Dạng bài tập về điều chế chất hữu cơ môn Hóa học 11 năm 2021

1. LÍ THUYẾT

1.1. Phương pháp giảm mạch C

* Phản ứng vôi tôi xút: RCOONa + NaOH → RH + Na2CO3 ( có 1 nhóm –COONa thì giảm 1 C)

* Phản ứng Cracking:

CnH2n + 2 → CaH2a + 2 + CbH2b ( a + b = n)

* Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn ( tác dụng với O2 hoặc KMnO4)

Hidrocacbon  + O2/xt → Andehit hoặc axit

* Phản ứng lên men: C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

1.2. Phương pháp tăng mạch C

* Phản ứng vuyet: RX + Na → R-R + Na

* Phản ứng ete hóa: ROH + R’OH → R-R’ + H2O ( xt: H2SO4/1400C)

* phản ứng: 2CH4 → C2H2 +H2

* Phản ứng: 2C2H2 → C4H4

* Phản ứng : 3C2H2 → C6H6

* Phản ứng: 2C2H5OH → C4H6 + H2 + H2O

1.3. Phương pháp giữa nguyên mạch C

a. Phản ứng thế.

* Thế -H trong hidrocacbon dung X2, HNO3, H2SO4…→ -X, -NO2, -OSO3H…

* Thế -X trong dẫn xuất Hal bằng NaOH/nước

b. Phản ứng cộng: H2/Ni, X2, HX, H2O/H+, trùng hợp…

c. Phản ứng tách.

* tách H2 đk: to, xt                                          * tách H2O/ H2SO4 đ, 170oC

* tách HX/ NaOH, rượu.                                * tách X2 / Zn

d. Phản ứng chuyển chức.

* -CH2 -OH → -CHO                         * -CHO → -COOH

* -CH2 –OH  → -COOH                                * -NO2 → -NH2

1.4. Một số lưu ý

* Điều chế các polime sau: P.P (Polietyilen); P.E (Polipropilen); P.S(Polistiren); P.V.C(Polivinylclorua)

P.V.A(Polivinylaxetat); Poliacrylic; Polivinylancol; Poliacrilonitrin; Polimetylacrilat

Polimetylmetacrilat; Teflon; Cupren; Polifomandehit; Poli phenolfomandehit; Cao su Buna

Cao su Buna S; Cao su Buna N; Cao su Cloropren; Cao su tự nhiên; Tơ Visco; Tơ Polidiamit

Nilon 6; Nilon 6,6; Nilon 7; Tơ Polieste

*.Từ các chất dễ dàng tìm thấy trong cuộc sống(VD:Kim loại,gỗ,tinh bột,CO2,…) và những điều kiện có thể thực hiện được,điều chế các chất phức tạp hơn

2. LUYỆN TẬP

Câu 1.  Trong công nghiệp, axeton được điều chế từ

A. propan-1-ol.           

B. cumen.       

C. propan-2-ol.           

D. xiclopropan.

Câu 2.  Dãy gồm các chất đều điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra anđehit axetic là:     

A. C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H5.               

B. HCOOC2H3, C2H2, CH3COOH.

C. C2H5OH, C2H4, C2H2.                              

D. CH3COOH, C2H2, C2H4.

Câu 3.  Trong thực tế, phenol được dùng để sản xuất

A. nhựa rezit, chất diệt cỏ 2,4-D và thuốc nổ TNT.

B. nhựa rezol, nhựa rezit và thuốc trừ sâu 666.

C. poli(phenol-fomanđehit), chất diệt cỏ 2,4-D và axit picric.

D. nhựa poli(vinyl clorua), nhựa novolac và chất diệt cỏ 2,4-D.

Câu 4. Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra axit axetic là:

A. CH3CHO, C2H5OH, C2H5COOCH3.       

B. CH3CHO, C6H12O6 (glucozơ), CH3OH.

C. C2H4(OH)2, CH3OH, CH3CHO.              

D. CH3OH, C2H5OH, CH3CHO.

Câu 5: Chia 20,1 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, C2H5OH, CH3COOC2H5 làm 3 phần.

Phần 1: Tác dụng với Na dư thu được 0,448 lít H2 đktc.

Phần 2: Tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 0,2M đun nóng

Phần 3: (phần 3 và 2 có khối lượng bằng nhau) tác dụng với NaHCO3 dư thì có 1,344 lít khí bay ra(đktc). Khối lượng C2H5OH trong phần 1 có giá trị gần nhất với

A. 0,48

B. 0,67

C. 0,55

D. 0,74

Câu 6: X là một peptit mạch hở có 16 mắt xích (được tạo từ các a-amino axit no, hở, có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm –COOH). Để đốt cháy m gam X cần dùng 45,696 lít O2. Nếu lấy m gam X cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn cẩn thận thì thu được hỗn hợp chất rắn Y. Đốt cháy hoàn toàn Y trong bình chứa 12,5 mol không khí, toàn bộ khí sau phản ứng cháy được ngưng tụ hơi nước thì còn lại 271,936 lít hỗn hợp khí Z. Biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc, trong không khí có 1/5 thể tích O2 còn lại là N2. Giá trị gần nhất của m là?

A. 42,5

B. 43,0

C. 43,5

D. 44,0

Câu 7: X,Y là 2 peptit mạch hở đều được tạo bởi các amino axit no, 1 nhóm -NH2(MXY). Đun nóng hỗn hợp A chứa X,Y bằng lượng NaOH vừa đủ, thu được 25,99 gam hỗn hợp 3 muối (trong đó muối Natri của axit glutamic chiếm 51,44% về thành phần khối lượng) và 0,12 mol H2O. Biết tổng số liên kết peptit trong X,Y là 6. Phần trăm khối lượng Y trong hỗn hợp A gần với giá trị nào sau đây?

A.46%

B.54%

C.42%

D.58%

Câu 8: Hỗn hợp E chứa ba peptit X, Y, Z (Mxyz) đều mạch hở, có tổng số liên kết peptit là 13. trong mỗi phân tử X, Y, Z đều có số nguyên tử oxi không nhỏ hơn 6. Đốt cháy hết 32,052 gam E cần dùng 2,061 mol O2 sản phẩm cháy gồm CO2, H2O, N2. Nếu thủy phân hoàn toàn 0.35 mol E cần dùng dung dịch chứa 82,0 gam NaOH, thu được dung dịch chứa muối của glyxin và valin. Biết rằng trong E số mol của X nhỏ hơn số mol của Y. Phần trăm khối lượng của Y có trong hỗn hợp E là:

A. 3.62%

B. 4.31%

C. 2.68%

D. 6.46%

Câu 9: Hỗn hợp E chứa ba peptit mạch hở, đều được tạo bởi từ glyxin và valin. Đun nóng 37.98 gam hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa 40.74 gam muối của glyxin và 16.68 gam muối của valin. Biết rằng tổng số liên kết peptit của ba peptit có trong E là 10 và trong mỗi phân tử peptit có số nguyên tử oxi không nhỏ hơn 5. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử lớn nhất có trong hỗn hợp E là:

A. 46.4%

B. 51.2%

C. 48.8%

D. 54.5%

Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm anđehit malonic, anđehit acrylic và 1 este đơn chức, mạch hở cần 2128 ml O2 (đktc) và thu được 2016 ml (đktc) CO2 và 1,08 gam H2O. Mặt khác m gam X tác dụng đủ với 150 ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch Y (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng xà phòng hóa). Cho Y tác dụng với AgNO3/NH3, khối lượng Ag tối đa thu được.

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm anđehit malonic, anđehit acrylic và một este đơn chức mạch hở cần 6451,2 ml O2 (đktc) và thu được 551,04 ml CO2 và 3,672 gam H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 0,1M, thu được dung dịch Y (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng xà phòng hóa). Cho Y tác dụng với AgNO3 trong NH3, khối lượng Ag tối đa thu được là:

A. 19,44 gam

B. 22,68 gam

C. 17,28 gam

D. 20,52 gam

Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn 0,33 mol hỗn hợp X gồm metyl propionat, metyl axetat và 2 hidocacbon mạch hở cần vừa đủ 1,27 mol O2, tạo ra 14,4 gam H2O. Nếu cho 0,33 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là:

A. 0,26

B. 0,30

C. 0,33

D. 0,40

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Dạng bài tập về điều chế chất hữu cơ môn Hóa học 11 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?