Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Amin - Amino axit môn Hoá học lớp 12 năm 2021 có đáp án

1. CÂU HỎI RÈN LUYỆN VỀ AMIN

Câu 1: Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là

A. CnH2nN.                         B. CnH2n+1N.                C. CnH2n+3N.                D. CnH2n+2N.

Câu 2: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một ?

A. (CH3)3N.                        B. CH3NHCH3.             C. CH3NH2.                   D. CH3CH2NHCH3.

Câu 3: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai ?

A. phenylamin                      B. metylamin                   C. đimetylamin                D. Trimetylamin

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.

B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.

C. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.

D. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím.

Câu 5: Cho 24,25 gam muối H2NCH2COONa tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư), thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 33,38.                              B. 16,73.                          C. 42,50.                          D. 13,12.

Câu 6: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Gly-Gly-Gly-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 24 gam Gly, 26,4 gam Gly-Gly và 22,68 gam Gly-Gly-Gly. Giá trị của m là:

A. 73,08.                              B. 133,32                         C. 66,42                           D. 61,56

Câu 7: Amino axit X trong phân tử chỉ chứa hai loại nhóm chức. Cho 0,15 mol X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH, thu được 26,55 gam muối, số nguyên tử hiđro trong phân tử X là:

A. 9.                                     B. 6.                                 C. 7.                                 D. 8.

Câu 8:  Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chi có nhóm chức -COOH và -NH2 trong phân tử), trong đó tì lệ mo : mN = 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với 7,66 gam hồn hợp X cần 60 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hòan toàn 7,66 gam hỗn hợp X cần 6,384 lít O2 (đktc). Dần toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, và N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là:

A. 26 gam.                            B. 30 gam.                       C. 40 gam.                       D. 20 gam.

Câu 9: Cho các phát biểu sau:

(1) Protein là hợp chất thiên nhiên cao phân tử có cấu trúc phức tạp.

(2) Protein có trong cơ thể người và động vật.

(3) Cơ thể người và động vật không thể tổng hợp được protein từ các chất vô cơ, mà chỉ tổng hợp được từ các amino axit.

 (4) Protein bền với nhiệt, với axit và kiềm.

 Những phát biểu đúng là

A. (1) và (2).                         B. (2) và (3).                    C. (1), (2) và (3).             D. (1), (2) và (4).

Câu 10: Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ A là (C2H7NO2)n. A có công thức phân tử là

A. C2H7NO2.                      B. C4H14N2O4.             C. C6H21N3O6.             D. C3H21N3O6.

Câu 11. Hỗn hợp X gồm ba amin đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau. Đốt cháy hoàn toàn 11,8 gam X thu được 16,2 gam H2O, 13,44 lít CO2 (đktc) và V lít khí N2 (đktc). Ba amin trên có công thức phân tử lần lượt là:

 A. CH3NH2, C2H5NH2, C3H7NH2    

B. CH  C-NH2; CH C-CH2NH2, CH C-C2H4NH2  

C. C2H3NH2,C3H5NH2,C4H7NH2      

D. C2H5NH2 , C3H7NH2 , C4H9NH2

Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X (có số N nhỏ hơn 4) bằng oxi vừa đủ thu được 0,7 mol hỗn hợp khí và hơi. Cho 9 gam X tác dụng với dung dịch HC1 dư, số mol HCl phản ứng là?

 A. 0,3                                  B. 0,4                                C. 0,15                              D. 0,2

Câu 13. Hỗn hợp khí X gồm etylamin và 2 hiđrocacbon là đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch H2SO4 đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí. CTPT của 2 Hiđrocacbon là:

 A. CH4,C2H6                       B. C2H4,C3H6                    C. C2H6,C3H8                    D. C3H6,C4H8

Câu 14. 42,8 gam một hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp là A và B. Chia hỗn hợp X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1: tác dụng vừa đủ với 0,3 lít dung dịch H2SO4 1M. Phần 2: đốt cháy hoàn toàn tạo ra V lít N2 (đktc). Số mol mỗi amin trong hỗn hợp ban đầu, công thức phân tử của các amin và giá trị của V lần lượt là:

A. 0,8 mol CH3NH9; 0,4 mol C2H5NH2; 6,72 lít N2 

B. 0,8 mol C2H5NH2; 0,4 mol C3H7NH2 ; 11,2 lít N2 

C. 0,4 mol CH3NH9 ; 0,2 mol C2H5NH2; 6,72 lít N2

D. 0,6 mol C2H5NH9 ; 0,3 mol C3H7NH2; 8,96 lít N2

Câu 15. Hỗn hợp X gồm amin đơn chức và 02 có tỷ lệ mol 2 : 9. Đốt cháy hoàn toàn amin bằng O2 sau đó sản phẩm cháy qua dung dịch NaOH đặc, dư, khí thoát ra có tỷ khối so với H2 là 15,2. Vậy công thức của amin là:

 A. C3H9N                            B. C2H5N                          C. C2H5N                          D. C2H7N

Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin đơn chức X bằng không khí vừa đủ thu được 1,76 gam CO2; 1,26 gam H2O và V lít N2 (đktc). Giả sử không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% về thể tích. Công thức phân tử của X và thể tích V lần lượt là:

A. X là C2H5NH2 ; V = 6,72 lít                    

B. X là C3H7NH2 ; V = 6,944 lít       

C. X là C3H7NH2 ; V = 6,72 lít                  

D. X là C2H5NH2 ; V = 6,944 lít

Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một amino no, mạch hở, bằng oxi vừa đủ thu được 12,5 gam hỗn hợp hơi T. Thể tích của T bằng thể tích của 14,4 gam oxi (đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Đưa T về đktc thu được V lít khí Z. Giá trị của V là:

 A. 6,72                                B. 7,84                              C. 4,48                              D. 8,96

Câu 18. Hỗn hợp X gồm hai amin đồng đẳng kế tiếp no, mạch thẳng, có 2 nhóm -NH2 trong phân tử. Đốt cháy V ml hỗn hợp (X cùng với oxi vừa đủ) thì thu được 925 ml hỗn hợp hơi Y (H2O, CO2, N2). Dẫn Y qua H2SO4 đặc thì còn lại 425 ml khí. Biết các thể tích khí và hơi đo ở cùng điểu kiện nhiệt độ áp suất. Số đồng phân amin bậc 1 tối đa của 2 amin là:

 A. 3;6                                  B. 4;6                                C. 4;4                                D. 3;5

Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn 50 ml hỗn hợp khí X gồm trimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 375 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn toàn bộ Y đi qua dung dịch H2SO4 đặc (dư), thể tích khí còn lại là 175 ml. Các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện. Hai hiđrocacbon đó là

 A. C2H4 và C3H6                 B. C3H6 và C4H8               C. C2H6 và C3H8               D. C3H8 và C4H10

Câu 20. Cho hỗn hợp thể tích V1 gồm O2 và O3 có tỷ khối với H2 = 22. Cho hỗn hợp Y có thể tích V2 gồm metylamin và etylamin có tỷ khối so với H2 = 17,8333. Đốt cháy hoàn toàn V2 lít khí Y cần V1 lít khí X. Tỉnh tỷ lệ V1 : V2?

 A. 1                                     B. 2                                   C. 2,5                                D. 3

Câu 21. Một hồn hợp A gồm CH4, C2H4, C3H4 và CH3NH2. Đốt cháy hoàn toàn A bằng 1 lượng oxi vừa đủ. Cho toàn bộ sản phẩm qua bình 1 đựng P2O5 (dư), bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 nhận thấy khối lượng bình 1 tăng 16,2 gam; ở bình 2 xuất hiện 40 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi đun kĩ dung dịch ở bình 2 thấy xuất hiện thêm 7,5 gam kết tủa nữa. Thể tích khí oxi (ở đktc) đã tham gia phản ứng là:

 A. 44,8 lít.                           B. 15,68 lít.                       C. 22,40 lít.                       D. 11,20 lít.

Câu 22. Hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức, mạch hở, trong đó Y no, Z có 1 nối đôi C=C. 0,1 mol X phản ứng với tối đa 0,14 mol HBr. Đốt cháy hoàn toàn X bằng oxi vừa đủ thu được hỗn hợp hơi T có thể tích bằng thể tích của 23,04 gam oxi (đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất), dT/H2 = 14,403. CTPT của Y và Z lần lượt là:

 A. C3H9NvàC2H5N             B. C3H9NvàC3H7N           C. C2H7NvàC4H9N           D. CH5N và C3H7N

Câu 23. Hỗn hợp X gồm 1 ankin, 1 ankan (số mol ankin bằng số mol ankan), 1 anken và 2 amin no, đơn chức, mạch hở Y và Z là đồng đẳng kế tiếp (My < Mz). Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X trên cẩn 174,72 lít O2, thu được N2, CO2 và 133,2 gam H2O. Chất Y là:

 A. Metylamin                      B. Etylamin                       C. Propylamin                   D. Butylamin

Câu 24. Trộn 2 thể tích 02 với 5 thể tích không khí (gồm 20% thể tích O2, 80% thể tích N2) thu được hỗn hợp khí X. Dùng X để đốt cháy hoàn toàn V lít khí Y gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, sau phản ứng thu được 9V lít hỗn hợp khí và hơi chỉ gồm CO2, H2O và N2. Biết các thể tích đo được ở cùng điều kiện. Công thức phân tử của 2 amin là:

 A. CH5N, C2H7N                B. C2H7N, C3H9N             C. C2H5N, C3H7N             D. C3H9N, C4H11N

Câu 25. Lấy 15,66 gam amin đơn chức bậc 1, mạch hở X (X có không quá 4 liên kết pi trong phân tử) trộn với 168 lít không khí (đktc). Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn X, hỗn hợp sau phản ứng được đưa về 0°C, 1 atm để ngưng tụ hết hơi nước thì có thể tích là 156,912 lít. Xác định số đồng phân của X?

 A. 7                                     B. 17                                 C. 16                                 D. 8

Câu 26. Đốt 0,1 mol hỗn hợp X gồm một số amin no, đơn chức, mạch hở cần V lít O2 (đktc) thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 23,16 gam. Y là 1 peptit mạch hở cấu tạo từ 1  - aminoaxit no, mạch hở chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH có tính chất:

- Khi đốt cháy a mol Y thu được b mol CO2 và c mol H2O với b - c = l,5a

- Khối lượng 1 mol Y gấp 7,0095 lẩn khối lượng 1 mol X

Đốt cháy m gam Y cẩn 5V lít O2 (đktc). Giá trị của m là

 A. 56,560.                           B. 41,776.                         C. 48,097.                         D. 31,920.

Câu 27. X là 1 amin đơn chức, Y chứa các nguyên tố C,H, Cl và Z chứa các nguyên tố C, H2O. Chất X, Y có cùng khối lượng phân tử. Trộn X, Y, Z theo tỉ lệ số mol 1:1:1 thì được hỗn hợp A, và theo tỉ lệ 1:1:2 ta được hỗn hợp B. Đốt cháy hết 2,28 g A thu đc 3,96 gam CO2; 1,71 gam H2O và hỗn hợp khí D. Biết khi đốt cháy X tạo N2 còn khi đốt cháy Y tạo Cl2, cho D qua ống đựng Ag nung nóng để hấp thụ hết Cl2 thấy khối lượng tăng thêm 0,71 gam. Để trung hòa 2,28 gam hỗn hợp A cần 100 ml dung dịch HC1 1M, còn để trung hòa hết 2,28 gam B cần 79,72 ml dung dịch HC1 0,1 M. CTPT của X, Y, Z lẩn lượt là:

 A. C6H13N, C2H4CI2, C3H6O.                                      B. C5H11N, CH2C12, C3H6O

 C. C5H11N, CH3Cl, C4H6O.                                          D. C6H13N, C2H4Cl2, C4H6O.

Câu 28. Đốt cháy toàn 0,04 mol hợp chất hữu cơ X mạch hở cần vừa đủ 29,12 lít không khí ở đktc. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy qua bình đựng nước vôi trọng thu được 8 gam kết tủa và bình đựng tăng thêm 10,64 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu, thoát ra 24,192 lít khí ở đktc. Thêm tiếp dung dịch NaOH dư vào bình sau phản ứng thấy tạo thêm 4 gam kết tủa. Biết phân tử X chỉ chứa liên kết cộng hoá trị, số liên kết xich-ma có trong một phân tử X là:

 A. 14                                   B. 15                                 C. 16                                 D. 17

Câu 29. Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Thể tích của dung dịch HCl 1M đã dùng?

 A. 100ml                             B. 50ml                             C. 200ml                           D. 320ml

Câu 30. Để trung hoà 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. CTPT của X là:

 A. C3H5N                            B. C2H7N                          C. CH5N                           D. C3H7N

ĐÁP ÁN PHẦN SỐ 1

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

C

C

A

C

C

C

A

B

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

A

B

A

D

D

C

B

B

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

A

C

D

A

D

C

C

B

B

2. CÂU HỎI RÈN LUYỆN VỀ AMINO AXIT

Câu 1: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm chức

A. cacboxyl và hiđroxyl.                                              B. hiđroxyl và amino,

C. cacboxyl và amino.                                                  D. cacbonyl và amino.

Câu 2: Công thức của glyxin là

A. CH3NH2.                                                                B. H2NCH(CH3)COOH,

C. H2NCH2COOH.                                                    D. C2H5NH2.

Câu 3: Số nhóm amino và số nhóm cacboxyl có trong một phân tử axit glutamic tương ứng là

A. 2 và 2.                                                                      B. l và 2.    C 2 và l.     D. 1 và 1.

Câu 4: Số đồng phân cấu tạo của amino axit ứng với công thức phân tử C3H7O2N là

A. 2.                                     B. 4.                                 C. 3.                                 D. 1.

Câu 5: Số đồng phân cấu tạo của amino axit ứng với công thức phân tử C4H9NO2 là

A. 3.                                B. 4.                                   C.  5.                                 D.  6.

Câu 6: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh ?

A. dung dịch alanin              B. dung dịch glyxin         C. dung dịch lysin           D. dung dịch valin

Câu 7: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng ?

A. axit a-aminopropionic                                              B. axit a,e-điaminocaproic

C. axit a-aminoglutaric                                                 D. axit aminoaxetic

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là chất lỏng.

B. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt,

C. Amino axit thuộc loại họp chất hữu cơ tạp chức.

D. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các p-amino axit.

Câu 9: Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa 16,95 gam muối. Giá trị của m là

A. 16,95.                                                                       B. 11,25.    C, 13,05.    D. 22,50.

Câu 10: Amino axit X chứa một nhóm -NH2. Cho 15 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 22,3 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. H2NCH2COOH.                                                    B. CH3CH2CH(NH2)COOH.

C. H2NCH2CH2COOH.                                            D. CH3CH(NH2)COOH.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 phần 2 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN PHẦN 2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

C

B

A

C

C

C

C

B

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

A

D

D

C

D

C

A

B

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

D

B

C

C

D

D

A

A

B

3. CÂU HỎI TỔNG HỢP

Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng:

C4H11O2N + NaOH → A + CH3NH2 + H2O

     (X)

Công thức cấu tạo của X là

A. C2H5COOCH2NH2.                                             B. C2H5COONH3CH3.

C. CH3COOCH2CH2NH2.                                        D. C2H5COOCH2CH2NH2.

Câu 2: Cho các amino axit sau:

(1). C4H9 – CH(NH2)COOH;

(2). HOOC – CH2 – CH2 CH(NH2)COOH;

(3). H2N – CH2 – CH(OH) – [CH2]2 – CH(NH2) – COOH;

(4). C6H5 – CH2 – CH(NH2) – COOH.

Nhận xét đúng về môi trường của các dung dịch chứa riêng biệt những amino axit trên là

A. Trung tính: (1), (4); Axit: (2); Bazơ: (3).                 B. Trung tính: (4); Axit: (2); Bazơ: (1), (3).

C. Trung tính: (1), (3), (4); Axit: (2).                            D. Trung tính: (1); Axit: (2), (4); Bazơ: (3).

Câu 3: Cho các amin sau:

(1). CH3 – CH(CH3) – NH2;

(2). H2N – CH2 – CH2 – NH2.

(3). CH3 – CH2 – CH2 – NH – CH3.

Amin bậc một là

A. (1), (2).                            B. (1), (3).                        C. (1).                              D. (2).

Câu 4: C7H9N có số đồng phân chứa nhân thơm là

A. 6.                                     B. 5.                                 C. 4.                                 D. 3.

Câu 5: Cho các chất:

(1). Amoniac

(2). Metylamin

(3). Anilin

(4). Đimetylamin

Lực bazoơ tăng dần theo thứ tự:

A. (1) < (3) < (2) < (4).         B. (3) < (1) < (2) < (4).    C. (1) < (2) < (3) < (4).    D. (3) < (1) < (4) < (2).

Câu 6: Cho các chất: C6H5NH2, C6H5OH, CH3NH2, CH3COOH. Chất làm đổi mầu quỳ tím thành xanh là

A. CH3NH2.                                                                B. C6H5NH2, CH3NH2.

C. C6H5OH, CH3NH2.                                              D. C6H5OH, CH3COOH.

Câu 7: Glyxin không tác dụng với

A. H2SO4 loãng.                 B. CaCO3.                       C. C2H5OH.                   D. NaCl.

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 2,7 g amin A no, đơn chức cần 5,04 lít O2 (đktc). Amin đó là

A. C4H9NH2.                      B. C3H7NH2.                 C. C2H5NH2.                 D. CH3NH2.

Câu 9: Cho 29,0 g một amino axit (X) (trong phân tử chỉ có một nhóm NH2) tác dụng với NaOH dư tạo ra 33,4 g muối. Cũng lượng (X) này cho tác dụng với dung dịch HCl dư tạo ra 36,3 g muối cloru

A. Công thức cấu tạo của (X) là

A. H2N – CH2 – COOH.                                            B. CH3 – CH2 – CH(NH2) – COOH.

C. CH3 – [CH2]4 – CH(NH-2) – COOH.                  D. CH3 – [CH2]2 – CH(NH-2) – COOH.

Câu 10: Cho 10g hỗn hợp 3 amino axit đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 0,8M thu được 12,336 g muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là

A. 40 ml.                              B. 60 ml.                          C. 80 ml.                          D. 100 ml.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 phần 3 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN PHẦN 3

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

A

B

B

A

C

C

C

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

A

C

B

C

B

A

B

D

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

B

C

A

C

D

D

A

B

B

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Amin - Amino axit môn Hoá học lớp 12 năm 2021 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?