Lý thuyết và bài tập về những chất tác dụng với Cu(OH)2 môn Hóa học 12 năm 2021

1. Lý thuyết

1.1. Phản ứng ở nhiệt độ thường

a. Ancol đa chức có các nhóm -OH kề nhau

- Tạo phức màu xanh lam

- Ví dụ: etilen glicol C2H4(OH)2; glixerol C3H5(OH)3

TQ: 2CxHyOz + Cu(OH)2 → (CxHy-1Oz)2Cu + 2H2O

                                                Màu xanh lam

b. Những chất có nhiều nhóm OH kề nhau

- Tạo phức màu xanh lam

- Glucozo, frutozo, saccarozo, mantozo

TQ: 2CxHyOz + Cu(OH)2 → (CxHy-1Oz)2Cu + 2H2O

                                         Màu xanh lam

c. Axit cacboxylic RCOOH

2RCOOH + Cu(OH)2 → (RCOO)2Cu + 2H2O

d. tri peptit trở lên và protein

- Có phản ứng màu biure với Cu(OH)2/OH- tạo phức màu tím

1.2. Phản ứng khi đun nóng

-  Những chất có chứa nhóm chức andehit –CHO khi tác dụng với Cu(OH)2 đun nóng sẽ cho kết tủa Cu2O màu đỏ gạch

- Những chất chứa nhóm – CHO thường gặp

+ andehit

+ Glucozo

+ Mantozo

RCHO + 2Cu(OH)2 + NaOH →  RCOONa + Cu2O↓đỏ gạch + 2H2O

( Những chất không có nhiều nhóm OH kề nhau, chỉ có nhóm –CHO thì không phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường)

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Cho lượng khí NH3 đi từ từ qua ống sứ chứa 3,2g CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn; thu được rắn A và 1 hỗn hợp khí B. Chất rắn A phản ứng vừa đủ với 20 ml HCl 1M.

a. Viết ptpư.

b. Tính thể tích khí N2 (đkc) tạo thành sau phản ứng.

Hướng dẫn giải

a. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2↑ + 3H2O

Chất rắn A: Cu và CuO dư

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

b. nCuO = nHCl/2 = 0,02/2 = 0,01 mol

số mol CuO tham gia phản ứng khử là: 3,2/80 – 0,01 = 0,03 mol

→ VN2 = 0,01. 22,4 = 2,24 lít

Bài 2: Thổi từ từ NH3 đến dư vào 400 gam dung dịch CuCl2 6,75%

a. Khi lượng kết tủa thu được cực đại thì thể tích NH3 (đktc) đã dùng là bao nhiêu?

b. Khi kết tủa tan hết thì thể tích NH3 (đktc) đã dùng là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

nCuCl2 = 400.6,75/100.135 = 0,2 mol

Phương trình phản ứng: CuCl2 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓ + 2NH4Cl (1)

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (2)

a. Khi lượng kết tủa cực đại thì chỉ xảy ra phản ứng (1)

=> nNH3 = 0,2.2 = 0,4 mol => VNH3 = 0,4. 22,4 = 8,96 lít

b. Khi kết tủa tan hết xảy ra cả phản ứng (1) và phản ứng (2)

nNH3 = 0,2.2 + 0,2.4 = 1,2 mol => VNH3 = 1,2. 22,4 = 26,88 lít

Bài 3: Dẫn 2,24 lít NH3 (đktc) qua ống đựng 16 gam CuO (to), phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Thể tích dd HCl 2M đủ để tác dụng hết với X là:

A. 0,15 lít

B. 0,05 lít

C. 0,1 lít

D. 0,2 lít

Hướng dẫn giải

nCuO dư = 0,2-0,15 = 0,05 mol

=> nHCl = 0,05.2 = 0,1 mol

=> VHCl = 0,1/2 = 0,05 lít.

Bài 4: Thổi từ từ NH3 đến dư vào 300 gam dung dịch AgNO3 8,5%. Khi kết tủa tan hết thì thể tích NH3 (đktc) đã dùng là:

A. 4,48 lít

B. 3,36 lít

C. 10,08 lít

D. 6,72 lít

Hướng dẫn giải

nAgNO3 = 300.8,5/100.170 = 0,15 mol

AgNO3 + NH3 + H2O → Ag(OH) + NH4NO3

Ag(OH) + 2NH3 → [Ag(NH3)2](OH)

=> nNH3 = 0,15 + 0,3 = 0,45

=> V = 0,45.22,4 = 10,08 lít

Bài 5: Cho 200 gam dd FeCl3 16,25% vào dung dịch NH3 8,5% (vừa đủ) thu được dung dịch X và m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 32,1 gam

B. 21,4 gam

C. 18 gam

D. 10,7 gam

Hướng dẫn giải

nFeCl3 = 200.16,25/(100.162,5) = 0,2 mol

=> nFe(OH)3 = 0,2 mol => m = 0,2.107 = 21,4 gam

3. Luyện tập

Câu 1. Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH (X); HOCH2-CH2-CH2OH (Y); HOCH2-CHOH-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CHOH-CH2OH (T). Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là

A. X, Y, Z, T.            

B. X, Y, R, T.            

C. Z, R, T.                  

D. X, Z, T.

Câu 2. Cho các chất: rượu (ancol) etylic, glixerin (glixerol), glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2

A. 4.                           

B. 3.                           

C. 1.                           

D. 2.

Câu 3. Cho các hợp chất sau:

(a) HOCH2-CH2OH. 

(b) HOCH2-CH2-CH2OH.             

(c) HOCH2-CH(OH)-CH2OH.         

(d) CH3-CH(OH)-CH2OH. (e) CH3-CH2OH.           

(f) CH3-O-CH2CH3.

Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là:

A. (a), (b), (c).            

B. (c), (d), (f).            

C. (a), (c), (d).            

D. (c), (d), (e).

Câu 4. Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:

A. lòng trắng trứng, fructozơ, axeton.                       

B. anđehit axetic, saccarozơ, axit axetic.

C. fructozơ, axit acrylic, ancol etylic.            

D. glixerol, axit axetic, glucozơ.

Câu 5. Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm -OH, có vị ngọt, hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là

A. xenlulozơ.             

B. mantozơ.               

C. glucozơ.                

D. saccarozơ.

Câu 6. Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là

A. 3.               

B. 5.               

C. 4.               

D. 2.

Câu 7. Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?

A. Glucozơ, glixerol và saccarozơ.                

B. Glucozơ, glixerol và metyl axetat.

C. Etylen glicol, glixerol và ancol etylic.       

D. Glixerol, glucozơ và etyl axetat.

Câu 8: Cho dãy chất gồm: glucozơ, fructozơ, triolein, metyl acrylat, saccarozơ, etyl fomat. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được kết tủa bạc là:

A. 2

B. 5

C. 3

D. 4.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Saccarozo được gọi là đường nho.

B. Polime tan tốt trong nước.

C. Trimetylamin là chất khí ở điều kiện thường.

D. Triolein là chất béo no.

Câu 10: Cho các phát biểu sau:

(1) Glucozo được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.

(2) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo.

(3) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

(4) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn.

(5) Trong mật ong chứa nhiều fructozo.

(6) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.

Số phát biểu sai là

A. 3.

B. 1.

C. 2.

D. 4.

Câu 11: Cho dãy chuyển hóa sau: X → tinh bột → glucozơ → Y + X

Hai chất X, Y lần lượt là:

A. CH3OH và C2H5OH

B. C2H5OH và CH3COOH

C. CO2 và C2H5OH

D. CH3CHO và C2H5OH

Câu 12: Glucozơ thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của:

A. Ancol đa chức và andehit đơn chức

B. Ancol đa chức và andehit đa chức

C. Ancol đơn chức và andehit đa chức

D. Ancol đơn chức và andehit đa chức

Câu 13: Thực nghiệm nào sau đây cho kết quả không phù hợp với cấu trúc của glucozơ?

A. Khử hoàn toàn tạo n-hexan

B. Tác dụng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag.

C. Tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam

D. Tác dụng (CH3CO)2O tạo este tetraxetat.

Câu 14: Tính chất nào sau đây là không phải của glucozơ?

A. Tính chất của poliol (nhiều nhóm - OH liên tiếp)

B. Lên men tạo ancol etylic

C. Tham gia phản ứng thủy phân

D. Tính chất của nhóm andehit.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Dung dịch fructozơ hòa tan được Cu(OH)2

B. Thủy phân (xúc tác H+, to) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit

C. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương

D. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.

Câu 16: Tinh bột và xenlulozơ khác nhau ở điểm nào sau đây?

A. Phản ứng thủy phân.

B. Độ tan trong nước.

C. Thành phần phân tử.

D. Cấu trúc mạch phân tử.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối nhỏ

B. Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột

C. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau

D. Xenlulozơ và tinh bột đều có phân tử khối rất lớn, nhưng phân tử khối của xenlulozơ lớn hơn nhiều so với tinh bột.

Câu 18: Khi hạt lúa nẩy mầm, tinh bột dự trữ trong hạt lúa được chuyển hóa thành:

A. Glucozơ

B. Fructozơ

C. Mantozơ

D. Saccarozơ

Câu 19: Nước Svayde là dung dịch của:

A. AgNO3/NH3

B. Zn(OH)2/NH3

C. Cu(OH)2/NH3

D. NH4OH/NH3

Câu 20: Saccarozơ và mantozơ sẽ tạo sản phẩm giống nhau khi tham gia phản ứng:

A. Thủy phân.

B. Với Cu(OH)2.

C. Với dung dịch AgNO3/NH3.

D. Đốt cháy hoàn toàn.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Lý thuyết và bài tập về những chất tác dụng với Cu(OH)2 môn Hóa học 12 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?