1. Lý thuyết
1.1. Một số khái niệm
a. Polime: là hợp chất có phân tử khối lớn, phân tử do nhiều đơn vị cơ sở ( gọi là mắt xích) liên kết với nhau
b.monome là những phân tử nhỏ, phản ứng tạo nên polime
c. hệ số n: là độ polime hóa hay hệ số polime
d. Mắt xích:
VD: n CH2 = CH2 → ( CH2 – CH2 )n
Monome polime → mắt xích là -CH2-CH2-
1.2. Phân loại
Có 2 cách phân loại polime là dựa vào nguồn gốc, dựa vào cách tổng hợp.
* Dựa vào nguồn gốc chia 3 loại:
+ polime thiên nhiên: có trong tự nhiên như bông, tơ tằm…
+ polime nhân tạo ( polime bán tổng hợp): do chế hóa từ polime tự nhiên như tơ visco, tơ axetat, cao su lưu hóa
+ polime tổng hợp: do con người tạo nên từ các monome
Chú ý: polime nhân tạo và tổng hợp đều là polime hóa học.
* Dựa vào cách tổng hợp ( áp dụng phân loại polime tổng hợp)
+ Polime trùng hợp: được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp
+ Polime trùng ngưng: được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng
1.3. Cấu trúc
- Các mắt xích của polime có thể nối với nhau tạo thành các loại mạch:
* Mạch không phân nhánh: thường các chất khi trùng hợp, trùng ngưng đều có cấu trúc mạch không phân nhánh trừ những trường hợp đã nêu ở bên dưới.
* Mạch phân nhánh: amilopectin, glicogen...
* Mạng không gian: cao su lưu hóa, nhựa bakelit,...
- Các mắt xích trong mạch polime nối với nhau theo một trật tự nhất đinh ( ví dụ: đầu nối với đuôi, đầu nối với đầu ...) thì người ta gọi polime có cấu tạo điều hòa. Còn các mắt xích nối với nhau không theo một trật tự, quy luật nhất định thì người ta gọi polime có cấu tạo không điều hòa.
1.4. Một số loại vật liệu polime
a. Chất dẻo
Tên | Monome tạo thành | Phân loại | |
nguồn gốc | cách tổng hợp | ||
PE: polietilen | CH2=CH2 | Nhựa tổng hợp | Trùng hợp |
PP: polipropilen | CH2=CH-CH3 | Nhựa tổng hợp | Trùng hợp |
PVC: poli (vinyl clorua) | CH2=CH-Cl | Nhựa tổng hợp | Trùng hợp |
PVA: poli ( vinyl axetat) | CH2=CH-OOCCH3 | Nhựa tổng hợp | Trùng hợp |
PS: poli stiren | CH2=CH-C6H5 | Nhựa tổng hợp | Trùng hợp |
Plexiglas “thủy tinh hữu cơ” poli (metyl metacrylat) | CH2=C(CH3)-COOCH3 | Nhựa tổng hợp | Trùng hợp |
Teflon “Bạch kim hữu cơ” | CF2=CF2 | Nhựa tổng hợp | Trùng hợp |
Nhựa poli acrylic | CH2=CH-COOH | Nhựa tổng hợp | Trùng hợp |
Poli ( phenol – fomandehit): PPF * Nhựa novolac * Nhựa rezol * Nhựa rezit hay bakelit | *Đun nóng hỗn hợp fomandehit và phenol lấy dư với xúc tác axit được nhựa novolac * Đun nóng hỗn hợp phenol với fomandehit theo tỉ lệ mol 1: 1,2 có xúc tác kiềm thu được nhựa rezol * Khi đun nóng nhựa rezol ở nhiệt độ 150oC thu được nhựa rezit hay là bakelit. | Nhựa tổng hợp |
|
b. Tơ
Tên | Mono me tạo thành | Phân loại | |
Nguồn gốc | Cách tổng hợp | ||
Bông , len, tơ tằm, tơ nhện... |
| Thiên nhiên |
|
Tơ nilon-6,6 poli( hexametylen-adipamit) | Hexametylen điamin H2N-(CH2)6-NH2 Và axit adipic HOOC-(CH2)4 -COOH | Tơ tổng hợp poliamit | Trùng ngưng |
Tơ nilon-6 Policaproamit | axit ε-aminocaproic H2N-(CH2)5-COOH | Tơ tổng hợp poliamit | Trùng ngưng |
Tơ capron | Cacprolactam; C6H11ON có cấu trúc vòng 7 cạnh | Tơ tổng hợp poliamit | Trùng hợp |
Tơ nilon-7 ( tơ enan) Tơ enan | axit ω-aminoenang H2N-(CH2)6-COOH | Tơ tổng hợp poliamit | Trùng ngưng |
Tơ lapsan | Axit terephtalic HOOC-C6H4-COOH etylen glycol HO-CH2-CH2-OH | Tơ tổng hợp polieste | Trùng ngưng |
Tơ nitron ( olon ) poliacrilonitrin | Vinyl xianua ( acrilonitrin) CH2=CH-CN | Tơ tổng hợp tơ vinylic | Trùng hợp |
Tơ clorin | Clo hóa PVC | Tơ tổng hợp tơ vinylic | clo hóa |
Tơ axetat | hỗn hợp xenlulozo diaxxetat và xenlulozo triaxetat. | Nhân tạo |
|
Tơ visco |
| Nhân tạo | Hòa tan xenlulozơ trong NaOH đặc có mặt CS2 |
c. Cao su
Tên | Mono me tạo thành | Phân loại | |
Nguồn gốc | Cách tổng hợp | ||
Cao su Buna | CH2=CH-CH=CH2 | cao su tổng hợp | trùng hợp |
Cao su Buna - S | CH2=CH-CH=CH2 và CH2=CH-C6H5 | cao su tổng hợp | đồng trùng hợp |
Cao su Buna-N | CH2=CH-CH=CH2 và CH2=CH-CN | cao su tổng hợp | đồng trùng hợp |
Cao su isopren | CH2=C(CH3)-CH=CH2 | cao su tổng hợp | trùng hợp |
Ca su thiên nhiên |
| tự nhiên |
|
d. Keo dán ure-fomandehit
n (NH2)2CO + n HCHO → n H2N-CO-NH-CH2OH → (-NH-CO-NH-CH2-)n + n H2O
ure fomandehit monometyllolure poli( ure-fomandehit)
Keo dán ure-pomandehit được sản xuất từ poli( ure-fomandehit)
2. Bài tập minh họa
Bài 1: Polime X có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35000. Công thức một mắt xích của X là :
A. –CH2–CHCl– .
B. –CH=CCl– .
C. –CCl=CCl– .
D. –CHCl–CHCl– .
Hướng dẫn giải chi tiết:
X có n = 560, Khối lượng mol là 35000
=> Khối lượng mol của 1 mắt xích có trong polime X là:
35000 : 560 = 62,5 (gam/mol)
Dựa vào các đáp án đề bài cho, ta suy ra công thức một mắt xích của X là: –CH2–CHCl–
Đáp án A.
Bài 2: Điều kiện của monome để tham gia phản ứng trùng hợp là phân tử phải có
A. liên kết kết bội.
B. vòng không bền.
C. hai nhóm chức khác nhau.
D. A hoặc B.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Điều kiện của monome để tham gia phản ứng trùng hợp là phân tử cần có liên kết bội và vòng không bền.
Đáp án D.
Bài 3: Một polime Y có cấu tạo như sau :
… –CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2– …
Công thức một mắt xích của polime Y là :
A. –CH2–CH2–CH2– .
B. –CH2–CH2–CH2–CH2– .
C. –CH2– .
D. –CH2–CH2– .
Hướng dẫn giải chi tiết:
Để làm được loại câu hỏi này, ta cần xác định được monome của polime.
Từ cấu tạo của Y ta nhận thấy, monome của Y là CH2=CH2
=> 1 mắt xích của chất Y có công thức là: –CH2–CH2–
Đáp án D
Bài 4: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Polime là hợp chất do nhiều phân tử monome hợp thành.
B. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn.
C. Polime là hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo nên.
D. Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Theo định nghĩa về polime: Polime là hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo nên.
Đáp án C
3. Luyện tập
Câu 1. Nilon–6,6 là một loại
A. tơ visco.
B. tơ poliamit.
C. polieste.
D. tơ axetat.
Câu 2. Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ visco và tơ nilon-6,6.
B. Tơ tằm và tơ enang.
C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron.
D. Tơ visco và tơ axetat.
Câu 3. Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là
A. PVC.
B. PE.
C. nhựa bakelit.
D. amilopectin.
Câu 4. Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Câu 5. Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli(etylen- terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli(vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là:
A. (3), (4), (5).
B. (1), (3), (6).
C. (1), (3), (5).
D. (1), (2), (3).
Câu 6. Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Câu 7. Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. Tơ nitron.
B. Tơ visco.
C. Tơ xenlulozơ axetat.
D. Tơ nilon-6,6.
Câu 8. Có các chất sau: keo dán ure-fomanđehit; tơ lapsan; tơ nilon-6,6; protein; sợi bông; amoni axetat; nhựa novolac. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất mà trong phân tử của chúng có chứa nhóm -NH-CO-?
A. 6.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 9. Các polime thuộc loại tơ nhân tạo là
A. tơ visco và tơ nilon-6,6.
B. tơ tằm và tơ vinilon.
C. tơ nilon-6,6 và tơ capron.
D. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat.
Câu 10. Cho các chất: caprolactam (1), isopropylbenzen (2), acrilonitrin (3), glyxin (4), vinyl axetat (5). Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là
A. 1, 2 và 3.
B. 1, 2 và 5.
C. 1, 3 và 5.
D. 3, 4 và 5.
Câu 11. Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của
A. axit ađipic và etylen glicol.
B. axit ađipic và hexametylenđiamin.
C. axit ađipic và glixerol.
D. etylen glicol và hexametylenđiamin.
Câu 12. Trong các polime: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron, những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là
A. sợi bông, tơ visco và tơ nilon-6.
B. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron.
C. sợi bông và tơ visco.
D. tơ visco và tơ nilon-6.
Câu 13. Tơ nitron (olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây?
A. CH2=CH−CN.
B. CH3COO−CH=CH2.
C. CH2=C(CH3)−COOCH3.
D. CH2=CH−CH=CH2.
Câu 14. Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ nilon-6,6.
B. Tơ axetat.
C. Tơ tằm.
D. Tơ capron.
Câu 15. Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Trong X, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố là mC : mH : mO = 21 : 2 : 8. Biết khi X phản ứng hoàn toàn với Na thì thu được số mol khí hiđro bằng số mol của X đã phản ứng. X có bao nhiêu đồng phân (chứa vòng benzen) thỏa mãn các tính chất trên?
A. 3.
B. 9.
C. 7.
D. 10.
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Dạng bài tập về phân loại polime môn Hóa học 12 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.