Lý thuyết về phản ứng nhiệt phân môn Hóa học 12 năm 2021

1. LÝ THUYẾT

1.1. Nhiệt phân muối nitrat

- Tất cả các muối nitrat đều bị nhiệt phân tạo sản phẩm X + O2

a. Nhiệt phân muối nitrat của kim loại K, Ba,Ca, Na…( kim loại tan) thì sản phẩm X là muối nitrit ( NO2-)

VD: 2NaNO3 → 2NaNO2 + O2

2KNO3  → 2KNO2 + O2

b. Nhiệt phân muối nitrat của kim loại Mg → Cu thì sản phẩm X là oxit + NO2

VD: 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2

2Fe(NO3)3 → Fe2O3 + 6NO2 + O2

Lưu ý: nhiệt phân muối Fe(NO3)2 thu được Fe2O3 ( không tạo ra FeO )

2Fe(NO3)2  → Fe2O3 + 4NO2 + ½ O2

c. Nhiệt phân muối nitrat của kim loại sau Cu thì sản phẩm X là KL + NO2

VD: 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2

1.2. Nhiệt phân muối cacbonat ( CO32- )

- Muối cacbonat của kim loại kiềm không bị phân hủy như Na2CO3, K2CO3

- Muối cacbonat của kim loại khác trước Cu bị nhiệt phân thành oxit + CO2

VD: CaCO3  →CaO + CO2

MgCO3  → MgO + CO2

- Muối cacbonat của kim loại sau Cu bị nhiệt phân thành KL + O2 +  CO2

VD: Ag2CO3 → 2Ag + ½ O2 + CO2

- Muối (NH4)2CO3→  2NH3 + CO2 + H2O

1.3. Nhiệt phân muối hidrocacbonat ( HCO3-)

- Tất cả các muối hidrocacbonat đều bị nhiệt phân.

- Khi đun nóng dung dịch muối hidrocacbonat:

Hidrocacbonat  Cacbonat trung hòa + CO2 + H2O

VD: 2NaHCO3  → Na2CO3 + CO2  + H2O

Ca(HCO3)2  → CaCO3 + CO2 + H2O

- Nếu nhiệt phân hoàn toàn muối hidrocacbonat

+ Muối hidrocacbonat của kim loại kiềm → Cacbonat trung hòa + CO2 + H2O

VD: 2NaHCO3  → Na2CO3 + CO2  + H2O

+ Muối hidrocacbonat của kim loại khác  → Oxit kim loại + CO2 + H2O

VD: Ca(HCO3)2 → CaO + 2CO2 + H2O

1.3. Nhiệt phân muối amoni

- Muối amoni của gốc axit không có tính oxi hóa  → Axit + NH3

VD:     NH4Cl  → NH3 + HCl

 (NH4)2CO3  → 2NH3 + H2O + CO2

- Muối amoni của gốc axit có tính oxi hóa  N2 hoặc N2O  + H2O

VD:  NH4NO3  → N2O + 2H2O

NH4NO2  → N2 + 2H2O

(NH4)2Cr2O7  → Cr2O3 + N2 + 2H2O

1.4. Nhiệt phân bazơ

- Bazơ tan như NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 …không bị nhiệt phân hủy.

- Bazơ không tan nhiệt phân tạo oxit + H2O

VD:    

2Al(OH)3 →  Al2O3 + 3H2O

Cu(OH)2  → CuO + H2O

Lưu ý: Fe(OH)2 →  FeO + H2O

2Fe(OH)2 + O2 → Fe2O3 + 2H2O

2. LUYỆN TẬP

Câu 1. Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là

A. Fe3O4.                    

B. FeO.                      

C. Fe2O3.                    

D. Fe.

Câu 2. Phản ứng nhiệt phân không đúng là

A. NH4NO2  → N2 + 2H2O                     

B. NaHCO3 →  NaOH + CO2

B. 2KNO3  → 2KNO2 + O2                    

C. NH4Cl  → NH3 + HCl

Câu 3. Khi nhiệt phân hoàn toàn từng muối X, Y thì đều tạo ra số mol khí nhỏ hơn số mol muối tương ứng. Đốt một lượng nhỏ tinh thể Y trên đèn khí không màu, thấy ngọn lửa có màu vàng. Hai muối X, Y lần lượt là:

A. KMnO4, NaNO3.  

B. Cu(NO3)2, NaNO3.

C. CaCO3, NaNO3.    

D. NaNO3, KNO3.

Câu 4. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là:

A. Ag, NO2, O2.         

B. Ag2O, NO, O2.      

C. Ag, NO, O2.          

D. Ag2O, NO2, O2.

Câu 5. Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-, SO42-. Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là

A. NaHCO3.              

B. Na2CO3.                

C. HCl.                      

D. H2SO4.

Câu 6. Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là

A. Na2CO3 và HCl.                                       

B. Na2CO3 và Na3PO4.

C. Na2CO3 và Ca(OH)2.                                

D. NaCl và Ca(OH)2.

Câu 7. Một cốc nước có chứa các ion: Na+ 0,02 mol), Mg2+0,02 mol), Ca2+ 0,04 mol), Cl− 0,02 mol), HCO3−  0,10 mol) và SO42− 0,01 mol). Đun sôi cốc nước trên cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn

toàn thì nước còn lại trong cốc

A. là nước mềm.                                            

B. có tính cứng vĩnh cửu.

C. có tính cứng toàn phần.                            

D. có tính cứng tạm thời.

Câu 8. Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là:

A. HCl, NaOH, Na2CO3.                               

B. KCl, Ca(OH)2, Na2CO3.

C. NaOH, Na3PO4, Na2CO3.                         

D. HCl, Ca(OH)2, Na2CO3.

Câu 9. Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những hợp chất nào sau đây?

A. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.                          

B. Ca(HCO3)2, MgCl2.

C. CaSO4, MgCl2.                                          

D. Mg(HCO3)2, CaCl2.

Câu 10. Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:

A. Cu, FeO, ZnO, MgO.       

B. Cu, Fe, Zn, Mg.     

C. Cu, Fe, Zn, MgO. 

D. Cu, Fe, ZnO, MgO.

Câu 11. Phản ứng hoá học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?

A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng.                       

B. Al tác dụng với CuO nung nóng.

C. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng.                       

D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng.

Câu 12. Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:

A. FeO, MgO, CuO.  

B. PbO, K2O, SnO.    

C. Fe3O4, SnO, BaO. 

D. FeO, CuO, Cr2O3.

Câu 13. Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm

A. Al, Fe, Fe3O4 và Al2O3.                

B. Al2O3, Fe và Fe3O4.

C. Al2O3 và Fe.                                  

D. Al, Fe và Al2O3.

Câu 14. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

A. chỉ có kết tủa keo trắng.                            

B. không có kết tủa, có khí bay lên.

C. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.   

D. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.

Câu 15. Thí nghiệm nào sau đây có kết tủa sau phản ứng?

A. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Cr(NO3)3.

B. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.

C. Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).

D. Thổi CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.

Câu 16. Chất khí X tan trong nước tạo ra một dung dịch làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ và có thể được dùng làm chất tẩy màu. Khí X là

A. NH3.                      

B. CO2.                      

C. SO2.                       

D. O3.

Câu 17. Chất rắn X phản ứng với dung dịch HCl được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Y, ban đầu xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan, thu được dung dịch màu xanh thẫm. Chất X là

A. CuO.                      

B. Fe.                          

C. FeO.                       

D. Cu.

Câu 18. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung dịch X là

A. CuSO4.                   

B. AlCl3.                     

C. Fe(NO3)3.               

D. Ca(HCO3)2.

Câu 19. Tiến hành các thí nghiệm sau:

1 Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4;

2 Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4;

3 Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3;

4 Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2;

5 Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3;

6 Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 5.                           

B. 6.                           

C. 3.                           

D. 4.

Câu 20. Khi cho lượng dư dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch kali đicromat, dung dịch trong ống nghiệm

A. chuyển từ màu da cam sang màu vàng.                

B. chuyển từ màu vàng sang màu đỏ.

C. chuyển từ màu da cam sang màu xanh lục.          

D. chuyển từ màu vàng sang màu da cam.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Lý thuyết về phản ứng nhiệt phân môn Hóa học 12 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?