1. LÝ THUYẾT
+ Dẫn xuất halogen
R-X + NaOH → ROH + NaX
+ Phenol
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
+ Axit cacboxylic
R-COOH + NaOH → R-COONa + H2O
+ Este
RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH
+ Muối của amin
R-NH3Cl + NaOH → R-NH2 + NaCl + H2O
+ Aminoaxit
H2N-R-COOH + NaOH → H2N-R-RCOONa + H2O
+ Muối của nhóm amino của aminoaxit
HOOC-R-NH3Cl + 2NaOH → NaOOC-R-NH2 + NaCl + 2H2O
Lưu ý:
Chất tác dụng với Na, K
- Chứa nhóm OH:
R-OH + Na → R-ONa + ½ H2
- Chứa nhóm COOH
RCOOH + Na → R-COONa + ½ H2
2. BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1: Hợp chất hữu cơ X tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch Br2 nhưng không tác dụng được với dung dịch NaHCO3. Chất X là chất nào trong số những chất sau đây:
A. metyl axetat
axit acrylic
anilin
phenol
Hướng dẫn giải
Đáp án D
X không tác dụng được với NaHCO3 => X không có nhóm –COOH
X lại phản ứng được với NaOH => X là este/phenol
X phản ứng được với Br2 => X là phenol
Các phản ứng của phenol:
C6H5OH + 3Br2 -> HOC6H2Br3 + 3HBr
C6H5OH + NaOH -> C6H5ONa + H2O
Bài 2: Cho hỗn hợp x gồm 2 a mol 2 phenol đồng đẳng kế tiếp. Nếu đốt cháy hoàn toàn X thu được 0,95 mol khí CO2 và 0,5 mol H2O. Mặt khác nếu hydro hóa hoàn toàn hết X cần b lít H2 (đktc). Vậy a và b có giá trị là:
A.0,1 mol và 6,72 l
B.0,1 mol và 11,2 l
C.0,15 mol và 10,08 l
D.0,15 mol và 3,36 l
Hướng dẫn giải
nX = 2a = (0,95-0,5)/3 = 0,15 mol => a = 0,075 mol => b = 0,15.3 = 0,45 mol
Bài 3: Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol phản ứng hoàn toàn với natri (dư), thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, để phản ứng hoàn toàn với m gam X cần 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A. 7,0
B. 21,0
C. 14,0
D. 10,5.
Hướng dẫn giải
nH2 = 0,1 mol => nX = 0,2 mol; nphenol = 0,1 mol
=> netanol = 0,1 mol
=> m = 0,1.94 + 0,1.46 = 14 g
Bài 4: Cho hỗn hợp X gồm etilen và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,25. Dẫn X qua bột niken nung nóng (hiệu suất phản ứng 75%) thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2 (các thể tích đo ở cùng điều kiện) là:
A. 5,23.
B. 3,25.
C. 5,35.
D. 10,46.
Hướng dẫn giải
MX = 8,5; netilen : nH2 = 1:3; giả sử nX = 1 mol
=> netilen = 0,25 mol;
H = nH2 pư/netilen .100% = 75% ;
nH2 pư = 0,25.0,75 = 0,1875
=> nY = 1 – 0,1875 = 0,8125; My = 1.8,5/0,8175 = 10,46; dY/H2 = 5,23
3. LUYỆN TẬP
Câu 1.Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol (rượu) etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoniclorua, ancol (rượu) benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 4.
B. 6.
C. 5.
D. 3.
Câu 2. Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là
A. 46.
B. 85.
C. 45.
D. 68.
Câu 3. Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) là
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 4. Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là
A. CH3OH và NH3.
B. CH3OH và CH3NH2.
C. CH3NH2 và NH3.
D. C2H5OH và N2.
Câu 5. Hai hợp chất hữu cơ X và Y là đồng đẳng kế tiếp, đều tác dụng với Na và có phản ứng tráng bạc. Biết phần trăm khối lượng oxi trong X, Y lần lượt là 53,33% và 43,24%. Công thức cấu tạo của X và Y tương ứng là
A. HO–CH2–CHO và HO–CH2–CH2–CHO.
B. HO–CH2–CH2–CHO và HO–CH2–CH2–CH2–CHO.
C. HO–CH(CH3)–CHO và HOOC–CH2–CHO.
D. HCOOCH3 và HCOOCH2–CH3.
Câu 6. Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 7. Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2, đều là chất rắn ở điều kiện thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X và Y lần lượt là
A. vinylamoni fomat và amoni acrylat.
B. axit 2-aminopropionic và axit 3-aminopropionic.
C. axit 2-aminopropionic và amoni acrylat.
D. amoni acrylat và axit 2-aminopropionic.
Câu 8. Cho dãy các chất: phenylamoni clorua, benzyl clorua, isopropyl clorua, m-crezol, ancol benzylic, natri phenolat, anlyl clorua. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là
A. 3.
B. 4.
C. 6.
D. 5.
Câu 9. Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
Câu 10. Cho dãy các dung dịch: axit axetic, phenylamoni clorua, natri axetat, metylamin, glyxin, phenol (C6H5OH). Số dung dịch trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 4.
B. 3.
C. 6.
D. 5.
Câu 11. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:
A. CO2,
B. Na2O.
C. SO2,
D. P2O5
Câu 12: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là
A. K2O.
B. CuO.
C. P2O5.
D. CaO.
Câu 13: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:
A. K2O.
B. CuO.
C. CO.
D. SO2.
Câu 14: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:
A. CaO,
B. BaO,
C. Na2O
D. SO3.
Câu 15: Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính ?
A. CO2
B. O2
C. N2
D. H2
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Dạng bài tập về những chất phản ứng được với dung dịch NaOH môn Hóa học 11 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!