truyền trên dây là

A. 0,25 m.              

B. 2 m.           

C. 0,5 m.  

D. 1 m.

Câu 3: Nguồn âm S phát ra một âm có công suất P không đổi, truyền đẵng hướng về mọi phương. Tại điểm A cách S một đoạn RA = 1m, mức cường độ âm là 70 dB. Giả sử môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại điểm B cách nguồn một đoạn 10 m là

A. 30 dB.                

B. 40 dB.                

C. 50 dB.               

D. 60 dB.

Câu 4: Tại một điểm, đại lượng đo bằng năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian là

A. độ to của âm.       

B. cường độ âm.

C. độ cao của âm.         

D. Mức cường độ âm.

Câu 5: Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là 40 dB và 80 dB. Cường độ âm tại N lớn hơn cường độ âm tại M

A. 1000 lần.           

B. 40 lần.               

C. 2 lần.                 

D. 10000 lần.

Câu 6: Tại một điểm M nằm trong môi trường truyền âm có mức cường độ âm là LM = 80 dB. Biết ngưỡng nghe của âm đó là I0 = 10-10 W/m2. Cường độ âm tại M có độ lớn

A. 10 W/m2.           

B. 1 W/m2.             

C. 0,1 W/m2.          

D. 0,01 W/m2.

Câu 7: Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây sai?

A. Siêu âm có thể truyền được trong chất rắn.

B. Siêu âm có tần số lớn hơn 20 kHz.

C. Siêu âm có thể truyền được trong chân không.

D. Siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật cản.

Câu 8: Ba điểm O, A, B cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 60 dB, tại B là 20 dB. Mức cường độ âm tại trung điểm M của đoạn AB là

A. 40 dB.  

B. 34 dB.  

C. 26 dB.   

D. 17 dB.

Câu 9: Tại một vị trí trong môi trường truyền âm, khi cường độ âm tăng gấp 10 lần giá trị cường độ âm ban đầu thì mức cường độ âm

A. giảm đi 10 B.     

B. tăng thêm 10 B. 

C. tăng thêm 10 dB.    

D. giảm đi 10 dB.

Câu 10: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước.

B. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.

C. Sóng âm trong không khí là sóng dọc.

D. Sóng âm trong không khí là sóng ngang.

Câu 11: Một ống có một đầu bịt kín tạo ra  âm cơ bản của nốt Đô có tần số 130,5Hz. Nếu người ta để hở cả đầu đó thì khi đó âm cơ bản tạo có tần số bằng bao nhiêu?      

A. 522 Hz               

B. 491,5 Hz            

C. 261 Hz              

D. 195,25 Hz

Câu 12: Trong các nhạc cụ, hộp đàn có tác dụng:

A. tránh được tạp âm và tiếng ồn làm cho tiếng đàn trong trẻo.

B. giữ cho âm phát ra có tần số ổn định.

C. làm tăng độ cao và độ to của âm.

D. vừa khuếch đại âm, vừa tạo ra âm sắc riêng của âm do đàn phát ra.

Câu 13: Âm gây ra cảm giác đau đớn nhức nhối cho tai người là âm có mức cường độ âm

A. nhỏ hơn 23 dB.  

B. lớn hơn 130 dB. 

C. lớn hơn 13 dB.    

D. nhỏ hơn 130 dB.

Câu 14: Một nguồn âm là nguồn điểm phát âm đẳng hướng trong môi trường không có sự hấp thụ và phản xạ âm. Tại một điểm cách nguồn âm 10m, mức cường độ âm là 50 dB. Tại điểm cách nguồn âm 100m mức cường độ âm

A. 5 dB.     

 B. 30dB.

C. 20dB.      

D. 40dB.

Câu 15: Âm sắc là đặc tính sinh lí của âm:

A. chỉ phụ thuộc vào biên độ.    

B. chỉ phụ thuộc vào cường độ âm.

C. chỉ phụ thuộc vào tần số. 

D. phụ thuộc vào tần số và biên độ.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

D

C

B

D

D

C

C

C

D

11

12

13

14

15

 

 

 

 

 

C

D

B

B

D

 

 

 

 

 

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè Chuyên đề Sóng cơ và Sóng âm môn Vật lý 12 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?