CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI LÀ MỘT CUỘC CẢI CÁCH TOÀN DIỆN VỀ KINH TẾ – XÃ HỘI
I. Lý thuyết
a. Bối cảnh :
Từ 1975 đến 1985 kinh tế nước ta thường xuyên lâm vào tình trạng khủng hoảng, lạm phát kéo dài. Do :
– Xuất phát xây dựng từ một nền nông nghiệp lạc hậu, mang tính tự cung tự cấp.
– Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
– Tình hình trong nước và quốc tế diễn biến hết sức phức tạp.
b. Diễn biến :
Công cuộc đổi mới bắt đầu năm 1979 từ nông nghiệp sau đó lan sang công nghiệp và dịch vụ, được khẳng định 1986 theo 3 xu thế :
– Dân chủ hoá đời sống kinh tế – xã hội.
– Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN
– Tăng cường giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới.
c. Thành tựu :
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng các năm 1986-2005
– Thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở
mức một con số
– Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao ( 8,4% – 2005)
– Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH ( giảm tỉ trọng trong khu vực I, tăng tỉ trọng trong khu vực II và III)
– Cơ cấu lãnh thổ cũng chuyển biến ( ra đời các vùng chuyên canh, các trung tâm công nghiệp và các vùng kinh tế trọng điểm)
– Đời sống nhân dân được cải thiện, giảm hộ nghèo của cả nước.
II. Bài tập minh họa
Câu 1: Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỷ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc Đổi mới ở nước ta?
Hướng dẫn giải
-Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới diễn ra với quy mô ngày càng lớn và nhịp độ cao đã thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập của nước ta, cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài (vốn, công nghệ và thị trường) để phát triển kinh tế-xã hội. Bên cạnh đó, cũng đặt nước ta vào thế cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn trong khu vực và thế giới.
-Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN từ tháng 7-1995. ASEAN đã trở thành một liên kết khu vực gồm 10 nước và là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự hợp tác toàn diện giữa các nước trong khối. Điều đó đã cho phép nước ta đẩy mạnh buôn bán, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực trong đầu tư, khai thác tài nguyên, chuyển giao KHKT, giao lưu văn hóa,…. Giải quyết các vấn đề về Biển Đông và sông Mê Kông. Tuy nhiên, nước ta cũng chịu sự cạnh tranh bởi các nước trong khu vực về một số mặt hàng xuất khẩu.
-Việc phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ cho phép nước ta tận dụng các nguồn lực bên ngoài, tiếp thu các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 2: Năm 2004, tỉ lệ nghèo chung của nước ta là :
A. 37,4%. B. 28,9%. C. 19,5%. D. 15,0%.
Câu 3: Công cuộc Đổi mới của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và vững chắc là do
A. nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình các nước bè bạn trên thế giới.
B. các nguồn lực trong và ngoài nước được phát huy một cách cao độ.
C. trong thời gian tiến hành Đổi mới nước ta ít gặp phải các thiên tai.
D. nước ta có nhiều tiền đề kinh tế quan trọng từ các giai đoạn trước.
Câu 4: Thành tựu kinh tế nào được đánh giá là to lớn nhất ở nước ta sau 20 năm Đổi mới
A. cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng CNH - HĐH.
B. kinh tế tăng trưởng liên tục.
C. kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển mạnh.
D. sự phân hoá giàu nghèo có xu hướng giảm.
Câu 5: Mặt hàng nào sau đây không thuộc nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
A. dệt may. B. nông sản.
C. tiểu thủ công nghiệp. D. Thủy sản.
Câu 6: Thành tựu to lớn nhất trong việc thực hiện chiến lược hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam là
A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh theo hướng CNH - HĐH.
B. đạt được thành tựu to lớn trong việc xoá đói, giảm nghèo
C. giảm dần sự chênh lệch về kinh tế giữa các vùng lãnh thổ.
D. mở rộng quan hệ quốc tế, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 7: Xu thế lớn tác động đến nền kinh tế - xã hội nước ta trong thời đại ngày nay là
A. phát triển nền kinh tế trí thức. B. toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế.
C. phát triển công nghệ cao. D. đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Câu 8: Những đổi mới đầu tiên ở nước ta được thực hiện trong lĩnh vực
A. sản xuất nông nghiệp. B. giao thông vận tải.
C. sản xuất công nghiệp. D. thông tin liên lạc.
Câu 9: Đường lối Đổi mới ở nước ta được khẳng định từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
A. VI. B. IV. C. VII. D. V.
Câu 10: Trong giai đoạn 1987 - 2004, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta trong khu vực Đông Nam Á chỉ đứng sau
A. Thái Lan. B. Xin-ga-po. C. Ma-lai-xi-a. D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 11: Công cuộc Đổi mới của nước ta không diễn ra theo xu thế nào sau đây
A. Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội.
B. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
C. Phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
D. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
Câu 12: Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu ở nước ta giai đoạn 1986 - 2005 đạt khoảng
A. 10,0%. B. 13,0%. C. 16,0%. D. 17,9%.
Câu 13: Tính trung bình trong giai đoạn 1987 - 2004, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta đạt khoảng
A. 6,9%. B. 5,0%. C. 5,8%. D. 3,4%.
Câu 14: Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế nước ta được bắt đầu từ năm
A. năm 1985 B. năm 1988 C. năm 1987 D. năm 1986
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta giai đoạn hiện nay
A. khu vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng đang có xu hướng giảm.
B. cơ cấu kinh tế có chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH.
C. tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất trong cơ cấu GDP.
D. tỉ trọng ngành dịch vụ đứng thứ 2 trong cơ cấu GDP cả nước.
Câu 16: Những thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở nước ta là
A. tất cả các ý trên. B. các ngành kinh tế phát triển nhanh.
C. cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối, hợp lí hơn. D. đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
ĐÁP ÁN
2 | C | 7 | B | 12 | D |
3 | B | 8 | A | 13 | A |
4 | B | 9 | A | 14 | D |
5 | C | 10 | B | 15 | A |
6 | D | 11 | C | 16 | A |
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Chuyên đề Công cuộc đổi mới ở nước ta Địa lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- 55 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp nước ta Địa lí 12
Chúc các em học tập tốt!