Dạng bài tập về chất tham gia phản ứng trùng hợp, trùng ngưng môn Hóa học 12 năm 2021

1. Lý thuyết

1.1. Điều kiện để các chất tham gia phản ứng trùng hợp

- Vòng kém bền

VD: caprolactam

- Có liên kết bội như

+ Anken, ankin, ankadien

+ Stiren,..

+ Hợp chất có liên kết đôi như có nhóm vinyl ( CH2=CH-), axit acrylic, axit metacrylic..

1.2. Điều kiện để các chất có thể tham gia phản ứng trùng ngưng

- có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng taọ liên kết trở lên ( chủ yếu: tách H hoặc OH) như –COOH, - NH2 –OH.

VD:  HOOC-[CH2]4-COOH, H2N-[CH2]6-NH2, H2N-[CH2]5-COOH, HO-CH2-CH2-OH,…

2. Luyện tập

Câu 1. Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:

A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.  

B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.                

D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.

Câu 2. Polivinyl axetat (hoặc poli(vinyl axetat)) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

A. C2H5COO-CH=CH2.                                

B. CH2=CH-COO-C2H5.

C. CH3COO-CH=CH2.                                 

D. CH2=CH-COO-CH3.

Câu 3. Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

A. CH2 =CHCOOCH3.                                 

B. CH2=C(CH3)COOCH3.

C. CH3COOCH=CH2.                                              

D. C6H5CH=CH2.

Câu 4.: Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

A. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH.            

B. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH.

C. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2.   

D. H2N-(CH2)5-COOH.

Câu 5. Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là

A. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.       

B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.

C. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH.

D. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH.

Câu 6. Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

A. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en.

B. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen.

C. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en.

D. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua.

Câu 7. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?

A. poliacrilonitrin.      

B. poli(metyl metacrylat).      

C. polistiren.   

D. poli(etylen terephtalat).

Câu 8. Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?

A. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic.

B. Trùng hợp vinyl xianua.

C. Trùng ngưng axit ε-aminocaproic.

D. Trùng hợp metyl metacrylat.

Câu 9. Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH (X); HOCH2-CH2-CH2OH (Y); HOCH2-CHOH-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CHOH-CH2OH (T). Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là

A. X, Y, Z, T.            

B. X, Y, R, T.            

C. Z, R, T.                  

D. X, Z, T.

Câu 10. Cho các chất: rượu (ancol) etylic, glixerin (glixerol), glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2

A. 4.                           

B. 3.                           

C. 1.                           

D. 2.

Câu 11. Cho các hợp chất sau:

(a) HOCH2-CH2OH.  

(b) HOCH2-CH2-CH2OH.             

(c) HOCH2-CH(OH)-CH2OH.          

(d) CH3-CH(OH)-CH2OH.

(e) CH3-CH2OH.        

(f) CH3-O-CH2CH3.

Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là:

A. (a), (b), (c).            

B. (c), (d), (f).            

C. (a), (c), (d).            

D. (c), (d), (e).

Câu 12. Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:

A. lòng trắng trứng, fructozơ, axeton.                       

B. anđehit axetic, saccarozơ, axit axetic.

C. fructozơ, axit acrylic, ancol etylic.            

D. glixerol, axit axetic, glucozơ.

Câu 13. Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm -OH, có vị ngọt, hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là

A. xenlulozơ.             

B. mantozơ.               

C. glucozơ.                

D. saccarozơ.

Câu 14. Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là

A. 3.                           

B. 5.                           

C. 4.                           

D. 2.

Câu 15. Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?

A. Glucozơ, glixerol và saccarozơ.                

B. Glucozơ, glixerol và metyl axetat.

C. Etylen glicol, glixerol và ancol etylic.       

D. Glixerol, glucozơ và etyl axetat.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Dạng bài tập về chất tham gia phản ứng trùng hợp, trùng ngưng môn Hóa học 12 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?