Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Crom, Đồng và một số kim loại môn Hoá học lớp 12 năm 2021 có đáp án

1. CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CROM

Câu 1: Crom không phản ứng với chất nào sau đây ?

A. dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng                        B. dung dịch NaOH đặc, đun nóng

C. dung dịch HNO3 đặc, đun nóng                             D. dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng

Câu 2: Dung dịch HCl, H2SO4 loãng sẽ oxi hoá crom đến mức oxi hoá nào sau đây

A. +2                                    B. +3                                C. +4                               D. +6

Câu 3: Phản ứng nào sau đây không đúng ?

A. 2Cr + 3F→ 2CrF3                                                B. 2Cr + 3Cl2 →2CrCl3

C. Cr+ S →CrS                                                           D. 2Cr + N2 →2CrN

Câu 4: Chất nào saụ đây không có tính lưỡng tính ?

A. Cr(OH)2                          B. Cr2O3                         C. Cr(OH)3                     D. Al2O3

Câu 5: Khối lượng bột nhôm cần dùng để thu được 78 gam crom từ Cr2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) là

A. 13,5 gam.                         B. 27,0 gam.                    C. 54,0 gam.                    D. 40,5 gam.

Câu 6:  Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,6 moi FeSO4 trong môi trường dung dịch H2SO4 loãng là:

A. 29,4 gam                          B. 59,2 gam.                    C. 24,9 gam.                    D. 29 6 gam

Câu 7: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hồn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V lít H2 (đktc) Giá trị của V là:

A. 7,84.                                B. 4,48.                            C. 3,36                             D. 10,08

Câu 8: Cho 100,0 ml dung dịch NaOH 4,0 M vào 100,0 ml dung dịch CrCl3 thì thu được 10,3 gam kết tủa. Vậy nồng độ mol của dung dịch CrCl3 là:

A. 1,00M                              B. 1,25M                         C. 1,20M                         D. 1,40M

Câu 9: Chọn phát biểu đúng về phản ứng của crom với phi kim.

A. Ở nhiệt độ thường crom chỉ phản ứng với flo.

B. Ở nhiệt độ cao, oxi sẽ oxi hoá crom thành Cr(VI).

C. Lưu huỳnh không phán ứng được với crom.

D. Ở nhiệt độ cao, clo sẽ oxi hoá crom thành Cr(II).

Câu 10: Sản phẩm của phản ứng nào sau đây không đúng ?

A. Cr + KClO3 → Cr2O3 + KCl.                                B. Cr + KNO3 → Cr2O3 + KNO2.

C. Cr + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + H2.                          D. 2Cr + N2 → 2CrN.

Câu 11:  Phản ứng nào sau đây không đúng ?

A. 2CrO3 + 2NH3 →Cr2O3 + N2 + 3H2O.        

B. 4CrO3 + 3C →2Cr2O3+ 3CO2.

C. 4CrO3 + C2H5OH →2Cr2O3 + 2CO2 + 3H2O.      

D. 2CrO3 + SO3 →Cr2O7 + SO2.

Câu 12: Sục khí Cl2vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là

A. NaCrO2, NaCl, H2O.                                             B. Na2CrO4, NaClO, H2O.

C. NaCrO2, NaCl, NaClO, H2O.                                D. Na2CrO4, NaCl, H2O.

Câu 13: Muốn điều chế 6,72 lít khí đo (đktc) thì khối lượng K2Cr2O7 tối thiều cần dùng đế tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là

A. 29,4 gam.                         B. 27,4 gam.                    C. 24,9 gam.                    D. 26,4 gam

Câu 14: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm với một hỗn hợp gồm 8,1 gam Al và 15,2 gam Cr2O3, sau phản ứng thu được hẳn hợp X. Cho hỗn hợp X vào dung dịch NaOH dư, đun nóng thấy thoát ra 5,04 lít H2 (đktc). Khối lượng crom thu được là:       

A 5,2 gam                               B. 10,4 gam                 C. 8,32 gam                 D. 7,8 gam.

Câu 15: Nung nóng 1,0 mol CrO3 ở 420oC thì tạo thành oxit crom có mầu lục và O2. Biết rằng hiệu suất phản ứng đạt 80%, thể tích khí O2 (đktc) là

A. 11,20 lít                              B 16,80 lít                   C. 26,88 lít                  D. 13,44 lít

Câu 16: Thêm 0,02 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol CrCl2 rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa cuối cùng thu được là:

A. 1,03 gam                          B. 2,06 gam                     C. 1,72 gam                     D. 0,86 gam

Câu 17: Ở trạng thái cơ bản nguyên tử crom có

A. 3 electron độc thân.         B. 4 electron độc thân.    C. 5 electron độc thân.    D. 6 electron độc thân.

Câu 18: Số oxi hóa phổ biến của crom trong các hợp chất là

A. 0, +2, +3.                                                                 B. 0, +2, +3, +6.

C. +1, +2, +3, +4, +5, +6.                                            D. +2, +3, +6.

Câu 19: Tính chất vật lý nào dưới đây là sai đối với crom kim loại?

A. Có mầu trắng ánh bạc.                                             B. Cứng nhất trong các kim loại.

C. Cứng hơn kim cương.                                             D. Là kim loại nặng.

Câu 20: Crom không tác dụng với nước vì

A. có lớp oxi bảo vệ.                                                    B. có lớp hiđroxit bảo vệ.

C. khí H2 ngăn cản phản ứng.                                     D. có thế điện cực chuẩn lớn.

Câu 21: Crom không tác dụng được với

A. O2, Cl2 ở nhiệt độ cao.                                           B. HNO3, H2SO4 loãng, nóng.

C. HCl loãng, nóng.                                                     D. HNO3, H2SO4 đặc nguội.

Câu 22: Crom tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, nóng thu được các sản phẩn là

A. CrSO4, SO2, H2O.                                                 B. CrSO4, H2, H2O.

C. Cr2(SO4)3, SO2, H2O.                                           D. Cr2(SO4)3, H2, H2O.

Câu 23: Crom được dùng để mạ và bảo vệ kim loại vì

A. crom có độ cứng cao.

B. có lớp vỏ oxit bền, ngăn cản kim loại bên trong tiếp xúc với nước và không khí, kim loại Cr có tính khử mạnh.

C. làm điện cực hi sinh nếu bị ăn mòn điện hóa, do có thế điện cực chuẩn lớn.

D. Cr là kim loại kém hoạt động nên không tác dụng với các chất ăn mòn.

Câu 24: Giải thích về ứng dụng nào dưới đây của crom không hợp lý?

A. Crom là hợp chất cứng và chịu nhiệt hơn nên được dùng để chế tạo thép cứng, không gỉ, chịu nhiệt.

B. Crom là kim loại nhẹ, nên được sử dụng để chế tạo các hợp kim dùng trong ngành hàng không.

C. Crom là kim loại cứng nhất có thể dùng để cắt thủy tinh.

D. Ở điều kiện thường, crom tạo được lớp màng oxit mịn, bền chắc nên crom được dùng để mạ bảo vệ thép.

Câu 25: Trong công nghiệp người ta điều chế crom bằng cách

A. điện phân nóng chảy Cr2O3.                                   B. thực hiện phản ứng nhiệt nhôm.

C. điện phân dung dịch CrCl2.                                    D. điện phân dung dịch CrCl3.

Câu 26: Khối lượng bột nhôm cần dùng để đều chế được 78 g crom bằng phương pháp nhiệt nhôm là

A. 81,000 g.                         B. 20,250 g.                     C. 35,695 g.                     D. 40,500 g.

Câu 27: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của CrO?

A. Là oxit bazơ.                   B. Là oxit lưỡng tính.      C. Có tính khử.               D. Có tính oxi hóa.

Câu 28: Đặc điểm chung của hợp chất Cr(II) là

A. Đều có tính bazơ.                                                    B. Đều có tính axit.

C. Đều là chất lưỡng tính.                                            D. Đều có tính khử.

Câu 29: Điều nào sau đây không đúng khi nói về Cr2O3 và Cr(OH)3?

A. Đều là hợp chất của Cr(III).                                    B. Đều là chất lưỡng tính.

C. Đều tan trong dung dịch kiềm loãng.                      D. Đều tan trong dung dịch axit loãng.

Câu 30: Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả không đúng?

A. Đốt CrO trong không khí thấy chất rắn chuyển từ mầu đen sang mầu lục thẫm.

B. Thổi khí CO2 qua CrO đun nóng thấy chất rắn chuyển từ mầu đỏ sang mầu lục thẫm.

C. Nung CrO trong không khí thấy chất rắn chuyển từ mầu đen sang mầu đỏ thẫm.

D. Đun nóng s với CrO thấy chất rắn chuyển từ mầu da cam sang mầu lục thẫm.

ĐÁP ÁN PHẦN 1

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

C

A

D

A

A

B

A

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

D

A

D

D

A

D

D

B

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

B

B

B

B

D

B

D

C

A

 

2. TÍNH CHẤT CỦA CROM, ĐỒNG VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG

Câu 1: Để phân biệt dung dịch H2SO4 đặc, nguội và dung dịch HNO3 đặc, nguội có thể dùng kim loại nào sau đây ?

A. Cr                                    B. Al                                C. Fe                                D. Cu

Câu 2: Cho kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng rồi lấy khí thu được để khử oxit kim loại Y. X và Y có thể là

A. Cu và Fe                          B. Fe và Cu                     C. Cu và Ag                    D. Ag và Cu

Câu 3: Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng sẽ giải phóng khí nào sau đây ?

A. NO2                                 B. NO                              C. N2O                            D. NH3

Câu 4: Có các dung dịch: HCl, HNO3, NaOH, AgNO3, NaNO3. Chỉ dùng thêm chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên ?

A. Cu                                    B. dd Al2(SO4)3               C. dd BaCl2                     D. dd Ca(OH)2

Câu 5: Có 3 hỗn hợp kim loại: (1) Cu – Ag; (2) Cu – Al; (3) Cu – Mg. Dùng dung dịch của các cặp chất nào sau đây để nhận biết các hỗn hợp trên ?

A. HCl và AgNO3                B. HCl và Al(NO3)3        C. HCl và Mg(NO3)2       D. HCl và NaOH

Câu 6: Cho 19,2g kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (đkc). Kim loại M là

A. Mg                                   B. Cu                               C. Fe                                D. Zn

Câu 7: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch, sấy khô thấy khối lượng tăng 1,2g. Khối lượng Cu đã bám vào thanh sắt là

A. 9,3g                                 B. 9,4g                             C. 9,5g                             D. 9,6g

Câu 8: Khử m gam bột CuO bằng khí H2 ở nhiệt độ cao được hỗn hợp rắn X. Để hoà tan hết X cần vừa đủ 1 lít dung dịch HNO3 1M, thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (đkc). Hiệu suất của phản ứng khử CuO là

A. 70%                                 B. 75%                             C. 80%                            D. 85%

Câu 9: Hỗn hợp X gồm Cu và Fe, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8g X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đkc) bay ra. Giá trị V là

A. 1,12                                 B. 2,24                             C. 4,48                             D. 3,36

Câu 10: Cho 19,2g Cu vào dung dịch loãng chứa 0,4 mol HNO3, phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thể tích khí NO thu được (đkc) là

A. 1,12 lít                             B. 2,24 lít                         C. 4,48 lít                        D. 3,36 lít

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 phần 2 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN PHẦN 2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

B

B

A

D

B

D

B

D

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

C

A

A

A

C

A

B

D

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

C

B

C

A

D

B

B

C

 

3. SƠ LƯỢC VỀ NIKEN, KẼM, CHÌ, THIẾC

Câu 1: Vị trí bạc trong bảng tuần hoàn là

A. nhóm IB, chu kỳ 5, ô số 47.                                    B. nhóm IB, chu kỳ 5, ô số 37.

C. nhóm IIB, chu kỳ 5, ô số 48.                                   D. nhóm IIB, chu kỳ 5, ô số 38.

Câu 2: Điều nào sau đây sai khi nói về bạc?

A. Có số oxi hóa 0, +1, +2 ,+3.                                    B. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất.

C. Là kim loại nặng hơn đồng.                                     D. Mềm, dẻo, có mầu trắng.

Câu 3: Bạc kim loại có thể tác dụng được với dãy dung dịch nào sau đây?

A. Các dung dịch axit HCl, H2SO4, HNO3 đặc, nóng.

B. Các dung dịch axit HCl, H2SO4, HNO3 để ngoài không khí.

C. Các dung dịch axit H2S, HCl để ngoài không khí, các dung dịch axit H2SO4, HNO3 đặc, nóng.

D. Các dung dịch axit H2SO4, HNO3 đặc, nóng; Các dung dịch axit H2S, HCl để ngoài không khí.

Câu 4: Ứng dụng nào sau đây không phải của bạc?

A. Dùng làm kim loại, trang sức, đồ trang trí.

B. Chế tạo một số linh kiện trong kỹ thuật vô tuyến.

C. Làm một số chi tiết máy cần độ chịu lực cao.

D. Chế tạo ăcquy.

Câu 5: Vị trí của Au và oxi hóa của Au trong hợp chất là

A. nhóm IIB, chu kì VI; số oxi hóa phổ biến +1, ngoài ra còn có số oxi hóa +2, +3.

B. nhóm IB, chu kì VI; số oxi hóa phổ biến +3, ngoài ra còn có số oxi hóa +1, +2.

C. nhóm IIB, chu kì IV; số oxi hóa phổ biến +2, ngoài ra còn có số oxi hóa +1, +3.

D. nhóm IB, chu kì VI; số oxi hóa phổ biến +3, ngoài ra còn có số oxi hóa +1.

Câu 6: Câu nào đúng khi nói về độ dẫn điện và dẫn nhiệt của vàng?

A. Tốt nhất trong các kim loại.                                     B. Nhỏ hơn bạc và lớn hơn đồng.

C. Lớn hơn bạc và đồng.                                             D. Nhỏ hơn bạc và đồng.

Câu 7: Vàng có thể tan trong một dung dịch bất kì của dãy dung dịch nào dưới đây?

A. Dung dịch hỗn hợp 3 thể tích HNO3 và 1 thể tích HCl đặc; dung dịch KCN có mặt chất oxi hóa

B. Dung dịch hỗn hợp 1 thể tích HNO3 và 3 thể tích HCl đặc; dung dịch KCN có mặt chất oxi hóa

C. Dung dịch hỗn hợp HNO3 và  HCl đặc; dung dịch KCN có mặt chất oxi hóa

D. Dung dịch hỗn hợp HNO3 đặc, nóng; dung dịch KCN có mặt chất oxi hóa

Câu 8: Phương trình hóa học nào dưới đây không đúng?

A. Au + HNO3 + 3HCl → AuCl3 + NO + 2H2O

B. Au + 3HNO3 + 3HCl → AuCl3 + 3NO2 + 3H2O

C. 2Na[Au(CN)2] + Zn → Na2[Zn(CN)4] + Au

D. 2[Au(CN)2]- +Zn → [Zn(CN)4]2- + Au

Câu 9: Điều nào sau đây không đúng khi nói về niken?

A. Kim loại mầu trắng bạc, rất cứng, nặng hơn sắt.

B. Kim loại có tính khử yếu hơn sắt.

C. Không tác dụng với không khí, nước và một số dung dịch axit do trên bề mặt niken có lớp màng oxit bảo vệ.

D. Niken tan rất chậm trong dung dịch HNO3 đặc, nóng.

Câu 10: Để điều chế kẽm trong công nghiệp người ta dùng quy trình nào dưới đây?

A. Đốt quặng của kẽm để chuyển thành kẽm oxit, cùng CO để khử kẽm oxit.

B. Đốt quặng của kẽm để chuyển thành kẽm oxit, điện phân nóng chảy kẽm oxit.

C. Đốt quặng của kẽm để chuyển thành ZnO, chuyển  ZnO thành ZnSO4 rồi điện phân dung dịch này.

D. A hoặc C.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 18 phần 3 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN PHẦN 3

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

D

C

D

D

B

B

D

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

C

C

C

A

B

A

B

 

 

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Crom, Đồng và một số kim loại môn Hoá học lớp 12 năm 2021 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?