Phương pháp giải bài toán oxi hóa 2 lần môn Hóa học 12 năm 2021

1.  PHƯƠNG PHÁP

1.1. Dạng 1

Fe + O2 → hỗn hợp  A (FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe dư)  Fe(NO3)3 + SPK + H2O

Hoặc: Fe + O2 → hoã  A (FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe dư) Fe2(SO4)3 + SPK + H2O

Ngoài cách giải bằng định luật bảo toàn e, còn có các công thức tính nhanh sau:

Công thức tính nhanh: \({m_{Fe}}{\rm{  =  0,7}}{\rm{.}}{{\rm{m}}_{{h^2}{\rm{ox}}it}}{\rm{  +  5,6}}{\rm{.}}\sum {{i_{spk}}.{n_{spk}}} \)       

Suy ra khối lượng muối = (mFe/56). Mmuối     

- Hoặc có thể tính khối lượng muối nitrat bằng công thức:   \({m_{Muoi}} = \frac{{242}}{{80}}({m_{hon{\rm{ }}ho p}} + 24.{n_{NO}} + 8.{n_{N{O_2}}})\)

- Tính muối sunfat bằng công thức:  \({m_{Muoi}} = \frac{{400}}{{160}}({m_{hon{\rm{ }}hop}} + 16.{n_{S{O_2}}})\)

\({n_{HN{O_3}{\rm{ PU }}}}{\rm{  =  }}\frac{{3.{m_{Fe}}}}{{56}}{\rm{  +  }}{{\rm{n}}_{spk}}\)   

\({n_{{H_2}{\rm{S}}{{\rm{O}}_4}{\rm{ PU }}}}{\rm{  =  }}\frac{{3.{m_{Fe}}}}{{112}}{\rm{  +  }}{{\rm{n}}_{spk}}\)

1.2. Dạng 2

Để m gam hỗn hợp A gồm phoi bào sắt và một kim loại M có hóa trị không đổi ngoài không khí sau một thời gian biến thành hỗn hợp B có khối lượng 1 m  gam gồm Fe và các oxit FeO, Fe3O4,Fe2O3. M2On, M. Cho B tác dụng hoàn toàn với axit nitric dư thấy giải phóng ra V lít khí duy nhất NxOy. Tính khối lượng m của A, khối lượng muối tạo thành, số mol HNO3 cần dùng.

\({m_A}{\rm{  =  0,7}}{\rm{.}}{{\rm{m}}_{{h^2}{\rm{ox}}it}}{\rm{  +  5,6}}{\rm{.u  +  0,3b  -  }}\frac{{5,6n.b}}{M}\)

Trong đó:

M : khối lượng mol của kim loại M

n: Hóa trị của kim loại M

b: khối lượng của kim loại M

u: số mol e trao đổi

c: số mol của NxOy

x: hệ số chuyển hóa

- Khối lượng muối nitrat tạo thành M(NO3)n và Fe(NO3)3:   \({m_{muoi}}{\rm{  =  }}\frac{b}{M}.(M{\rm{  +  62}}{\rm{.n)  +  }}\frac{{(m{\rm{  -  b)}}{\rm{. 242}}}}{{56}}\)

- Số mol HNO3 cần dùng: \({n_{HN{O_3}}}{\rm{  =  (}}\frac{{3.b}}{M}{\rm{  +  }}\frac{{3.(m - b)}}{{56}}){\rm{  +  x}}{\rm{.c}}\)

1.3. Dạng 3

Cu + O2  hỗn hợp A (CuO, Cu2O, Cu dư)  Cu(NO3)2 + SPK + H2O

Hoặc: Cu + O2  hỗn hợp  A (CuO, Cu2O, Cu dư) CuSO4 + SPK + H2O

Công thức tính nhanh: \({m_{Cu}}{\rm{  =  0,8}}{\rm{.}}{{\rm{m}}_{{h^2}{\rm{ox}}it}}{\rm{  +  6,4}}{\rm{.}}\sum {{i_{spk}}.{n_{spk}}} \) 

Suy ra khối lượng muối = (mCu/64). Mmuối

1.4. Dạng 4

Bài toán về CO khử oxit của Sắt. Sản phẩm tạo thành là hỗn hợp các oxit cho tác dụng với tác nhân oxi hóa mạnh.

Có thể tính khối lượng oxit sắt dựa vào Dạng 2.1

Hoặc dùng công thức: m oxit sắt = m hỗn hợp oxit + 8.n e trao đổi

1.5. Dạng 5

Bài toán về CO khử các oxit. Sản phẩm tạo thành cho tác dụng với nước vôi trong.

m oxit sắt = m hỗn hợp sản phẩm + 16.nCO2

2. LUYỆN TẬP

Câu 1. Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là?

A. 2,52.                                  B. 2,22.                                           C. 2,62.                              D. 2,32.

Câu 2: Để m gam bột Fe trong không khí sau một thời gian thu được 19,2 gam hỗn hợp B gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho B vào dd HNO3 loãng khuấy kỹ để phản ứng hoàn toàn thấy B tan hết thu được dd X chứa 1 muối và 2,24 lit NO (đktc). Hỏi m có giá trị nào sau đây?

A. 11,2 g                                B. 15,12 g                          C. 16,8 g                            D. 8,4 g

Câu 3: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là ?

A. 38,72.                     B. 35,50.                                 C. 49,09.                     D. 34,36

Câu 4: để a gam Fe ngoài không khí sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng 75,2 gam gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Fe. Cho A tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Tính a?

A. 28                                    B. 42                                 C. 50,4                           D. 56

Câu 5: Đốt cháy x mol Fe bằng oxi thu được 5,04g hỗn hợp A. Hòa tan A bằng dd HNO3 dư thu được 0,035 mol hỗn hợp Y gồm NO và NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Tỉ khối hơi của Y đối với H2 bằng 19. giá trị của x là?

A. 0,04                                 B. 0,05                              C. 0,06                           D. 0,07

Câu 6: Nung nóng m gam bột sắt ngoài không khí, sau  phản ứng thu được 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3  và Fe3O4 . Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 loãng  thu được 5,6 lít hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 19. Tính m và thể tích HNO3 1M đã dùng?

A. 16,8g và 1,15 lít              B. 16,8g và 0,25 lít           C. 11,2g và 1,15 lít        D. 11,2g và 0,25 lít

Câu 7: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được 10,44 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3  và Fe3O4 . Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng  thu được 4,368 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Tính m ?

A. 16g                                  B. 12g                               C. 8g                              D. 24g

Câu 8. Lấy 8 gam oxit Fe2O3 đốt nóng cho CO đi qua, ta nhận được m gam hỗn hợp X gồm 3 oxit, hỗn hợp X đem hoà vào H2SO4 đặc nóng dư, nhận được 0,672 lít SO2 (đktc). Vậy m gam X có giá trị là:

A. 8,9 g                       B. 7,24 g                       C. 7,52 g                           D. 8,16 g

Câu 9: Cho khí CO đi qua m gam oxit Fe2O3 đốt nóng, ta được 13,92 gam hỗn hợp Y (gồm 4 chất rắn). Hỗn hợp X hoà trong HNO3 đặc dư được 5,824 lít NO2 (đktc), Vậy m có giá trị là

A. 15,2 g                     B. 16,0 g                        C. 16,8 g                           D. 17,4 g

Câu 10: Cho khí CO đi qua ống chứa 10 gam Fe2O3 đốt nóng, thu được m gam hỗn hợp X (gồm 3 oxit). Hỗn hợp X đem hoà trong HNO3 đặc nóng dư nhận được 8,96 lít NO2. Vậy m có giá trị là:

A. 8,4 g                       B. 7,2 g                          C. 6,8 g                             D. 5,6 g

Câu 11: Cho khí CO đi qua ống chứa m gam oxit Fe2O3 đốt nóng thu được 6,69 gam hỗn hợp X (gồm 4 chất rắn), hỗn hợp X hoà vào HNO3 dư được 2,24 lít khí Y gồm NO và NO2, tỉ khối của Y đối với H2 bằng 21,8. Vậy m gam oxit Fe2O3

A. 10,2 g                     B. 9,6 g                          C. 8,0 g                             D. 7,73 g

Câu 12 : Trộn bột Al với bột Fe2O3 ( tỉ lệ mol 1 : 1 ) thu được m gam hỗn hợp X. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hết Y bằng acid nitric loãng dư , thấy giải phóng 0,448 lít khí NO ( đktc – sản phẩm khử duy nhất ). m =?

A.7,48

B.11,22

C.5,61

D.3,74

Câu 13: Nung 8,96 gam Fe trong không khí được hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hòa tan A vừa đủ trong dung dịch chứa 0,5 mol HNO3, bay ra khí NO là sản phẩm khử duy nhất . Số mol NO bay ra là.           

Câu 14: Cho m gam hỗn hợp A gồm Fe và Al trong đó Al có khối lượng bằng 2,7 gam. Nung A trong không khí một thời gian thì thu được hỗn hợp B gồm Fe dư Al dư, Al2O3 và các oxit Fe có khối lượng bằng 18, 7 gam. Cho B tác dụng với HNO3 thì thu được 2,24 lít khí NO (đktc) duy nhất . Hãy tính giá trị m?

A. 13,9g                               B. 19,3g                            C. 14,3g                         D. 10,45g

  

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Phương pháp giải bài toán oxi hóa 2 lần môn Hóa học 12 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?