Dạng bài tập về phân biệt, tách chất môn Hóa học 12 năm 2021

1. Lí thuyết

1.1. Nhận biết các chất hữu cơ (tổng quát)

Chất muốn nhận biết

Thuốc thử

Hiện

tượng

Phản ứng

Hợp chất có liên kết  = C hay - C≡C -

dd Brom

Phai màu nâu đỏ

CH2 = CH2 + Br2 → BrCH2 – CH2Br

CH º CH + 2Br2 Br2CH – CHBr2

Phenol

dd Brom

Kết tủa trắng

Phản ứng với Brom

Anilin

Phản ứng với Brom 2

Hợp chất có liên kết C = C

dd KMnO4

Phai màu tím

3CH2 = CH2 + 2KMnO4 + 4H2 3HOCH2-CH2OH + 2MnO2 + 2KOH

- CC -

3CHºCH+8KMnO4 3HOOC-COOH + 8MnO+ 8KOH

Ankyl benzen

Phản ứng với thuốc tím

Ankin có liên kết ba đầu mạch

dd AgNO3 trong NH4OH (Ag2O)

Kết tủa vàng nhạt

R-CºC-H + Ag[(NH3)2]OH    R-CC-Ag + H2O + 2NH3

Hợp chất có nhóm – CH = OAndehit, glucozơ, mantôzơ

Kết tủa Ag (phản ứng tráng bạc)

R - CH = O + 2Ag[(NH3)2]OH   R - COONH4 + 2Ag + H2O + 3NH3­

CH2OH-(CHOH)4-CHO + Ag2→ CH2OH-(CHOH)4-COOH + 2Ag

(Phản ứng này nhận biết nước tiểu bệnh tiểu đường có chứa glucozơ)

Axit fomic

HCOOH+2Ag[(NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + 2Ag +H2O+2NH3

Hay:  HCOOH + Ag2O → CO2 + 2Ag  + H2O

Este formiat H – COO – R

HCOOR+2Ag[(NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + 2Ag +ROH+2NH3

Hợp chất có nhóm –CH= O

Cu(OH)2

Kết tủa Cu2O đỏ gạch

R-CHO  +  2Cu(OH)    RCOOH + Cu2O + 2H2O

Ancol đa chức (có ít nhất 2 nhóm – OH gắn vào 2 C liên tiếp)

Tạo dd màu xanh lơ trong suốt

Anđehit

dd NaHSO3 bảo hòa

Kết tủa dạng kết tinh

R - CHO + NaHSO3 R - CHOH - NaSO3

Metyl xêton

 

Hợp chất có H linh động: axit, Ancol, phenol

Na, K

Sủi bọt khí không màu

2R - OH      +   2Na     2R - ONa     +   H2­

2R - COOH     +       2Na        2R - COONa        +   H2­

2C6H5 - OH     +       2Na    2C6H5 - ONa             +   H2

 

1.2.nhận biết các chất hữu cơ (chi tiết)

Chất

Thuốc thử

Hiện tượng

Phản ứng

Ankan

Cl2/ás

Sản phẩm sau PƯ làm hồng giấy quỳ ẩm

CnH2n+2 + Cl2  → CnH2n+1Cl + HCl

Anken

dd Br2

Mất màu

CnH2n + Br2 CnH2nBr2

dd KMnO4

mất màu

3CnH2n + 2KMnO4 + 4H2 3CnH2n(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH

Khí Oxi

Sp cho pứ tráng gương

2CH2 = CH2 + O2  → CH3CHO

Ankađien

dd Br2

Mất màu

CnH2n-2 + 2Br2 CnH2nBr4

Ankin

dd Br2

Mất màu

CnH2n-2 + 2Br2 CnH2nBr4

dd KMnO4

mất màu

3CHCH+8KMnO4 3HOOC-COOH + 8MnO4¯+8KOH

AgNO3/NH3 (có nối 3 đầu mạch)

kết tủa màu vàng nhạt

HCCH + 2[Ag(NH3)2]OH  Ag - CC - Ag + 2H2O + 4NH3

R-CC-H + [Ag(NH3)2]OH R-CC-Ag + H2O + 2NH3

dd CuCl trong NH3

kết tủa màu đỏ

CHCH + 2CuCl + 2NH3 Cu - CC - Cu + 2NH4Cl

R - CC - H + CuCl + NH3 R - CC - Cu¯ + NH4Cl

Toluen

dd KMnO4, t0

Mất màu

Stiren

dd KMnO4

Mất màu

Ancol

Na, K

­ không màu

2R - OH      +   2Na        2R - ONa     +   H2­

Ancol bậc I

CuO (đen) t0

Cu (đỏ),

Sp cho pứ tráng gương

R - CH2 - OH + CuO → R - CH = O + Cu + H2O

R - CH = O + 2Ag[(NH3)2]OH   R- COONH4 + 2Ag¯ + H2O + 3NH3

Ancol bậc II

CuO (đen) t0

Cu (đỏ), Sp không pứ tráng gương

R - CH2OH - R' + CuO → R - CO - R'  + Cu + H2O

Ancol đa chức

 

Cu(OH)2

dung dịch màu xanh lam

Anilin

nước Brom

Tạo kết tủa trắng

Phản ứng với Brom 2

Anđehit

AgNO3 trong NH3

Kết tủa Ag trắng

R - CH = O + 2Ag[(NH3)2]OH   R - COONH4 + 2Ag¯ + H2O + 3NH3­

Cu(OH)2

NaOH, t0

Kết tủa đỏ gạch

RCHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → RCOONa + Cu2O¯ + 3H2O

dd Brom

Mất màu

RCHO + Br2 + H2O RCOOH + 2HBr

Andehit no hay ko no đều làm mất màu nước Br2 vì đây là phản ứng oxi hóa khử. Muốn phân biệt andehit nokhông no dùng dd Br2 trong CCl4, môi trường CCl4 thì Br2 không thể hiện tính oxi hóa nên chỉ phản ứng với andehit không no

Chất

Thuốc thử

Hiện tượng

Phản ứng

Axit cacboxylic

Quì tím

Hóa đỏ

 

 

­ CO2

2R - COOH + Na2CO3 2R - COONa + CO2­ + H2O

Aminoaxit

 

Hóa xanh

Hóa đỏ

Không đổi

Số nhóm - NH2 > số nhóm - COOH

Số nhóm - NH2 < số nhóm - COOH

Số nhóm - NH2 < số nhóm - COOH

 

­ CO2

2H2N-R-COOH + Na2CO3 2H2N-R-COONa + CO2­ + H2O

Amin

Quì tím

Hóa xanh

 

Glucozơ

Cu(OH)2

dd xanh lam

2C6H12O6 + Cu(OH)2 (C6H11O6)2Cu + 2H2O

Cu(OH)2

NaOH, t0

Kết tủa đỏ gạch

CH2OH - (CHOH)4 - CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → CH2OH - (CHOH)4 - COONa + Cu2O + 3H2O

AgNO3   / NH3

Kết tủa Ag trắng

CH2OH - (CHOH)4 - CHO + 2Ag[(NH3)2]OH  CH2OH-(CHOH)4-COONH4 + 2Ag¯ + H2O + 3NH3­

dd Br2

Mất màu

CH2OH-(CHOH)4-CHO + Br CH2OH-(CHOH)4-COOH+2HBr

Saccarozơ

C12H22O11

Thuỷ phân

sản phẩm tham gia pứ tráng gương

C12H22O11      +      H2O        C6H12O6      +      C6H12O6

                                                  Glucozơ          Fructozơ 

Vôi sữa

Vẩn đục

C12H22O11      +      Ca(OH)2     C12H22O11.CaO.2H2O

Cu(OH)2

dd xanh lam

C12H22O11   +   Cu(OH)2   (C12H22O11)2Cu  +  2H2O

Mantozơ

C12H22O11

Cu(OH)2

dd xanh lam

C12H22O11   +   Cu(OH)2   (C12H22O11)2Cu  +  2H2O

AgNO3   / NH3

Kết tủa Ag trắng

 

Thuỷ phân

sản phẩm tham gia pứ tráng gương

C12H22O11      +      H2O     2C6H12O6   (Glucozơ)

Tinh bột

(C6H10O5)n

Thuỷ phân

sản phẩm tham gia pứ tráng gương

(C6H10O11)n     +      nH2O      nC6H12O6   (Glucozơ)

ddịch iot

Tạo dung dịch màu xanh tím, khi đun nóng màu xanh tím biến mất, khi để nguôi màu xanh tím lại xuất hiện

 

1.3. Một số thuốc thử thường dùng

- Quỳ tím

+ RCOOH; muối RNH3Cl; aminoaxit có số nhóm COOH nhiều hơn NH2 : chuyển đỏ

+ RNH2 (trừ C6H5NH2), muối RCOONa, aminoaxit có số nhóm COOH ít hơn NH2 : xanh

- Dung dịch AgNO3/NH3 

+ Ankin có liên kết ba đầu mạch : tạo kết tủa vàng.

+ anđehit và phân tử có chứa nhóm CHO (HCOOH, HCOOR, glucozơ, fructozơ, mantozơ).

- Cu(OH)2/OH- 

+ RCOOH : tạo dung dịch màu xanh.

+ RCHO và các chất chứa nhóm CHO : kết tủa màu đỏ gạch khi đun nóng.

+ Glixerol, glucozơ, saccarozơ, mantozơ, fructozơ : dung dịch màu xanh lam ở nhiệt độ thường.

+ Polipeptit có từ tripeptit trở lên : tạo màu tím biure đặc trưng.

- Dung dịch brom 

+ Hợp chất không no, anđehit, glucozơ : làm nhạt màu.

+ phenol, alanin : tạo kết tủa trắng.

-  Dung dịch KMnO4 

+ Các hợp chất không no : làm nhạt màu ở nhiệt độ thường.

+ Ankylbenzen : nhạt màu kho đun nóng.

- Một số thuốc thử khác : I2 (HTB); HNO3 (lòng trắng trứng gà).

1.4. Phương pháp tách một số chất

a) Phương pháp vật lí

- Chiết : dùng để tách các chất lỏng không tan vào nhau như benzen và ancol ..

- Chưng cất : dùng để tách các chất có nhiệt độ sôi khác nhau, thường dùng để tách các chất thuộc 3 nhóm :

+ Có nhiệt độ sôi thấp : anđehit, xeton, ete, este.

+ Có nhiệt độ sôi cao : ancol, axit, amin.

+ Không bay hơi : muối RONa, RCOONa, RCOONH4, aminoaxit.

b) Sơ đồ tách một số chất 

- Phenol  C6H5ONa  C6H5OH

- Anilin  C6H5NH3Cl  C6H5NH2

- RCOOH  RCOONa  RCOOH

- Anken : Br2 và Zn

- Ankin : AgNO3/HCl

2. Luyện tập

Câu 1. Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phânbiệt 3 chất lỏng trên là

A. dung dịch phenolphtalein.            

B. nước brom.            

C. dung dịch NaOH. 

D. giấy quì tím.

Câu 2. Chỉ dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt được tất cả các dung dịch riêng biệt sau:

A. saccarozơ, glixerin (glixerol), anđehit axetic, rượu (ancol) etylic.

B. glucozơ, lòng trắng trứng, glixerin (glixerol), rượu (ancol) etylic.

C. lòng trắng trứng, glucozơ, fructozơ, glixerin (glixerol).

D. glucozơ, mantozơ, glixerin (glixerol), anđehit axetic.

Câu 3. Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là

A. dung dịch NaOH.                         

B. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

C. dung dịch NaCl.                           

D. dung dịch HCl.

Câu 4. Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là

A. CH3COOCH=CH-CH3.                           

B. CH3COOCH=CH2.

C. HCOOCH3.                                              

D. HCOOCH=CH2.

Câu 5. Cho các chất sau: phenol, etanol, axit axetic, natri phenolat, natri hiđroxit. Số cặp chất tác dụng được với nhau là

A. 1.                           

B. 3.                           

C. 2.                           

D. 4.

Câu 6. Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là

A. 4.                           

B. 2.                           

C. 3.                           

D. 5.

Câu 7. Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là

A. 2.                           

B. 4.                           

C. 3.                           

D. 5.

Câu 8. Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với

A. H2 (Ni, nung nóng).

B. dung dịch NaOH.          

C. Na kim loại.           

D. nước Br2.

Câu 9. Ba chất hữu cơ mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H6O và có các tính chất: X, Z đều phản ứng với nước brom; X, Y, Z đều phản ứng với H2 nhưng chỉ có Z không bị thay đổi nhóm chức; chất Y chỉ tác dụng với brom khi có mặt CH3COOH. Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. C2H5CHO, (CH3)2CO, CH2=CH-CH2OH.                      

B. C2H5CHO, CH2=CH-O-CH3, (CH3)2CO.

C. (CH3)2CO, C2H5CHO, CH2=CH-CH2OH.                      

D. CH2=CH-CH2OH, C2H5CHO, (CH3)2CO

Câu 10. Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2   lần lượt là:

A. CH3-COOH, CH3-COO-CH3.      

B. (CH3)2CH-OH, H-COO-CH3.

C. H-COO-CH3, CH3-COOH.          

D. CH3-COOH, H-COO-CH3.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Dạng bài tập về phân biệt, tách chất môn Hóa học 12 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?