Lý thuyết và bài tập về phép vị tự

1. Định nghĩa

Cho điểm O và số k0. Phép biến hình biến mỗi điểm M thành điểm M' sao cho OM=k OM, được gọi là phép vị tự tâm O, tỉ số k

Phép vị tự tâm O, tỉ số k và thường được kí hiệu là V(O,k)

2. Nhận xét

- Phép vị tự biến tâm vị tự thành chính nó

- Khi k=1, phép vị tự là phép đồng nhất

- Khi k=1, phép vị tự là phép đối xứng qua tâm vị tự

- M'=V(O,k)(M) M= V(O,1k)(M)

3. Tính chất

- Nếu phép vị tự tâm O tỉ số k biến hai điểm M, N tùy ý theo thứ tự thành M', N' thì MN =kMN và MN=|k|MN

- Phép vị tự tỉ số k có các tính chất:

a) Biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng và bảo toàn thứ tự giữa các điểm ấy

b) Biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó, biến tia thành tia, biến đoạn thẳng có độ dài bằng a thành đoạn thẳng có độ dài bằng |k|a

c) Biến tam giác thành tam giác đồng dạng với tỉ số đồng dạng là |k|, biến góc thành góc bằng nó.

d) Biến đường tròn bán kính R thành đường tròn bán kính |k|R.

4. Biểu thức tọa độ của phép vị tự

Cho điểm M(x0;y0).

Phép vị tự tâm O(a;b), tỉ số k biến điểm M thành M' có tọa độ (x;y) thỏa mãn: {xa=k(x0a)yb=k(y0b)

Ví dụ: Cho hai diểm A, B phân biệt. Hãy chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau đây:

A. Có duy nhất phép đối xứng trục biến điểm A thành B.

B. Có duy nhất phép đối xứng tâm biến điểm A thành B.

C. Có duy nhất phép tịnh tiến biến điểm A thành B.

D. Có duy nhất phép vị tự biến điểm A thành B.

 Hướng dẫn giải:

Chọn D.

Có duy nhất phép đối xứng trục d biến điểm A thành Bvới dlà trung trực AB ( mỗi đoạn có duy nhất một trung trực)

Có duy nhất phép đối xứng tâm I biến điểm A thành B (AB có duy nhất một trung điểm I)

Có duy nhất phép tịnh tiến biến điểm A thành B ( vì AB là duy nhất với A,B cố định cho trước)

Phép vị tự V(I;k)(A)=BIB=kIA do đó ứng với mỗi tâm vị tự I và một tỉ số k cho ta một phép vị tự do đó có vô số phép vị tự.

5. Bài tập

Câu 1: Cho hai đường tròn tiếp xúc nhau ở A. Hãy chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:

A. Tiếp điểm A là tâm vị tự trong của hai đường tròn.

B. Tiếp điểm A là một trong hai tâm vị tự trong hoặc ngoài của hai đường tròn.

C. Nếu hai đường tròn đó tiếp xúc ngoài thì tiếp điểm A là tâm vị tự trong.

D. Nếu hai đường tròn đó tiếp xúc trong thì tiếp điểm A là tâm vị tự ngoài.

 Hướng dẫn giải:

Chọn A

Nếu hai đường tròn tiếp xúc trong với nhau thì phép vị tự tâm A, tỉ số k=RR hoặc k=RR biến đường tròn này thành đường tròn kia. Do đó A chính là tâm vị tự ngoài. (Đáp án D đúng)

Câu 2: Cho hai đường tròn bằng nhau (O;R)(O;R). Có bao nhiêu phép vị tự biến đường tròn (O;R) thành (O;R)?

A. Vô số.                          

B. 1.                                  

C. 2.                                  

D. Không có.

 Hướng dẫn giải:

Chọn B

Chỉ có duy nhất một phép vị tự là phép vị tự có tâm là trung điểm của OO và tỉ số vị tự bằng 1

Câu 3: Cho tam giác ABCA,B,C lần lượt là trung điểm các cạnhBC,CA,AB. Gọi O,G,H lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp, trọng tâm và trực tâm của tam giácABC. Lúc đó phép biến hình biến tam giác ABC thành tam giác ABC là:

A. V(O;12).                

B. V(G;12).         

C. V(H;13)

D. V(H;13).

 Hướng dẫn giải:

Chọn B

Ta có GA=12GAV(G;12):AA. GB=12GBV(G;12):BB tương tự CC.

Vậy V(G;12) biến tam giác ABC thành tam giác ABC.

Câu 4: Cho tam giác ABC với G là trọng tâm, trực tâm H và tâm đường tròn ngoại tiếp O. Gọi A,B,C lần lượt là trung điểm các cạnh BC,CA,AB của tam giác ABC. Hỏi qua phép biến hình nào thì điểm O biến thành điểm H?

A. Phép vị tự tâm G, tỉ số 2

B. Phép quay tâm O, góc quay 600.

C. Phép tịnh tiến theo vectơ 13CA.                     

D. Phép vị tự tâm G, tỉ số 12.

 Hướng dẫn giải:

Chọn A

Ta có OABC,BCBCOABC do đó ta có O chính là trực tâm của tam giác ABC.

Vì phép vị tự tâm G tỉ số 2 biến tam giác A,B,C thành ABC nên sẽ biến trực tâm tam giác này thành tam giác kia, tức là O biến thành điểm H.

Câu 5: Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độOxy, cho 3 điểm I(4;2),M(3;5),M(1;1). Phép vị tự V tâm I tỷ sốk, biến điểm M thành M. Khi đó giá trị của k là:

A. 73.    

B. 73.    

C. 37.  

D. 37.

 Hướng dẫn giải:

Chọn D.

Ta có : IM=(7;7);IM=(3;3)

Theo định nghĩa: IM=kIM3=k.(7)k=37.

Câu 6: Trong mặt phẳng tọa độOxy, cho đường thẳng (d)có phương trình 2x+3y1=0và điểm I(1;3), phép vị tự tâm I tỉ số k=3 biến đường thẳng(d) thành đường thẳng (d). Khi đó phương trình đường thẳng (d) là:

A. 2x+3y+26=0.          

B. 2x+3y25=0.            

C. 2x+3y+27=0.          

D. 2x+3y27=0.

 Hướng dẫn giải:

Chọn B.

Đường thẳng (d) có dạng : 2x+3y+m=0.

Lấy A(1;1)(d), gọi A(x;y) là ảnh của A qua V(I;3)IA=3IA. (1)

Ta có : IA=(0;2);IA=(x+1;y3).

Từ (1){x+1=0y3=6{x=1y=9A(1;9).

Do A(d)m=25. Vậy (d):2x+3y25=0.

Câu 7: Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho hai đường tròn lần lượt có phương trình là: (C):x2+y22x+6y6=0(C):x2+y2x+y72=0. Gọi (C) là ảnh của (C) qua phép vị tự tỉ số k. Khi đó, giá trị của k là:

A. 12.                       

B. 2.                    

C. 14.             

D. 4.

 Hướng dẫn giải:

Chọn B.

Đường tròn (C) có bán kính là R=4.

Đường tròn (C) có bán kính là R=2.

Do (C) là ảnh của (C) qua phép vị tự tỉ số k R=|k|R4=2|k|k=±2.

Câu 8: Trong mặt phẳng Oxy. Cho đường thẳng Δ:2x+y3=0. Phép vị tự tâm O tỉ số k=2 biến đường thẳng Δ thành Δ có phương trình là:

A. 2x+y+3=0.              

B. 2x+y6=0.                 

C. 4x2y6=0.                 

D. 4x+2y5=0.

 Hướng dẫn giải:

Chọn B.

+ Giả sử qua phép vị tự tâm O tỉ số k=2 điểm M(x;y) thuộc Δ thành điểm M(x;y).

+ Thay biểu thức tọa độ của phép vị tự tâm O tỉ số k=2 ta được:

{x=2xy=2y{x=12xy=12yM(12x;12y).

+ Do M(x;y)thuộc Δ nên ta có: 2.12x+12y3=02x+y6=0.

Vậy phép vị tự tâm O tỉ số k=2 biến đường thẳng Δ thành Δ có phương trình là: 2x+y6=0.

Câu 9: Trong mặt phẳng Oxy. Cho đường thẳngΔ:x+y2=0. Phép vị tự tâm O tỉ số k=2 biến đường thẳng Δ thành Δ có phương trình là:

A. 2x+2y=0.                 

B. 2x+2y4=0.              

C. x+y+4=0.      

D. x+y4=0.

 Hướng dẫn giải:

Chọn C.

+ Giả sử qua phép vị tự tâm O tỉ số k=2 điểm M(x;y) thuộc Δ thành điểm M(x;y).

+ Thay biểu thức tọa độ của phép vị tự tâm O tỉ số k=2 ta được:

{x=2xy=2y{x=12xy=12yM(12x;12y).

+ Do M(x;y)thuộc Δ nên ta có: 12x12y2=0x+y+4=0.

Vậy phép vị tự tâm O tỉ số k=2 biến đường thẳng Δ thành Δ có phương trình là: x+y+4=0.

...

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là toàn bộ đoạn nội dung Lý thuyết và bài tập về phép vị tự. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Thảo luận về Bài viết

Có Thể Bạn Quan Tâm ?