Lý thuyết và bài tập về các chất phản ứng với nước ở nhiệt độ thường môn Hóa học 12 năm 2021

1. LÝ THUYẾT

1.1. Các chất phản ứng với H2O ở nhiệt độ thường

 - Kim loại Kiềm + Ca, Sr, Ba tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường tạo bazơ + H2

VD:    Na + H2O → NaOH + ½ H2

            Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

TQ:    M + n H2O → M(OH)n + n/2H2

- Oxit của KLK và CaO, SrO, BaO tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường tạo bazơ

VD:    Na2O + H2O →  2NaOH

            BaO + H2O →  Ba(OH)2

- Các oxit: CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5, NO2 tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường tạo axit

  VD: CO2 + H2O  H2CO3

  SO3 + H2O →  H2SO4

  P2O5 + 3H2O →  2H3PO4

  N2O5 + H2O →  2HNO3

  3NO2 + H2O →  2HNO3 + NO

  4NO2 + 2H2O + O2 →  4HNO3

- Các khí HCl, HBr, HI, H2S không có tính axit, khi hòa tan vào nước sẽ tạo dung dịch axit tương ứng.

- Khí NH3 tác dụng với H2O rất yếu: NH3 + H2O NH4+ + OH-.

- Một số muối của cation Al3+, Zn2+, Fe3+ với anion gốc axit yếu như CO32-, HCO3-, SO32-, HSO3-, S2-, HS- bị thủy phân tạo bazơ + axit tương ứng.

  VD:    Al2S3 + 6H2O →  2Al(OH)3 + 3H2S

Fe2(CO3)3 + 3H2O →  2Fe(OH)3 + 3CO2

1.2. Tác dụng với H2O ở nhiệt độ cao

- Ở nhiệt độ cao, khả năng phản ứng của các chất với H2O cao hơn, nhưng các em chú ý một số phản ứng sau:   

Mg + 2H2O → Mg(OH)2 + H2

3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2

Fe + H2O → FeO + H2

C + H2O → CO + H2

C + 2H2O → CO2 + 2H2

2. BÀI TẬP MINH HỌA

Bài 1: Hòa tan hỗn hợp gồm (28,4 gam P2O5 và 12 gam SO3) vào nước dư, thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam chất tan?

Hướng dẫn giải

Số mol P2O5 là: nP2O5  = 0,2 mol; Số mol SO3 là: nSO3  = 0,15 mol.

Phương trình hóa học:

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

0,2 → 0,4 (mol)

Khối lượng H3PO4 là: mH3PO4 = nH3PO4.MH3PO4 = 0,4.98 = 39,2 gam

SO3 + H2O → H2SO4

0,15 → 0,15 (mol)

Khối lượng H2SO4 là: mH2SO4 = nH2SO4.MH2SO4 = 0,15.98 = 14,7 gam

Tổng khối lượng H3PO4 và H2SO4 có trong dung dịch thu được là:

mhh = 39,2 + 14,7 = 53,9 gam.

Bài 2: Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:

(1) Cacbon đioxit + nước → Axit cacbonic (H2CO3)

(2) Lưu huỳnh đioxit +nước → Axit sunfurơ (H2SO3)

(3) Natri oxit + nước → natri hiđroxit (NaOH)

(4) Bari oxit + nước → bari hiđroxit (Ba(OH)2)

Hướng dẫn giải

(1) CO2 + H2O → H2CO3

(2) SO2 + H2O → H2SO3

(3) Na2O + H2O → 2NaOH

(4) BaO + H2O → Ba(OH)2

Bài 3: Cho 12,4 gam natri oxit tác dụng hết với nước.

a) Viết phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng natri hiđroxit có trong dung dịch thu được.

Hướng dẫn giải

a) Phương trình hóa học: Na2O + H2O → 2NaOH

b) Số mol Na là: nNa2O  = 0,2 mol

Na2O + H2O → 2NaOH

0,2 → 0,4 (mol)

Theo phương trình: nNaOH = 2nNa2O = 0,4 mol

Khối lượng natri hiđroxit có trong dung dịch thu được là:

mNaOH = nNaOH.MNaOH = 0,4.40 = 16 gam

Bài 4: Cho chất oxit A được nước hóa hợp tạo axit nitric. Xác định A, biết MA = 108(g/mol), trong A có 2 nguyên tử Nitơ

A. NO2

B. N2O3

C. N2O

D. N2O5

Hướng dẫn giải

Gọi CTPT của oxit là N2Ox

M= 108 ⇒ 2.14+ 16.x = 108

x = 5

công thức cần tìm là N2O5

3. LUYỆN TẬP

Câu 1. Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa

A. NaCl, NaOH, BaCl2.                                

B. NaCl, NaOH.

C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2.               

D. NaCl.

Câu 2. Cho dãy các oxit sau: SO2, NO2, NO, SO3, CrO3, P2O5, CO, N2O5, N2O. Số oxit trong dãy tác dụng được với H2O ở điều kiện thường là

A. 5.                           

B. 6.                           

C. 8.                           

D. 7.

Câu 3. Khi hòa tan hoàn toàn m gam mỗi kim loại vào nước dư, từ kim loại nào sau đây thu được thể tích khí H2 (cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) là nhỏ nhất?

A. K.                          

B. Na.                         

C. Li.                          

D. Ca.

Câu 1. Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 3.                           

B. 4.                           

C. 2.                           

D. 5.

Câu 2. Các hợp chất trong dãy chất nào dưới đây đều có tính lưỡng tính?

A. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2.                   

B. Cr(OH)3, Pb(OH)2, Mg(OH)2.

C. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2.                  

D. Cr(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2.

Câu 3. Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 5.                           

B. 2.                           

C. 3.                           

D. 4.

Câu 4. Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH là:

A. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2.                    

B. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Al2O3.

C. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2.                        

D. Mg(OH)2, Al2O3, Ca(HCO3)2.

Câu 5. Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 1.                           

B. 2.                           

C. 4.                           

D. 3.

Câu 6. Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al2O3, Zn, K2CO3, K2SO4. Có bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH?

A. 5.                           

B. 2.                           

C. 3.                           

D. 4.

Câu 7. Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 5.                           

B. 4.                           

C. 3.                           

D. 2

 

Trên đây là phần trích dẫn Lý thuyết và bài tập về các chất phản ứng với nước ở nhiệt độ thường môn Hóa học 12 năm 2021, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?