Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè Chuyên đề Dao động cơ môn Vật lý 12 năm 2021

BỘ CÂU HỎI RÈN LUYỆN ÔN TẬP HÈ CHUYÊN ĐỀ DAO ĐỘNG CƠ

 

1. CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN VỀ DAO ĐỘNG CƠ HỌC

Câu 1: Khi nói về dao động điều hòa của một chất điểm, phát biểu nào sau đây sai?

A. Cơ năng của chất điểm được bảo toàn.

B. Khi động năng của chất điểm giảm thì thế năng của nó tăng.

C. Biên độ dao động của chất điểm không đổi trong quá trình dao động.

D. Độ lớn vận tốc của chất điểm tỉ lệ thuận với độ lớn li độ của nó.

Câu 2: Một vật nhỏ dao động theo phương trình \(x=A\cos (\omega t+0,5\pi )(cm)\). Pha ban đầu của dao động là:

A. \(\pi \).               

B. 0,5\(\pi \).           

C. 0,25\(\pi \).    

D. 1,5\(\pi \).

Câu 3: Một chất điểm dao động theo phương trình \(x=6\cos \omega t\)(cm). Dao động của chất điểm có biên độ là

A. 2cm.                  

B. 6 cm.                 

C. 3 cm.    

D. 12 cm.

Câu 4: Một chất điểm dao động theo phương trình \(x=3\cos \omega t\) (cm). Dao động của chất điểm có chiều dài quỹ đạo là

A. 9cm.                  

D. 6 cm.                 

C. 3 cm.    

D. 12 cm.

Câu 5: Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chuyển động

A. nhanh dần đều.  

B. chậm dần đều.   

C. nhanh dần.    

D. chậm dần.

Câu 6:  Một vật dao động điều hòa với biên độ A và tốc độ cực đại vmax. Tần số góc của vật dao động là  

A. \(\frac{{{v}_{\max }}}{A}\).                   

B. \(\frac{{{v}_{\max }}}{\pi A}\).                    

C. \(\frac{{{v}_{\max }}}{2\pi A}\).                  

D. \(\frac{{{v}_{\max }}}{2A}\).

Câu 7: Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox với tần số góc w và có biên độ A. Biết gốc tọa độ O ở vị trí cân bằng của vật. Chọn gốc thời gian là lúc vật ở vị trí có li độ A/2 và đang chuyển động theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là :

A. x = Acos(wt +\(\frac{\pi }{4}\))    

B. x = Acos(wt -\(\frac{\pi }{3}\)) 

C. x = Acos(wt -\(\frac{\pi }{4}\))   

D. x = Acos(wt +\(\frac{\pi }{3}\))

Câu 8: Khi nói về một vật đang dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Vectơ gia tốc của vật đổi chiều khi vật có li độ cực đại.

B. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động về phía VTCB.

C. Vectơ gia tốc của vật luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.

D. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động ra xa VTCB.

Câu 9: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Vectơ gia tốc của chất điểm có

     A. độ lớn cực đại ở vị trí biên, chiều luôn hướng ra biên.

     B. độ lớn cực tiểu khi qua vị trí cân bằng luôn cùng chiều với vectơ vận tốc.

     C. độ lớn không đổi, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.

     D. độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.

Câu 10: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox với chu kỳ T. Vị trí cân bằng của chất điểm trùng với gốc tọa độ, khoảng thời gian ngắn nhất để nó đi từ vị trí có li độ x = A đến vị trí có li độ x =\(-\frac{A}{2}\) là:

A. \(\frac{T}{6}\).    

B. \(\frac{T}{4}\).  

C. \(\frac{T}{12}\).    

D. \(\frac{T}{3}\).

Câu 11: Một vật dao động điều hoà dọc theo trục Ox, quanh vị trí cân bằng O với biên độ A và chu kỳ T. Trong khoảng thời gian \(\frac{\text{T}}{\text{4}}\), quãng đường lớn nhất mà vật có thể đi được là

A.\(A\sqrt{2}\).        

B. A.      

C. \(\frac{\text{3A}}{\text{2}}\).       

D. \(A\sqrt{3}\).

Câu 12: Một vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos(wt + j). Gọi v và a lần lượt là vận tốc và gia tốc của vật. Hệ thức đúng là :

A. \(\frac{{{v}^{2}}}{{{\omega }^{4}}}+\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}={{A}^{2}}\).        

B. \(\frac{{{v}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}+\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}={{A}^{2}}\).  

C. \(\frac{{{v}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}+\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{4}}}={{A}^{2}}\).        

D. \(\frac{{{\omega }^{2}}}{{{v}^{2}}}+\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{4}}}={{A}^{2}}\).

Câu 13: Một vật dao động điều hòa với biên độ A và tần số f. Thời gian ngắn nhất để vật đi được quãng đường có độ dài A là 

A.\(\frac{1}{6f}.\)    

B. \(\frac{1}{4f}.\)   

C. \(\frac{1}{3f}.\)    

D. \(\frac{f}{4}.\)

Câu 14: Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T. Trong khoảng thời gian ngắn nhất khi đi từ vị trí biên có li độ x = A đến vị trí x =\(\frac{A}{2}\), chất điểm có tốc độ trung bình là

A. \(\frac{6A}{T}.\) 

B. \(\frac{9A}{2T}.\) 

C. \(\frac{3A}{T}.\)    

D. \(\frac{4A}{T}.\)

Câu 15: Một vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos(wt + j). Gọi v , v, a và am lần lượt là vận tốc, vận tốc cực đại , gia tốc  và gia tốc cực đại của vật. Hệ thức đúng là :

A. \(\frac{{{v}^{2}}}{{{\omega }^{4}}}+\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}={{A}^{2}}\).        

B. \(\frac{{{v}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}+\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}={{A}^{2}}\)      

C. \({{\left( \frac{v}{v_{m}^{{}}} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{a}{a_{m}^{{}}} \right)}^{2}}=1\).           

D. \({{\left( \frac{{{v}_{m}}}{v_{{}}^{{}}} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{{{a}_{m}}}{a_{{}}^{{}}} \right)}^{2}}=1\).

Câu 16: Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình x =Acos(ωt +\(\varphi \)). Vận tốc của vật có biểu thức là

A. v = ωAcos(ωt+\(\varphi \)).                

B. v = −ωAsin(ωt +\(\varphi \)).

C. v = −Asin(ωt+\(\varphi \)).                  

D. v = ωAsin(ωt +\(\varphi \)).

Câu 17: Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình x =Acos(ωt +\(\varphi \)). Gia tốc của vật có biểu thức là

A. a = ω2Acos(ωt+\(\varphi \)).    

B. a = −ω2Acos(ωt +\(\varphi \)).

C. a = −Aω2sin(ωt+\(\varphi \)).             

D. a = ω2Asin(ωt +\(\varphi \)).

Câu 18: Biểu thức li độ của vật dao động điều hòa có dạng\(x=A\cos \left( \omega t+\varphi  \right)\),vận tốc của vật có giá trị cực đại là

A. \({{v}_{\max }}=A\omega \).             

B. \({{v}_{\max }}=2A\omega \).          

C. \({{v}_{\max }}=A{{\omega }^{2}}\).     

D. \({{v}_{\max }}={{A}^{2}}\omega \).

Câu 19: Biểu thức li độ có dạng \(x=A\cos \omega t\), gia tốc của vật có giá trị cực đại là

A. \({{a}_{\max }}=A\omega \).             

B. \({{a}_{\max }}=2A{{\omega }^{2}}.\)        

C. \({{a}_{\max }}=A{{\omega }^{2}}\).    

D. \({{a}_{\max }}={{A}^{2}}\omega .\)

Câu 20: Khi một vật dao động điều hòa thì:

A. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

B. gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

C. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ.

D. vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

B

B

D

C

A

B

B

D

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

C

A

C

C

B

B

A

C

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

B

A

C

B

C

A

A

A

D

 

2. DAO ĐỘNG CON LẮC LÒ XO VÀ CON LẮC ĐƠN

Câu 1: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng 50 N/m và vật nhỏ có khối lượng 200 g đang dao động điều hòa theo phương ngang. Lấy π2 = 10. Tần số dao động của con lắc là:

A. 5,00 Hz.               

B. 2,50 Hz.               

C. 0,32 Hz.    

D. 3,14 Hz.

Câu 2: Tại một nơi có gia tốc trọng trường g, con lắc đơn có chiều dài dây treo dao động điều hòa với chu kỳ T, con lắc đơn có chiều dài dây treo l/2 dao động với chu kỳ :

A.T/ √2       

B. √2T     

C. 2T   

D. T/2

.Câu 3: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng 100N/m và vật nhỏ có khối lượng 100g, dao động điều hòa theo phương nằm ngang với biên độ 4cm. Khi vật ở vị trí mà lò xo dãn 2cm thì vận tốc của vật có độ lớn là:

A. 20 √3π cm/s    

B. 10π cm/s     

C. 20π cm/s      

D. 10 √3 cm/s

Câu 4: Một con lắc đơn dao động điều hòa tại địa điểm A với chu kỳ 2s. Đưa con lắc này đến địa điểm B cho nó dao động điều hòa trong khoảng thời gian 201s nó thực hiện được 100 dao động toàn phần. Coi chiều dài dây treo của con lắc không đổi. Gia tốc trọng trường tại B so với tại A.

A. giảm 1%      

B. tăng 1%      

C. tăng 0,1%       

D. giảm 0,1%

Câu 5: Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ. Con lắc này đang dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Lực kéo về tác dụng lên viên bi luôn hướng

A. theo chiều dương quy ước.         

B. theo chiều âm quy ước.

C. theo chiều chuyển động của viên bi.    

D. về vị trí cân bằng của viên bi.

Câu 6: Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ khối lượng m. Con lắc này đang dao động điều hòa có cơ năng

A. tỉ lệ nghịch với khối lượng m của viên bi.

B. tỉ lệ với bình phương biên độ dao động.

C. tỉ lệ với bình phương chu kì dao động.   

D. tỉ lệ nghịch với độ cứng k của lò xo.

Câu 7: Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ có khối lượng m và lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng k, dao động điều hoà theo phương thẳng đứng tại nơi có gia tốc rơi tự do là g. Khi viên bi ở vị trí cân bằng, lò xo dãn một đoạn Δ\(\ell \). Chu kỳ dao động điều hoà của con lắc này là

A. \(\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{k}{m}}\).                

B. \(2\pi \sqrt{\frac{\Delta \ell }{g}}\).                 

C.\(2\pi \sqrt{\frac{g}{\Delta \ell }}\).                 

D. \(\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{m}{k}}\).

Câu 8: Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ

A. tăng 4 lần. 

B. giảm 2 lần.              

C. tăng 2 lần.   

D. giảm 4 lần.

Câu 9: Một con lắc lò xo dao động điều hòa có chu kì là T. Nếu chọn gốc thời gian t = 0 lúc vật qua vị trí cân bằng, thì trong 1/4 chu kì đầu tiên, gia tốc của vật bằng nửa độ lớn gia tốc cực đại ở thời điểm

A. t = \(\frac{\text{T}}{\text{12}}\).   

B. t = \(\frac{\text{T}}{\text{6}}\).     

C. t = \(\frac{\text{T}}{\text{8}}\).   

D. t = \(\frac{\text{T}}{\text{4}}\).

Câu 10: Một con lắc lò xo dao động điều hòa có chu kì là T. Nếu chọn gốc thời gian t = 0 lúc vật qua vị trí cân bằng, thì trong 1/4 chu kì đầu tiên, gia tốc của vật có độ lớn cực đại ở thời điểm

A. t = \(\frac{\text{T}}{\text{12}}\).    

B. t = \(\frac{\text{T}}{\text{6}}\).     

C. t = \(\frac{\text{T}}{\text{8}}\).      

D. t = \(\frac{\text{T}}{\text{4}}\).

Câu 11:  Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T và biên độ A. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí có li độ x = \(-\frac{A}{2}\)đến x = \(\frac{A}{2}\) là

A. \(\frac{\text{T}}{\text{12}}\).             

B. \(\frac{\text{T}}{\text{6}}\).     

C. \(\frac{\text{T}}{3}.\)    

D. \(\frac{\text{T}}{\text{8}}\).

Câu 12:  Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T và biên độ A. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí có li độ x = A đến x = A/2  là

A. \(\frac{\text{T}}{\text{12}}\).             

B. \(\frac{\text{T}}{\text{6}}\).   

C. \(\frac{\text{T}}{3}.\)    

D. \(\frac{\text{T}}{\text{8}}\).

Câu 13:  Tại nơi có gia tốc trọng trường là g, một con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động đều hòa. Biết tại VTCB của vật độ dãn của lò xo là \(\Delta l\). Chu kì dao động của con lắc này là

A. \(2\pi \sqrt{\frac{g}{\Delta l}}\)              

B. \(\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{\Delta l}{g}}\)         

C. \(\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{g}{\Delta l}}\)

D. \(2\pi \sqrt{\frac{\Delta l}{g}}\)

Câu 14: Lực kéo về tác dụng lên một chất điểm dao động điều hòa có độ lớn

A. tỉ lệ với bình phương biên độ.            

B. tỉ lệ với độ lớn của li độ và luôn hướng VTCB                    

C. không đổi nhưng hướng thay đổi.

D. độ lớn và hướng không đổi.

Câu 15: Tại một nơi xác định, một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kỳ T, khi chiều dài con lắc tăng 4 lần thì chu kỳ con lắc

A. không đổi.      

B. tăng 16 lần.     

C. tăng 2 lần.    

D. tăng 4 lần.

Câu 16: Một con lắc đơn có chiều dài dây treo \(\ell \), dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Tần số dao động của con lắc là

A. \(\text{f =2}\pi \sqrt{\frac{\text{g}}{\ell }}\).         

B. \(\text{f =2}\pi \sqrt{\frac{\ell }{\text{g}}}\).                

C. \(\text{f =}\frac{\text{1}}{\text{2}\pi }\sqrt{\frac{\text{g}}{\ell }}\).      

D. \(\text{f =}\frac{\text{1}}{\text{2}\pi }\sqrt{\frac{\ell }{\text{g}}}\).

Câu 17: Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc không đổi) thì tần số dao động điều hoà của nó sẽ

     A. tăng vì chu kỳ dao động điều hoà của nó giảm.

     B. tăng vì tần số dao động điều hoà của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường.

     C. giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao.

     D. không đổi vì chu kỳ dao động điều hoà của nó không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường.

Câu 18: Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc a0. Biết khối lượng vật nhỏ của con lắc là m, chiều dài dây treo là \(\ell \), mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là

A. \(\frac{1}{2}mg\ell \alpha _{0}^{2}\).              

B. \(mg\ell \alpha _{0}^{2}\).                                         

C. \(\frac{1}{4}mg\ell \alpha _{0}^{2}\).             

D. \(2mg\ell \alpha _{0}^{2}\).

Câu 19: Một con lắc đơn gồm sợi dây có khối lượng không đáng kể, không dãn, có chiều dài \(\ell \)và viên bi nhỏ có khối lượng m. Kích thích cho con lắc dao động điều hoà ở nơi có gia tốc trọng trường g. Nếu chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng của viên bi thì thế năng của con lắc này ở li độ góc α có biểu thức là

A. mg\(\ell \)(1 - sinα).                            

B. mg\(\ell \)(1 + cosα).    

C. mg\(\ell \)(1 - cosα).                  

D. mg\(\ell \)(3 - 2cosα).

Câu 20: Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc a0 nhỏ. Lấy mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi con lắc chuyển động nhanh dần theo chiều dương đến vị trí có động năng bằng thế năng thì li độ góc a của con lắc bằng

A. \(\frac{{{\alpha }_{0}}}{\sqrt{3}}.\)        

B. \(\frac{{{\alpha }_{0}}}{\sqrt{2}}.\)         

C. \(\frac{\pi }{2}\)   

D. \(\frac{-{{\alpha }_{0}}}{\sqrt{3}}.\)

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

A

A

D

B

B

A

A

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

B

D

B

C

C

C

A

C

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

A

D

C

D

D

B

C

C

A

 

3. ĐỘNG NĂNG, THẾ NĂNG, CƠ NĂNG CỦA DAO ĐỘNG CƠ HỌC

Câu 1: Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là m dao động điều hòa theo phương ngang với phương trình x = Acosωt. Mốc tính thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là

A. mωA2.               

B. \(\frac{1}{2}m\omega {{A}^{2}}\).    

C. \(m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}\).             

D. \(\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}\).

Câu 2: Trong dao động điều hoà của một vật thì tập hợp ba đại lượng nào sau đây là không đổi theo thời gian?

     A. Tần số, cơ năng dao động.

     B. Lực phục hồi, vận tốc, cơ năng dao động.

     C. Biên độ, tần số, cơ năng dao động.

     D. Động năng, tần số, lực hồi phục.

Câu 3: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Trong các đại lượng sau của chất điểm: biên độ, vận tốc, gia tốc, động năng thì đại lượng không thay đổi theo thời gian là

A. vận tốc.              

B. gia tốc.               

C. động năng.                    

D. biên độ.

Câu 4: Một vật nhỏ khối lượng m dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình x = Acosωt. Động năng của vật tại thời điểm t là

A.  Wđ = \(\frac{1}{2}\)mA2ω2cos2 ωt.     

B.  Wđ =  mA2ω2sin2ωt.

C. Wđ = \(\frac{1}{2}\)mω2 A2 sin2ωt.      

D. Wđ = 2mω2A2sin2ωt.

Câu 5: Một vật nhỏ khối lượng m dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình x = Acosωt. Thế năng của vật tại thời điểm t là

A.  Wt = \(\frac{1}{2}\)mA2ω2cos2 ωt       

B.  Wt =  mA2ω2sin2ωt.              

C.  Wt = \(\frac{1}{2}\)mω2 A2 sin2ωt.      

D.  Wt = 2mω2A2sin2ωt.

Câu 6: Một con lắc lò xo dao động đều hòa với tần số \(2{{f}_{1}}\). Động năng của con lắc biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số \({{f}_{2}}\) bằng

A. \(2{{f}_{1}}\).       

B. \(\frac{{{f}_{1}}}{2}\). 

C. \({{f}_{1}}\).    

. 4\({{f}_{1}}\).       

Câu 7: Nếu một con lắc dao động điều hòa với chu kì 2T thì động năng và thế năng của nó biến đổi với chu kì là

A. 4T.                    

B. \(\frac{T}{4}.\)     

C. \(\frac{T}{2}.\)    

D.  T.

Câu 8: Vật nhỏ của một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang, mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Khi gia tốc của vật có độ lớn bằng một nửa độ lớn gia tốc cực đại thì tỉ số giữa động năng và thế năng của vật là

A. 1/2.      

B. 3.    

C. 2.    

D. 1/3.

Câu 9: Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ A. Li độ của vật khi động năng của vật bằng thế năng của vật là:

A.\(x=\pm \frac{A\sqrt{2}}{4}\)     

B.\(x=\pm \frac{A}{2}\)

C.\(x=\pm \frac{A}{4}\)     

D.\(x=\pm \frac{A\sqrt{2}}{2}\)

Câu 10: Con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương ngang với biên độ A. Li độ của vật khi động năng bằng ba lần thế năng là

A. x = ±A √2/4.        

B. x = ±A/2.            

C. x = ±A/4.    

D. x = ±A √2/2.

Câu 11:  Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T. Thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp động năng có trị số lớn gấp ba thế năng là:

A. T/4                     

B. T/12                   

C. T/6    

D. T/3

Câu 12: Đại lượng nào sau đây tăng gấp đôi khi tăng gấp đôi biên độ dao động điều hòa của con lắc lò xo

A. Cơ năng.      

B. Động năng.        

C. Vận tốc cực đại.       

D. Thế năng.

Câu 13: Trong dao động điều hòa độ lớn gia tốc của vật

A. giảm khi độ lớn của vận tốc tăng.     

B. tăng khi độ lớn của vận tốc tăng.

C. không thay đổi.     

D. tăng, giảm tùy thuộc vận tốc đầu.

Câu 14: Một chất điểm có khối lượng m dao động điều hoà xung quanh vị cân bằng với biên độ A. Gọi vmax , amax, Wđmax lần lượt là độ lớn vận tốc cực đại, gia tốc cực đại và động năng cực đại của chất điểm. Tại thời điểm t chất điểm có ly độ x và vận tốc là v. Công thức nào sau đây là không dùng để tính chu kì dao động điều hoà của chất điểm?

A. T = \(\text{2 }\!\!\pi\!\!\text{ }\text{.A}\sqrt{\frac{\text{m}}{\text{2}{{\text{W}}_{\text{dmax}}}}}\)          

B. T = \(\text{2 }\!\!\pi\!\!\text{ }\frac{\text{A}}{{{\text{v}}_{\text{max}}}}\).

C. T = \(\text{2 }\!\!\pi\!\!\text{ }\sqrt{\frac{\text{A}}{{{\text{a}}_{\text{max}}}}}\).          

D. T = \(\frac{\text{2 }\!\!\pi\!\!\text{ }}{\left| \text{v} \right|}\text{.}\sqrt{{{\text{A}}^{\text{2}}}\text{+}{{\text{x}}^{\text{2}}}}\).

Câu 15: Một vật nhỏ, khối lượng m, được treo vào đầu một lò xo nhẹ ở nơi có gia tốc rơi tự do bằng 9,8m/s2. Khi vật ở vị trí cân bằng lò xo giãn ra một đoạn bằng 5,0cm. Kích thích để vật dao động điều hoà. Thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí có vận tốc cực đại đến vị trí có động năng bằng 3 lần thế năng là

A. 7,5.10-2s.     

B. 3,7.10-2s.    

C. 0,22s.    

D. 0,11s.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

D

C

A

D

D

B

D

B

11

12

13

14

15

 

 

 

 

 

C

C

A

D

B

 

 

 

 

 

 

4. DAO ĐỘNG TẮT DẦN, DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC, SỰ CỘNG HƯỞNG

Câu 1: Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Động năng của vật biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian.

B. Lực cản của môi trường tác dụng lên vật càng nhỏ thì dao động tắt dần càng nhanh.

C. Cơ năng của vật không thay đổi theo thời gian.

D. Biên độ dao động của vật giảm dần theo thời gian.

Câu 2: Dao động tắt dần

A. luôn có hại.    

B. có A không đổi.  

C. có A giảm dần.     

D. luôn có lợi.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ?

     A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.

     B. Dao động tắt dần có cơ năng không đổi theo thời gian.

     C. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.

     D. Khi f của ngoại lực cưỡng bức bằng f dao động riêng của hệ dao động thì xảy ra cộng hưởng.

Câu 4: Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào sai?

     A. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức.

     B. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức.

     C. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.

     D. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.

Câu 5: Dao động của con lắc vật lí trong đồng hồ quả lắc khi đồng hồ chạy đúng là dao động

A. cưỡng bức.      

B. duy trì.       

C. tự do.          

D. tắt dần.

Câu 6: Một người xách một xô nước đi trên đường, mỗi bước đi là 45 cm thì thấy xô bị sóng sánh mạnh nhất.Chu kì dao động riêng của nước trong xô là 0,3 s. Vận tốc của người đó là

A. 3,6 m/s.                  

B. 4,2 km/h.                

C. 4,8 km/h.    

D. 5,4 km/h.

Câu 7: Một con lắc dao động tắt dần chậm. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 3%. Phần năng lượng con lắc bị mất đi trong một dao động toàn phần là

A. 3% 

B. 6%     

C. 9%    

D. 27%

Câu 9: Một vật treo vào đầu dưới lò xo thẳng đứng, đầu trên của lo xo treo vào điểm cố định. Từ vị trí cân bằng kéo vật xuống một đoạn 3cm rồi truyền vận tốc v0 thẳng đứng hướng lên. Vật đi lên được 8cm trước khi đi xuống. Biên độ dao động của vật là

A. 4cm.    

B. 11cm.                

C. 5cm.                  

D. 8(cm).

Câu 9: Tại vị trí cân bằng, truyền cho quả nặng một năng lượng ban đầu E = 0,0225J để quả nặng dao động điều hoà theo phương đứng xung quanh vị trí cân bằng. Lấy g = 10m/s2. Độ cứng của lò xo là k = 18 N/m. Chiều dài quỹ đạo của vật bằng

A. 5cm.        

B. 10cm.    

C. 3cm.       

D. 2cm.

Câu 10:  Hiện tượng cộng hưởng thể hiện rõ rệt nhất khi

A.  biên độ của lực cưỡng bức nhỏ.       

B.  tần số của lực cưỡng bức lớn.

C.  lực ma sát của môi trường lớn.        

D.  lực ma sát của môi trường nhỏ.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?

     A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.

     B. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian.

     C. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.

     D. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực.

Câu 12: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?

     A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.

     B. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.

     C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

     D. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.

Câu 13: Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động

A. với tần số bằng tần số dao động riêng.           

B. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng.

C. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng.       

D. mà không chịu ngoại lực tác dụng.

Câu 14: Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Biên độ dao động của vật giảm dần theo thời gian.
  2. Cơ năng của vật không thay đổi theo thời gian.
  3. Động năng của vật biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian.
  4. Lực cản của môi trường tác dụng lên vật càng nhỏ thì dao động tắt dần càng nhanh.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ tắt dần?

     A. Dao động tắt dần không có chu kì xác định.

     B. Nguyên nhân tắt dần của dao động là do lực ma sát của môi trường tác dụng lên vật dao động.

     C. Trong đời sống và kỹ thuật sự tắt dần của dao động là có hại vì nó làm tiêu hao năng lượng.

     D. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.

Câu 16: Khi nói về dao động cơ, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dao động cơ là dao động được mô tả bằng một định luật dạng sin hoặc cosin.

B. Một hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực thì nó dao động cưỡng bức.

C. Một hệ dao động cưỡng bức sẽ xảy ra hiện tượng cộng hưởng khi tần số của ngoại lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ

D. Dao động duy trì là dao động tự do không có ma sát với chu kỳ dao động là chu kỳ riêng của hệ.

Câu 17: Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực F = F0cospft (với F0 và f không đổi, t tính bằng s). Tần số dao động cưỡng bức của vật là

A. f.     

B. pf.      

C. 2pf.    

D. 0,5f.

Câu 18: Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian?

A. Biên độ và tốc độ     

B. Li độ và tốc độ    

C. Biên độ và gia tốc     

D. Biên độ và cơ năng

Câu 19: Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên điều hòa với tần số f. Chu kì dao động của vật là

A. \(\frac{1}{2\pi f}\).    

B. \(\frac{2\pi }{f}\).

C. 2f.            

D. \(\frac{1}{f}\).

Câu 20: Một đoàn xe lửa chạy đều. Các chỗ nối giữa hai đường ray tác dụng một kích động vào các toa tàu coi như ngoại lực. Khi tốc độ tàu là 45 km/h thì đèn treo ở trần toa xem như con lắc có chu kì 1s rung lên mạnh nhất. Chiều dài mỗi đường ray là

A. 8,5 m.                     

B. 10,5 m.      

C. 12,5 m.    

D. 14 m.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

B

C

B

B

B

C

B

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

C

A

A

C

C

D

D

D

C

 

5. TỔNG HỢP HAI DAO ĐỘNG

Câu 1: Một vật nhỏ khối lượng 100g thực hiện đồng thời hai DĐĐH cùng phương, cùng tần số góc 20rad/s. Biên độ các dao động thành phần là A1 = 2cm ; A2  = 3cm. Độ lệch pha giữa hai dao động đó là \(\pi /3\)(rad). Năng lượng dao động của vật

A. 0,038J                    

B. 0,05J                      

C. 0,02J    

D. 0,018J

Câu 2: Một vật thực hiện đồng thời 2 dao động điều hòa x1 = 3cos(4pt + ) cm và x2 = 3cos(4pt +π/2) cm. Hãy xác định dao động tổng hợp của hai dao động trên?

A. x = 3 √3cos(4pt + π/6) cm         

B. x = 3 √3cos(4pt + π/3) cm

C. x = 3 √3cos(4pt + π/3) cm    

D. x = 3cos(4pt + π/3) cm

Câu 3: Một vật thực hiện đồng thời 2 dao động điều hòa với biên độ ℓần ℓượt ℓà 3 cm và 5 cm. Trong các giá trị sau giá trị nào không thể ℓà biên độ của dao động tổng hợp.

A. 4 cm     

B. 5 cm   

C. 3cm     

D. 10 cm

Câu 4: Một vật thực hiện hai dao động điều hòa với phương trình lần lượt là x1 = 4cos(6pt + π/3); x2 = cos(6pt + j) cm. Hãy xác định vận tốc cực đại mà dao động có thể đạt được.

A. 54p cm/s                

B. 6p cm/s                 

C. 45cm/s                    

D. 9p cm/s

Câu 5: Một vật thực hiện 2 dao động điều hòa với phương trình x1 = 4cos(wt + π/2) cm; x2 = A2cos(wt + j2) cm. Biết rằng phương trình tổng hợp của hai dao động ℓà x = 4căn2cos(wt + π/4) cm. Xác định x2?

A. x2 = 5cos(wt)             

B. x2 = 4 cos(wt)         

C. x2 = 4cos(wt -p)                       

D. x2=6cos(wt)

Câu 6: Cho hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là x1 = 5cos(100πt +π) (cm) và x2 = 5cos(100πt - π/2)(cm). Phương trình dao động tổng hợp của hai dao động trên là:

A. x = 10cos(100πt + 3π/4)(cm).                

B. x = 10cos(100πt -3π/4)(cm).                                

C. x = 5√2cos(100πt -3π/4)(cm).                 

D. x = 5√2cos(100πt+3π/4)(cm).

Câu 7: Cho hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là: x1 = A1coswt và \({{x}_{2}}={{A}_{2}}\cos (\omega t+\frac{\pi }{2})\). Biên độ dao động tổng hợp của hai động này là

A. \(A=\left| {{A}_{1}}-{{A}_{2}} \right|\).   

B. A = \(\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}}\).                      

C. A = A1 + A2.    

D. A = \(\sqrt{\left| A_{1}^{2}-A_{2}^{2} \right|}\).

Câu 8: Cho hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là: x1 = A1coswt và \({{x}_{2}}={{A}_{2}}\cos (\omega t+\pi )\). Biên độ dao động tổng hợp của hai động này là

A. \(A=\left| {{A}_{1}}-{{A}_{2}} \right|\).   

B. A = \(\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}}\).                      

C. A = A1 + A2.    

D. A = \(\sqrt{\left| A_{1}^{2}-A_{2}^{2} \right|}\).

Câu 9: Một vật nhỏ có chuyển động là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai dao động này có phương trình là x1 = A1cosωt và x2 = A2cos(ωt + \(\frac{\pi }{2}\)). Gọi E là cơ năng của vật. Khối lượng của vật bằng

A. \(\frac{E}{{{\omega }^{2}}\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}}}\).    

B. \(\frac{2E}{{{\omega }^{2}}\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}}}\).          

C. \(\frac{E}{{{\omega }^{2}}(A_{1}^{2}+A_{2}^{2})}\).    

D. \(\frac{2E}{{{\omega }^{2}}(A_{1}^{2}+A_{2}^{2})}\).

Câu 10: Độ lệch pha của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và ngược pha nhau là

A. \((2k+1)\frac{\pi }{2}\,\)(với k = 0, ±1, ±2, …)  

B. (2k +1) π (với k = 0, ±1, ±2, …)

C.  2kπ (với k = 0, ±1, ±2, …)                  

D. kπ (với k = 0, ±1, ±2, …)

Câu 11: Độ lệch pha của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và cùng pha nhau là

A. \((2k+1)\frac{\pi }{2}\,\)(với k = 0, ±1, ±2, …)  

B. (2k +1) π (với k = 0, ±1, ±2, …)

C.  2kπ (với k = 0, ±1, ±2, …)                  

D. kπ (với k = 0, ±1, ±2, …)

Câu 12: Độ lệch pha của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và vuông pha nhau là

A. \((2k+1)\frac{\pi }{2}\,\)(với k = 0, ±1, ±2, …)  

B. (2k +1) π (với k = 0, ±1, ±2, …)

C.  2kπ (với k = 0, ±1, ±2, …)                  

D. kπ (với k = 0, ±1, ±2, …)

Câu 13: Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số , có biên độ là A1 và A2. Biên độ của dao  động tổng hợp của hai dao động trên có giá trị lớn nhất bằng

A. \(\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}}\)         

 B. A1 + A2.                     

C. 2A1.                    

D. 2A2

Câu 14: Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số , có biên độ là A1 và A2 (A1 > A2). Biên độ của dao  động tổng hợp của hai dao động trên có giá trị nhỏ nhất bằng

A. 0.                         

B. A1 -  A2.                     

C. 2A1.                

D. 2A2

Câu 15: Hai dao động điều hoà cùng phương có phương trình:

\({{x}_{1}}=A\cos (\omega t+\frac{\pi }{3})\) và\({{x}_{2}}=A\cos (\omega t-\frac{2\pi }{3})\)là hai dao động 

A. ngược pha.        

B. cùng pha.           

C. lệch pha \(\frac{\pi }{2}\).            

D. lệch pha\(\frac{\pi }{3}\).

Câu 16: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa, cùng phương cùng tần số, cùng biên độ A và lệch pha nhau p/2. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động trên bằng

A. A.                       

B. 2A.                     

C.  \(A\sqrt{2}.\)     

D. \(2\sqrt{A.}\)

Câu 17: Hai dao động có phương trình lần lượt là: x1 = \(5\cos (2\pi t+0,75\pi )\)(cm) và x2 =\(10\cos (2\pi t+0,5\pi )\)(cm). Độ lệch pha của hai dao động này có độ lớn bằng

A. 0,25\(\pi \).         

B. 1,25\(\pi \).         

C. 0,50\(\pi \).    

D. 0,75\(\pi \).

Câu 18: Hai DĐĐH cùng phương, cùng tần số, có biên độ A1 = 5cm; A2 = 8 cm và pha ban đầu \({{\varphi }_{1}}=-\frac{\pi }{6}\And {{\varphi }_{2}}=\frac{5\pi }{6}\). Biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp là

A. 9,4cm; \(\frac{\pi }{3}\)      

B. 13cm; \(\pi \)  

C. 3cm;\(\frac{5\pi }{6}\)

D. 3cm; \(\frac{-\pi }{6}\)

Câu 19: Hai DĐĐH cùng phương, có phương trình \({{x}_{1}}=4\sin (\pi .t+\alpha )\) (cm) và \({{x}_{2}}=4\sqrt{3}\cos (\pi .t)\)(cm). Biên độ của dao động tổng hợp có giá trị nhỏ nhất và giá trị \(\alpha \)

A. \(\sqrt{3}\)cm; 0     

B. 2,9; \(\pi \)          

C. 2,9cm; \(\frac{\pi }{2}\)        

D. 2,9cm; \(\frac{-\pi }{2}\)

Câu 20: Một vật tham gia đồng thời hai DĐĐH cùng w=10 rad/s với biên độ dao động lần lượt là A1; A2, vuông pha với nhau.  Biết A1 = 8 cm và vận tốc lớn nhất của vật là 1 m/s. A2 có giá trị

A. 2 cm.                     

B. 6 cm.                      

C. 8 cm.    

D. 10 cm.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

D

A

B

C

B

A

D

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

A

B

B

A

C

A

C

B

B

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè Chuyên đề Dao động cơ môn Vật lý 12 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?