Bộ 3 đề thi học kỳ 1 môn Vật Lý 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Trần Hưng Đạo

TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

KIỂM TRA HK1

MÔN: VẬT LÍ 11

Năm học: 2020-2021

Thời gian: 45p

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm).

Câu 1. Xét một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E điện trở trong r và điện trở mạch ngoài RN. Hiệu điện thế mạch ngoài được xác định bởi biểu thức nào sau đây?

\(\begin{array}{l} A.{U_N} = I.r\\ B.{U_N} = I\left( {{R_N} + r} \right)\\ C.{U_N} = E - I.r\\ D.{U_N} = E + I.r \end{array}\)

Câu 2. Điện trường là

A. môi trường bao quanh điện tích, có thể làm cho bóng đèn sợi đốt nóng sáng.

B. môi trường dẫn điện và có rất nhiều các điện tích tự do.

C. môi trường chứa các điện tích.

D. môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

Câu 3. Hai điện tích điểm q1 và q2 khi đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. q1 đặt rất gần q2

B. q1 cùng dấu với  q2

C. q1 dương, q2 âm

D. q1 âm, q2 dương

Câu 4. Điện dung của tụ điện có đơn vị là

A. Vôn (V)                

B. Oát (W)

C. Fara (F)               

D. Ampe (A)

Câu 5. Mắc nối tiếp 3 pin giống nhau, biết mỗi pin có suất điện động 3V và điện trở trong 1Ω. Suất điện động và điện trở trong của bộ pin là

A. 9V và 9Ω                      

B. 9V và 3Ω

C. 3V và 9Ω                       

D. 3V và 3Ω

Câu 6. Mối liên hệ giữa hiệu điện thế UMN và hiệu điện thế UNM là

A. UMN = UNM

B. UMN =1/ UNM

C. UMN =− UNM

D. UMN =−1/ UNM

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tác dụng của dòng điện?

A. Acquy làm cho bóng đèn sợi đốt sáng lên biểu hiện tác dụng hóa học của dòng điện

B. Nam châm điện là một ví dụ về tác dụng từ của dòng điện

C. Hiện tượng điện giật là một tác dụng sinh lý của dòng điện.

D. Bàn là hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.

Câu 8. Trên một bóng đèn có ghi 220V – 100W. Công suất tiêu thụ định mức của bóng đèn là

A. 100W                    

B. 220W

C. 120W                    

D. 320W

Câu 9. Một điện tích điểm Q, cường độ điện trường tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r có độ lớn được xác định bởi biểu thức nào sau đây?

\(\begin{array}{l} A.E = {9.10^9}.\frac{{\left| Q \right|}}{{{r^3}}}\\ B.E = {9.10^9}.\frac{{\left| Q \right|}}{{\sqrt r }}\\ C.E = {9.10^9}.\frac{{\left| Q \right|}}{r}\\ D.E = {9.10^9}.\frac{{\left| Q \right|}}{{{r^2}}} \end{array}\)

Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Electron là hạt mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10−19C

B. Electron là hạt có khối lượng m=9,1.10−31kg

C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm electron để trở thành ion.

D. Electron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác.

...

----(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)----

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1  (2,5 điểm):

a) Phát biểu và viết công thức của định luật Cu-lông.

b) Viết công thức tính cường độ điện trường của một điện tích điểm.

Câu 2 (2,0 điểm):

a) Nêu bản chất của dòng điện trong kim loại và dòng điện trong chất điện phân.

b) Phát biểu định nghĩa và viết công thức tính điện dung của tụ điện.

Câu 3 (2,5 điểm):

Một điện tích điểm q1=+9.10−6C đặt tại điểm O trong chân không. Xét điểm M nằm cách q1 một khoảng 20cm.

a) Tính độ lớn của cường độ điện trường do điện tích điểm q1 gây ra tại điểm M.

b) Người ta đặt tại M một điện tích điểm q2=+4μC. Tính độ  lớn của lực điện trường tác dụng lên điên tích q2.

Câu 4 (3,0 điểm):

Trong giờ thực hành một học sinh mắc một mạch điện như hình vẽ. Biết các dụng vụ đo lý tưởng, R là một biến trở. Suất điện động và điện trở trong lần lượt là ξ=12V,r=3Ω, điện trở R0=5Ω.

1. Lúc đầu học sinh này điều chỉnh con chạy của biến trở để R=0.

a) Tính cường độ dòng điện trong mạch.

b) Tính công suất của nguồn điện.

c) Tính nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R0 trong thời gian 1 phút.

...

----(Nội dung phần lời giải của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)----

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Một điện tích điểm q được đặt tại O. Cường độ điện trường tại A và B lần lượt là EA = 8.106V/m và E = 2.106V/m . Biết A, B cùng thuộc một đường sức điện. M là một điểm nằm trong đoạn AB và AM = AB/3. Cường độ điện trường tại M là

A. \({E_M} \approx {3,3.10^6}V/m\)      

B. \({E_M} = {4,5.10^6}V/m\)  

C. \({E_M} \approx {5,3.10^6}V/m\)          

D. \({E_M} = {6.10^6}V/m\)

Câu 2: Hai quả cầu nhỏ có điện tích lần lượt là q và q2 tác dụng với nhau một lực bằng F trong chân không. Nhúng hệ thống vào chất lỏng có hằng số điện môi \(\varepsilon \) =9. Để lực tác dụng giữa hai quả cầu vẫn bằng F thì khoảng cách giữa chúng phải

A. giảm 9 lần                

B. tăng 3 lần             

C. tăng 9 lần                                    

D. giảm 3 lần

Câu 3: Hai điện tích điểm q và -q đặt lần lượt tại A và B:

A. Điện trường tổng hợp triệt tiêu tại một điểm trong khoảng AB                                                  

B. Điện trường tổng hợp triệt tiêu tại một điểm ngoài khoảng AB, gần A hơn

C. Điện trường tổng hợp không thể triệt tiêu tại bất cứ điểm nào

D. Điện trường tổng hợp triệt tiêu tại một điểm ngoài khoảng AB, gần B hơn

Câu 4: Một mạch điện kín gồm một bóng đèn có điện trở R = 5Ω được mắc vào nguồn điện có có suất điện động E và điện trở trong r =1 . Dòng điện trong mạch 2A. Hiệu điện thế 2 cực của  nguồn và suất điện động của nguồn là

A. 10 V và 12 V.           

B. 2,5 V và 0,5 V.     

C. 10 V và 2 V.                                    

D. 20 V và 22 V.

Câu 5: Chọn phương án đúng.

Thả một êlectron không vận tốc ban đầu trong một điện trường bất kì. Êlectron đó sẽ

A. chuyển động từ điểm có điện thế thấp lên điểm có điện thế cao.             

B. đứng yên.

C. chuyển động dọc theo một đường sức điện.

D. chuyển động từ điểm có điện thế cao xuống điểm có điện thế thấp.

Câu 6: Hai điện tích điểm bằng nhau được đặt trong nước (\(\varepsilon \) =81) cách nhau 3 (cm). Lực đẩy giữa chúng bằng 9.10-5 (N). Hai điện tích đó

A. cùng dấu, độ lớn bằng 2,7.10-2 ( C).          

B. trái dấu, độ lớn bằng 2,7.10-6 (C).

C. trái dấu, độ lớn bằng 2,7.10-2 ( C).            

D. cùng dấu, độ lớn bằng 2,7.10-6 (C).

Câu 7: Hai điện tích q1 = 10-6C, q2  = - 10-6C đặt tại hai điểm A và B cách nhau 40cm trong không khí. Cường độ điện trường tổng hợp tại trung điểm AB là:

A. 2,25 105 V/m             

B. 4,5.105V/m           

C. 4,5.106 V/m                                    

D. 0

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích đặt tại điểm đó trong điện trường.

B. Điện trường tĩnh là do các hạt mang điện đứng yên sinh ra.

C. Theo định nghĩa, cường độ điện trường tại một điểm được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.

D. Tính chất cơ bản của điện trường là nó tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.

Câu 9: Công của dòng điện có đơn vị là:

A. W                              B. kWh                      C. kVA                                     D. J/s

Câu 10: Trong một điện trường đều có cường độ E = 2000V/m, một điện tích q = 10-7C di chuyển ngược hướng với \(\vec E\) từ B đến C, BC = 2cm. Công lực điện thực hiện bằng:

A. 4.10-6J                       B. - 4.10-4J                 C. 4.10-4J                                     D. -4.10-6J

...

-----(Nội dung tiếp theo và đáp án của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)-----

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Vật Lý 11 trường THPT Trần Hưng Đạo có đáp án năm 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung của tài liệu, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?