TRƯỜNG THPT THỦ THIÊM | ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021 MÔN VẬT LÝ 11 Thời gian 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Biểu thức nào dưới đây là biểu thức định nghĩa điện dung của tụ điện?
A. \(\frac{F}{q}\)
B. \(\frac{U}{d}\)
C. \(\frac{{{A_{M\infty }}}}{q}\)
D. \(\frac{Q}{U}\)
Câu 2: Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. C tỉ lệ thuận với Q.
B. C tỉ lệ nghịch với U.
C. C phụ thuộc vào Q và U.
D. C không phụ thuộc vào Q và U.
Câu 3: Trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện?
A. Một quả cầu kim loại nhiễm điện, đặt xa các vật khác.
B. Một quả cầu thủy tinh nhiễm điện, đặt xa các vật khác
C. Hai quả cầu kim loại, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.
D. Hai quả cầu thủy tinh, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.
Câu 4: Chọn câu phát biểu đúng.
A. Điện dung của tụ điện phụ thuộc vào điện tích của nó.
B. Điện dung của tụ điện phụ thuộc hiệu điện thế giữa hai bản của nó.
C. Điện dung của tụ điện phụ thuộc cả vào điện tích lẫn hiệu điện thế giữa hai bản của tụ.
D. Điện dung của tụ điện không phụ thuộc điện tích và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ.
Câu 5: Một dây bạch kim ở 200C có điện trở suất 10,6.10-8 Ω.m. Biết điện trở suất của bạch kim trong khoảng nhiệt độ từ 00 đến 20000C tăng bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở không đổi bằng 3,9.10-3K-1. Điện trở suất của dây bạch kim này ở 16800C là
A. \(79,{2.10^{ - 8}}\Omega m\)
B. \(17,{8.10^{ - 8}}\Omega m\)
C. \(39,{6.10^{ - 8}}\Omega m\)
D. \(7,{92.10^{ - 8}}\Omega m\)
Câu 6: Cường độ dòng điện bão hòa trong điốt chân không bằng 1mA. Số electron bứt ra khỏi catốt trong thời gian 1 giây là:
A. 6,25.1015
B. 1,6.1015
C. 3,75.1015
D. 3,2.1015
Câu 7: Một đèn điện tử có 2 cực (coi như phẳng) cách nhau 10mm. Hiệu điện thế giữa hai cực là 200V. Lực tác dụng lên electron khi nó di chuyển từ catốt đến anot?
A. 8.10-15N
B. 1,6.10-15N
C. 2.10-15N
D. 3,2.10-15N
Câu 8: Hai tụ điện chứa cùng một lượng điện tích thì
A. Chúng phải có cùng điện dung.
B. Hiệu điện thế giữa hai bản của mỗi tụ điện phải bằng nhau.
C. Tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản lớn hơn.
D. Tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản nhỏ hơn.
Câu 9: Một tụ điện không khí có điện dung 40 pF và khoảng cách giữa hai bản là 2 cm. Tính điện tích tối đa có thể tích cho tụ, biết rằng khi cường độ điện trường trong không khí lên đến 3.106 V/m thì không khí sẽ trở thành dẫn điện.
A. 1,2 μC.
B. 1,5 μC.
C. 1,8 μC.
D. 2,4 μC.
Câu 10: Một tụ điện phẳng không khí có điện dung 1000 pF và khoảng cách giữa hai bản là 2 mm. Tích điện cho tụ điện dưới hiệu điện thế 60 V. Điện tích của tụ điện và cường độ điện trường trong tụ điện lần lượt là
A. 60 nC và 60 kV/m.
B. 6 nC và 60 kV/m.
C. 60 nC và 30 kV/m.
D. 6 nC và 6 kV/m
Câu 11: Thế năng của một positron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là -4.10-19 J. Điện thế tại điểm M là
A. 3,2 V.
B. -3 V.
C. 2 V.
D. -2,5 V.
Câu 12: Khi một điện tích q = -2 C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì công của lực điện 7 J. Hiệu điện thế UMN bằng
A. 12 V.
B. -12 V.
C. 3 V.
D. – 3,5 V.
Câu 13: Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 45 V. Công mà lực điện tác dụng lên một positron khi nó chuyển động từ điểm M đến điểm N là
A. -8.10-18 J.
B. +8.10-18 J.
C. -7,2.10-18 J.
D. +7,2.10-18 J.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dòng điện trong kim loại cũng như trong chân không đều là dòng chuyển động có hướng của các electron, ion dương và ion âm.
B. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các electron. Dòng điện trong chân không và trong chất khí đều là dòng chuyển động có hướng của các iôn dương và iôn âm.
C. Dòng điện trong kim loại và trong chân không đều là dòng chuyển động có hướng của các electron.
D. Dòng điện trong kim loại và dòng điện trong chất khí là dòng chuyển động có hướng của các ion.
Câu 15: Đối với dòng điện trong chân không, khi catôt bị nung nóng đồng thời hiệu điện thế giữa hai đầu anốt và catốt của bằng 0 thì
A. giữa anốt và catốt không có các hạt tải điện.
B. có các hạt tải điện là electron, iôn dương và iôn âm.
C. cường độ dòng điện chạy trong mạch bằng 0.
D. cường độ dòng điện chạy trong mạch khác 0.
Phần II: Tự luận
Câu 1: Hai dòng điện chạy theo cùng một chiều trong hai dây dẫn thẳng dài vô hạn, song song, cách nhau 50cm trong chân không, lần lượt có cường độ I1 = 3A và I2 = 2A. Xác định cảm ứng từ tại điểm A cách dòng điện I1 một khoảng cách 30cm, cách dòng điện I2 một khoảng 20cm.
Câu 2: Hạt proton chuyển động theo quỹ đạo tròn bán kính R dưới tác dụng của một từ trường đều B=10-2 T. Xác định chu kỳ chuyển động của proton. Biết khối lượng proton mP=1,67.10-27 kg, điện tích của proton qP=1,6.10-19 C.
ĐÁP ÁN
Phần I: Trắc nghiệm
1. D | 2. D | 3. C | 4. B | 5. A |
6. A | 7. D | 8. D | 9. D | 10. C |
11. B | 12. D | 13. D | 14. C | 15. C |
Phần II: Tự luận
Câu 1:
Tại A có đồng thời \({\overrightarrow B _1},\,{\overrightarrow B _2}\) lần lượt do I1, I2 gây ra.
Cảm ứng từ tổng hợp tại A: \({\overrightarrow B _A}\, = \,{\overrightarrow B _1} + {\overrightarrow B _2}\)
+ \({\overrightarrow B _1}\) : Phương, chiều: Áp dụng quy tắc nắm tay phải, xác định phương chiều \({\overrightarrow B _1}\) như hình II.2G.
\({B_1} = {2.10^{ - 7}}\dfrac{{{I_1}}}{{{r_1}}} = {2.10^{ - 7}}\dfrac{3}{{0,3}}\)\(\, = {2.10^{ - 6}}\,T\)
+ \({\overrightarrow B _2}\) : Phương, chiều: Áp dụng quy tắc nắm tay phải, xác định phương chiều \({\overrightarrow B _2}\) như hình II.2G.
\({B_2} = {2.10^{ - 7}}\dfrac{{{I_2}}}{{{r_2}}} = {2.10^{ - 7}}\dfrac{2}{{0,2}}\)\(\, = {2.10^{ - 6}}\,T\)
+ Nhận thấy \({\overrightarrow B _1},\,{\overrightarrow B _2}\) cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn nên BA = 0.
Câu 2:
Proton chuyển động tròn trong từ trường → lực Lorenxo đóng vai trò là lực hướng tâm. Ta có
\(qvB = \frac{{m{v^2}}}{R} \Rightarrow v = \frac{{qBR}}{m}\)
Ta tính được tốc độ góc \(\omega = \frac{v}{R} = \frac{{qB}}{m}\)
Do đó, chu kì chuyển động của proton là \(T = \frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{{2\pi m}}{{qB}} = \frac{{2\pi .1,{{67.10}^{ - 27}}}}{{1,{{6.10}^{ - 19}}{{.10}^{ - 2}}}} = 6,{56.10^{ - 6}}s\)
---(Hết đề số 1)---
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Tương tác nào sau đây không phải là tương tác từ?
A. Giữa hai nam châm.
B. Giữa hai điện tích đứng yên so với một vật mốc.
C. Giữa hai điện tích chuyển động có hướng.
D. Giữa nam châm và dòng điện.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về từ phổ?
A. Từ phổ của các nam châm có hình dạng khác nhau thì khác nhau.
B. Từ phổ của hai nam châm có hình dạng giống nhau thì giống nhau.
C. Từ phổ cho ta biết sự tồn tại của các đường sức từ.
D. Từ phổ chính là hình ảnh của các đường sức điện.
Câu 3: Dựa vào hiện tượng nào người ta xác định phương của cảm ứng từ?
A. Sự định hướng của nam châm thử trong từ trường.
B. Sự định hướng của điện tích thử trong từ trường.
C. Sự định hướng của lực từ lên nam châm thử đặt trong từ trường.
D. Sự định hướng của dòng điện thử trong từ trường.
Câu 4: Tính chất nào của đường sức từ phù hợp với nguyên lí chồng chất từ trường?
A. Đường sức từ là những đường cong kín.
B. Đường sức từ xuất phát từ cực Bắc của nam châm.
C. Các đường sức từ không cắt nhau.
D. Đường sức từ đi vào ở cực Nam của nam châm.
Câu 5: Đơn vị nào sau đây cũng được coi là đơn vị của cảm ứng từ B?
A. \(\dfrac{N}{{A.m}}.\)
B.\(\dfrac{{N.m}}{A}.\)
C. \(\dfrac{N}{{A.{m^2}}}.\)
D. \(\dfrac{{kg}}{{A.m}}.\)
Câu 6: Một đoạn dây dẫn thẳng dài 1 m mang dòng điện 10 A, đặt trong một từ trường có cảm ứng từ bằng 0,1 T thì chịu một lực 1 N. Góc lệch giữa đường sức từ và dòng điện trong dây dẫn là:
A. 00.
B. 300.
C. 600.
D. 900.
Câu 7: Cảm ứng từ tại điểm M nằm trên đường sức từ của dòng điện thẳng, bán kính R có giá trị B. Tại điểm M’ trên đường sức từ có bán kính R’ = 3R thì cảm ứng từ có giá trị là:
A. B’ = 3B.
B. B’ = \(\dfrac{1}{3}B.\)
C. B’ = 9B.
D. B’ = \(\dfrac{1}{9}B.\)
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của từ trường của dòng điện tròn?
A. Đường sức từ đi qua tâm của khung dây là đường thẳng.
B. Ở sát dây dẫn các đường sức từ có dạng hình tròn.
C. Hầu hết các đường sức từ là những đường cong.
D. Các đường sức từ cách đều nhau.
Câu 9: Nếu tăng chiều dài và số vòng của ống dây lên cùng hai lần thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống dây sẽ
A. tăng lên bốn lần.
B. giảm đi bốn lần.
C. không thay đổi.
D. giảm đi hai lần.
Câu 10: Trong công thức tính lực Lo-ren-xơ: \(f\, = \,\left| q \right|vB\sin \,\alpha ,\,\alpha \) là
A. góc hợp bởi phương của vectơ lực và phương của vectơ cảm ứng từ.
B. góc hợp bởi chiều của vectơ lực và chiều của vectơ cảm ứng từ.
C. góc hợp bởi phương của vectơ vận tốc và phương của vectơ cảm ứng từ.
D. góc hợp bởi chiều của vectơ vận tốc và chiều của vectơ cảm ứng từ.
ĐÁP ÁN
1. B | 2. D | 3. A | 4. C | 5. A |
6. D | 7. B | 8. D | 9. C | 10. D |
...
---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Hai dây dẫn thẳng, dài có hai dòng điện cùng chiều chạy qua. Chọn phát biểu đúng.
A. Hai dây hút nhau.
B. Hai dây đẩy nhau.
C. Đầu tiên hai dây hút nhau, sau đó đẩy nhau.
D. Hai dây không hút, cũng không đẩy nhau.
Câu 2: Trong hình vẽ II.5, hình nào chỉ đúng hướng của lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt mang điện dương chuyển động trong từ trường đều?
Câu 3: Một hạt mang điện tích 3,2.10-19 C bay vào trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5T, theo hướng hợp với hướng của từ trường một góc 300. Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt có độ lớn 8.10-14 N. Vận tốc của hạt khi bắt đầu chuyển động trong từ trường là:
A. v = 107 m/s.
B. v = 5.106 m/s.
C. v = 0,5.106 m/s.
D. v = 106 m/s.
Câu 4: Một prôtôn chuyển động theo quỹ đạo tròn bán kính 5 cm trong một từ trường đều có B = 0,2 T. Biết mp = 1,672.10-27 kg; diện tích prôtôn q = 1,6.10-19 C. Vận tốc chuyển động của prôtôn là:
A. v = 4,875.105 m/s.
B. v = 9,57.103 m/s.
C. v = 9,57.105 m/s.
D. v = 1,04.10-6 m/s.
Câu 5: Đặt một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua trong từ trường đều sao cho mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường sức từ (Hình II.6). Lực từ tác dụng lên khung dây có tác dụng gì? Chọn kết quả đúng.
A. Lực từ làm dãn khung dây.
B. Lực từ làm khung dây quay.
C. Lực từ làm khung dây bị nén lại.
D. Lực từ không tác dụng lên khung dây.
Câu 6: Chọn câu sai.
Động cơ điện một chiều
A. là một ứng dụng quan trọng của lực từ tác dụng lên khung dây có dòng điện.
B. gồm khung dây , nam châm và bộ góp.
C. sử dụng dòng điện có chiều và cường độ không đổi.
D. được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt hàng ngày.
Câu 7: Cuộn dây dẫn tròn bán kính 5 cm gồm 100 vòng dây quấn sát nhau, mỗi vòng dây có dòng điện I = 0,4 A chạy qua. Cảm ứng từ ở tâm vòng dây có độ lớn là:
A. B = 5.10-4 T.
B. B = 2,5.10-4 T.
C. B = 5.10-6 T.
D. B = 25.10-4 T.
Câu 8: Một dây dẫn thẳng, nằm ngang xuyên qua một tờ bìa đặt thẳng đứng. Cho dòng điện vào dây dẫn rồi rắc mạt sắt lên tờ bìa. Hình ảnh từ phổ thu được là:
Câu 9: Vật liệu nào sau đây không thể làm nam châm?
A. CuO.
B. Fe2O3.
C. NiO.
D. MnO.
Câu 10: Một đoạn dây điện nằm song song với các đường sức từ, cùng chiều với đường sức từ. Lực từ \(\overrightarrow F \) tác dụng lên đoạn dây điện có giá trị là;
A. F = 0.
B. F có giá trị cực đại.
C. F còn tùy thuộc vào chiều dài đoạn dây điện.
D. F còn tùy thuộc vào cường độ dòng điện trong dây dẫn.
ĐÁP ÁN
1. A | 2. B | 3. D | 4. C | 5. C |
6. D | 7. A | 8. C | 9. A | 10. A |
...
---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Có hai nguồn điện mắc nối tiếp thành một mạch kín (cực dương nguồn 1 mắc với cực âm của nguồn 2 và ngược lại cực dương của nguồn 2 mắc với cực âm của nguồn 1). Suất điện động và điện trở trong tương ứng của các nguồn điện là E1, E2, r1, r2. Để hiệu điện thế giữa hai cực mỗi nguồn điện bằng 0 phải thỏa mãn điều kiện nào sau đây:
A. \({E_1}\, = \,{E_2};\,{r_1}\, \ne \,{r_2}.\)
B. \({E_1}\, \ne \,{E_2};\,{r_1}\, = {r_2}.\)
C. \({E_1}{r_1}\, = \,{E_2}{r_2}.\)
D. \({E_1}{r_2}\, = \,{E_2}{r_1}.\)
Câu 2: Chọn phát biểu đúng.
Nếu dịch chuyển hai bản của tụ điện phẳng không khí đã nối với hai cực một acquy lại gần nhau thì trong khi dịch chuyển
A. không có dòng điện qua acquy.
B. có dòng điện từ cực âm qua acquy sang cực dương.
C. có dòng điện đi từ cực dương qua acquy sang cực âm.
D. lúc đầu dòng điện đi từ cực âm qua acquy sang cực dương, sau đó dòng điện có chiều ngược lại.
Câu 3: Một bộ nguồn gồm nguồn điện E1 = 16 V, điện trở trong r1 = 2 Ω, được mắc xung đối với nguồn điện E2 = 4 V, r2 = 1Ω rồi mắc với điện trở R thành mạch kín. Cường độ dòng điện chạy qua R là I = 1,5 A. Điện trở R có giá trị:
A. 5 Ω.
B. 9 Ω.
C. 10 Ω.
D. 4,5 Ω.
Câu 4: Trong trương hợp nào sau đây thì hiệu điện thế mạch ngoài không bằng suất điện động của nguồn điện?
A. Mạch ngoài để hở.
B. Mạch kín và điện trở trong của nguồn bằng không.
C. Cường độ dòng điện qua nguồn bằng không.
D. Mạch kín và điện trở trong của nguồn khác không.
Câu 5: Mắc một điện trở R vào hai cực của nguồn điện có suất điện động E điện trở trong r. Thay đổi điện trở R sao cho cường độ dòng điện I qua điện trở R tăng dần, khi đó hiệu điện thế U giữa hai đầu điện trở R sẽ
A. tăng tỉ lệ thuận với I.
B. tỉ lệ nghịch với I.
C. giảm theo bậc nhất của I.
D. tỉ lệ nghịch với bình phương của I.
Câu 6: Một bóng đèn dây tóc, điện trở của dây tóc phụ thuộc vào nhiệt độ của nó. Đường đặc trưng vôn – ampe của bóng đèn dây tóc nói trên là một phần của đường
A. cong.
B. thẳng.
C. tròn.
D. elíp.
Câu 7: Mộ bộ nguồn gồm nguồn điện E1 = 16 V, điện trở trong r = 2Ω, được mắc xung đối với nguồn điện E2 = 4 V, r2 = 3 Ω rồi mắc với điện trở R thành mạch kín. Cường độ dòng điện chạy qua R là I = 1,5 A. Hiệu điện thế từ cực dương đến cực âm của nguồn E2 là:
A. 0,5 V.
B. 8,5 V.
C. -0,5 V.
D. -8,5 V.
Câu 8: Một bộ nguồn gồm nguồn điện E1 = 16 V, điện trở trong r1 = 1 Ω, được mắc xung đối với nguồn điện E2 = 4 V, r2 = 1 Ω rồi mắc với điện trở R thành mạch kín. Cường độ dòng điện chạy qua R là I = 1,5 A. Công suất điện năng tiêu thụ toàn mạch là:
A. 18,0 W.
B. 24,0 W.
C. 6,0 W.
D. 21,75 W.
Câu 9: Một bộ nguồn gồm nguồn điện E1 = 16 V, điện trở trong r1 = 1 Ω, được mắc xung đối với nguồn điện E2 = 4 V, r2 = 1 Ω rồi mắc với điện trở R thành mạch kín. Cường độ dòng điện chạy qua R là I = 1,2 A. Hiệu điện thế trên hai đầu điện trở R có độ lớn là:
A. 12 V.
B. 10 V.
C. 14,8 V.
D. 9,6 V.
Câu 10: Một bộ nguồn gồm nguồn điện E1 = 12 V, điện trở trong r1 = 1 Ω, được mắc xung đối với nguồn điện E2 = 4 V, r2 = 1 Ω rồi mắc với ampe kế có điện trở không đáng kể thành mạch kín. Ampe kế chỉ:
A. 4 A.
B. 6 A.
C. 8 A.
D. 2 A.
ĐÁP ÁN
1.D | 2.B | 3.A | 4.D | 5.C | 6.A | 7.B | 8.B | 9.D | 10.A |
...
---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Công của nguồn điện được xác định theo công thức:
A. A = EIt.
B. A= UIt.
C. A = EI.
D. A = UI.
Câu 2: Công suất của nguồn điện được xác định theo công thức:
A. P = EIt.
B. P = UIt.
C. P = EI.
D. P = UI.
Câu 3: Câu phát biểu nào sai?
A. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.
B. Suất phản điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng chuyển hóa năng lượng của máy thu.
C. Đặc tuyến vôn – ampe của một đoạn dây dẫn ở nhiệt độ không đổi là một đường thẳng.
D. Đặc tuyến vôn – ampe của một sợi dây tóc bóng đèn là đường cong (không là đường thẳng).
Câu 4: Hai nguồn điện có \({E_1}\, = \,3\,V,\,{r_1}\, = \,0,5\,\Omega ;\)\(\,{E_2}\, = \,1,5\,V,\,{r_2}\, = \,1\,\Omega \) mắc nối tiếp thành mạch kín. Hiệu điện thế giữa hai cực mỗi nguồn là:
A. 0 V.
B. 2,0 V.
C. 1,5 V.
D. 3 V.
Câu 5: Câu phát biểu nào sai khi nói về tính dẫn điện của chất điện phân?
A. Dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật Ôm.
B. Độ dẫn điện của chất điện phân tăng khi nhiệt độ tăng.
C. Điện trở của chất điện phân giảm khi nhiệt độ tăng.
D. Khi acquy được nạp điện, dòng điện qua acquy cũng là dòng điện trong chất điện phân.
Câu 6: Một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r được mắc với điện trở mạch ngoài là một điện trở R. Hiệu suất của nguồn điện là H = 80%. Tỉ số giữa điện trở trong của nguồn điện r và điện trở mạch ngoài R là:
A. 0,80.
B. 0,20.
C. 0,40.
D. 0,25.
Câu 7: Một động cơ điện một chiều có điện trở thuần của các cuộn dây là r = 4 Ω, mắc nối tiếp với một điện trở R = 8 Ω. Tất cả được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế không đổi và bằng 24 V. Động cơ khi đó hoạt động bình thường và cường độ dòng điện chạy qua động cơ là 0,5 A. Công suất điện năng chuyển hóa thành cơ năng ở động cơ là:
A. 3 W.
B. 12 W.
C. 10 W.
D. 9 W.
Câu 8: Để nạp điện cho một acquy có suất điện động E2 = 6 V, điện trở trong r2 = 0,4 Ω, người ta dùng nguồn điện một chiều có suất điện động E1 = 12 V, điện trở trong r1 = 0,2 Ω và một biến trở R mắc nối tiếp với acquy. Điều chỉnh để biến trở có giá trị tham gia vào mạch điện là R = 11,4 Ω. Công suất điện năng tiêu thụ ở acquy là:
A. 9,9 W.
B. 9,0 W.
C. 3,0 W.
D. 3,1 W.
Câu 9: Hai nguồn điện có suất điện động và điện trở trong lần lượt là E1 = 4 V, r1 = 0,5 Ω và E2 = 2 V, r2 = 0,8 Ω. Hai nguồn điện được mắc song song thành bộ nguồn rồi mắc với điện trở mạch ngoài R. Khi đó nguồn điện E2 trở thành máy thu và cường độ dòng điện qua E2 bằng 0,5 A. Công suất tiêu thụ điện năng toàn mạch điện bằng:
A. 7,68 W.
B. 12,8 W.
C. 3,0 W.
D. 10,8 W.
Câu 10: Một nguồn điện có suất điện động E = 12 V, điện trở trong r = 3 Ω, được mắc với điện trở mạch ngoài là biến trở R. Điều chỉnh R để công suất điện năng tiêu thụ ở mạch ngoài đạt cực đại. Công suất cực đại đó bằng:
A. 144 W.
B. 14,4 W.
C. 12,0 W.
D. 24,0 W.
ĐÁP ÁN
1.A | 2.C | 3.B | 4.C | 5.A | 6.D | 7.D | 8.D | 9.B | 10.C |
...
---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 11 năm 2021 Trường THPT Thủ Thiêm. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.