Dạng bài tập tổng hợp dãy đồng đẳng và công thức tổng quát môn Hóa học 11 nam 2021

1.LÍ THUYẾT

- Trong hóa học, dãy đồng đẳng là một dãy các hợp chất hữu cơ với cùng một công thức tổng quát, với các tính chất hóa học tương tự do sự hiện diện của cùng một nhóm chức, và thể hiện các tính chất vật lý biến đổi dần dần do kết quả của việc tăng kích thước và khối lượng phân tử

1.1. Dãy đồng đẳng của một số hidrocacbon tiêu biểu

Dãy đồng đẳng

Công thức tổng quát

Ankan

CnH2n + 2 (n ≥ 1)

Anken

CnH2n (n ≥ 2)

Ankin

CnH2n − 2 (n ≥ 2)

1.2. Công thức tổng quát của một số hợp chất hữu cơ

 

Ancol

Anđehit

Axit và Este

no, đơn chức

CnH2n+1OH

(n ≥1)

CnH2n+2O

(n  ≥1)

CnH2n+1CHO

(n  ≥ 0)

CnH2nO

(n  ≥  1)

CnH2n+1COOH

(n  ≥  0)

CnH2nO2

(n  ≥  1)

no, đa chức

CnH2n+2-m(OH)m

CnH2n+2Om

CnH2n+2-m(CHO)m

CnH2n-mOm

CnH2n+2-m(COOH)m

CnH2n+2-2mO2m

no

nt

nt

nt

nt

nt

nt

đa chức

R(OH)m

CxHyOm

R(CHO)m

CxHyOm

R(COOH)m

CxHyO2m

đơn chức

ROH

CxHyO

RCHO

CxHyO

RCOOH

CxHyO2

không no, đơn chức (có 1 liên kết đôi)

CnH2n-1OH

(n  ≥  3)

CnH2nO

(n  ≥ 3)

CnH2n-1CHO

(n  ≥  2)

CnH2n-2O

(n  ≥ 3)

CnH2n-1COOH

(n  ≥  2)

CnH2n-2O2

(n  ≥ 3)

không no, đa chức (có 1 liên kết đôi)

CnH2n-m(OH)m

CnH2nOm

CnH2n-m(CHO)m

CnH2n-2mOm

CnH2n-m(COOH)m

CnH2n-2mO2m

không no

nt

nt

nt

nt

nt

nt

2. LUYỆN TẬP

Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn a mol một anđehit X (mạch hở) tạo ra b mol CO2 và c mol H2O (biết b = a + c). Trong phản ứng tráng gương, một phân tử X chỉ cho 2 electron. X thuộc dãy đồng đẳng anđehit

A. no, đơn chức.                                            

B. không no có hai nối đôi, đơn chức.

C. không no có một nối đôi, đơn chức.         

D. no, hai chức.

Câu 2. Đun nóng V lít hơi anđehit X với 3V lít khí H2 (xúc tác Ni) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được một hỗn hợp khí Y có thể tích 2V lít (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Ngưng tụ Y thu được chất Z; cho Z tác dụng với Na sinh ra H2 có số mol bằng số mol Z đã phản ứng. Chất X là anđehit

A. không no (chứa một nối đôi C=C), hai chức.       

B. no, hai chức.

C. không no (chứa một nối đôi C=C), đơn chức.      

D. no, đơn chức.

Câu 3. Axit cacboxylic no, mạch hở X có công thức thực nghiệm (C3H4O3)n, vậy công thức phân tử của X là

A. C12H16O12.             

B. C6H8O6.                 

C. C3H4O3.                 

D. C9H12O9.

Câu 4. Ba hiđrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng

A. ankin.                    

B. ankan.                    

C. ankađien.               

D. anken.

Câu 5. Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon là CnH2n+1. Hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của

A. ankan.                    

B. ankin.                     

C. ankađien.               

D. anken.

Câu 6. Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H6O4 tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng) theo phương trình phản ứng:  C4H6O4 + 2NaOH  →  2Z + Y.

Để oxi hoá hết a mol Y thì cần vừa đủ 2a mol CuO (đun nóng), sau phản ứng tạo thành a mol chất

T (biết Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ). Khối lượng phân tử của T là

A. 44 đvC.                 

B. 58 đvC.                  

C. 82 đvC.                 

D. 118 đvC.

Câu 7. Cho các hợp chất hữu cơ:

(1) ankan;       

(2) ancol no, đơn chức, mạch hở

 (3) xicloankan;          

(4) ete no, đơn chức, mạch hở;

(5) anken;       

(6) ancol không no (có một liên kết đôi C=C), mạch hở;

(7) ankin;        

(8) anđehit no, đơn chức, mạch hở;

(9) axit no, đơn chức, mạch hở;         

(10) axit không no (có một liên kết đôi C=C), đơn chức.

Dãy gồm các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O là:

A. (1), (3), (5), (6), (8).                       

B. (3), (4), (6), (7), (10).

C. (3), (5), (6), (8), (9).                       

D. (2), (3), (5), (7), (9).

Câu 8. Cho các chất: (1) axit picric; (2) cumen; (3) xiclohexanol; (4) 1,2-đihiđroxi-4-metylbenzen; (5) 4-metylphenol; (6) α-naphtol. Các chất thuộc loại phenol là:

A. (1), (3), (5), (6).     

B. (1), (4), (5), (6).     

C. (1), (2), (4), (5).     

D. (1), (2), (4), (6).

Câu 9.: Anđehit no mạch hở X có công thức đơn giản nhất C2H3O. Công thức phân tử của X là

A. C2H3O.                   

B. C6H9O3.                  

C. C4H6O2.                 

D. C8H12O4.

Câu 10. Công thức chung của amin no, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2n-5N (n ≥ 6).

B. CnH2n+1N (n ≥ 2).           

C. CnH2n-1N (n ≥ 2).

D. CnH2n+3N (n ≥ 1). 

Câu 11. Cho sơ đồ các phản ứng:

X + NaOH (dung dịch) →   Y + Z                     

Y + NaOH → ( rắn)  T + P

T  → Q + H2                                       

Q + H2O → 

Trong sơ đồ trên, X và Z lần lượt là:

A. CH3COOCH=CH2 và CH3CHO.             

B. HCOOCH=CH2 và HCHO.

C. CH3COOCH=CH2 và HCHO.                 

D. CH3COOC2H5 và CH3CHO.

Câu 12. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng?

(a) CH2=CH-CH2-Cl + H2O  

(b) CH3 – CH2 – CH2 – Cl + H2O →

(c) C6H5-Cl + NaOH đặc   (với C6H5 – là gốc phenyl)

(d) C2H5Cl + NaOH đặc

A. (b).                         

B. (a).                         

C. (d).                        

D. (c).

Câu 13. Cho sơ đồ phản ứng: C2H2  → X → CH3COOH.

Trong sơ đồ trên mỗi mũi tên là một phản ứng, X là chất nào sau đây?

A. CH3COONa.         

B. HCOOCH3.                                   

C. CH3CHO.             

D. C2H5OH.

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Dạng bài tập tổng hợp dãy đồng đẳng và công thức tổng quát môn Hóa học 11 nam 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?