Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 11 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 11

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Trắc nghiệm

Câu 1: Hai điện tích điểm q=-4.10-5và  q=5.10-5đặt cách nhau 5cm trong chân không. Lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng

A. 3,6 N                

 B. 72.10N

C. 0,72N                 

D. 7,2 N

Câu 2: Cho một vật A nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật B chưa nhiễm điện thì

A. vật B nhiễm điện hưởng ứng.

B. vật B nhiễm điện dương.

C. vật B không nhiễm điện.

D. vật B nhiễm điện âm.

Câu 3: Chọn câu sai:

A. Đường sức của điện trường tại mỗi điểm trùng với véctơ cường độ điện trường

B. Qua bất kỳ một điểm nào trong điện trường cũng có thể vẽ được một đường sức 

C. Các đường sức không cắt nhau và chiều của đường sức là chiều của cường độ điện trường.

D. Đường sức của điện trường tĩnh không khép kín. Xuất phát từ dương và đi vào ở âm 

Câu 4: Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích chuyển động từ M đến N sẽ:

A. càng lớn nếu đoạn đường đi càng dài.     

B. phụ thuộc vào dạng quỹ đạo. 

C. phụ thuộc vào vị trí các điểm M và N.    

D. chỉ phụ thuộc vào vị tí M.

Câu 5: Biết hiệu điện thế UNM=3V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng:

A. V= 3V            

B. V- V= 3V

C. V= 3V             

D. V- V= 3V

Câu 6: Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện.

phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. C tỉ lệ thuận với Q.

B. C tỉ lệ nghịch với U.

C. C phụ thuộc vào Q và U.

D. C không phụ thuộc vào Q và U.

Câu 7: Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho

A. khả năng tích điện cho hai cực của nó.

B. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.

C. khả năng thực hiện công của nguồn điện.

D. khả năng tác dụng lực của nguồn điện.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. 

B. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.

C. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương.

D. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích âm.

Câu 9: Đặt vào 2 đầu của một tụ điện một hiệu điện thế U=120V thì điện tích của tụ

24.10-4C. Điện dung của tụ điện:

A.\(0,02\mu F\)              

B. \(2\mu F\)

C.\(0,2\mu F\)                 

D. \(20\mu F\)

Câu 10: Chọn câu đúng: Điện năng tiêu thụ được đo bằng.

A. vôn kế                  

B. công tơ điện

C. ampe kế               

D. tĩnh điện kế.       

Câu 11:  Biểu thức nào dưới đây biểu diễn một đại lượng có đơn vị là vôn?

A.  ED.                        

B.  qE.

C.  qED.                      

D.  qV.

Câu 12: Chọn câu đúng: Ghép song song n nguồn điện giống nhau để tạo thành một bộ nguồn. Gọi E và r là suất điện động và điện trở trong của mỗi nguồn điện, thì bộ nguồn có: r

A. suất điện động E và điện trở trong \(\frac{r}{n}\)

B. suất điện động E và điện trở trong nr

C. suất điện động nE và điện trở trong r.

D. Tất cả A, B, C là đúng.                                           

Tự luận

Câu 1: Hai điện tích điểm q= 4.10-8C và q= -4.10-8C nằm cố định tại hai điểm A và B cách nhau 20 cm trong  không khí. Xác định vec tơ cường độ điện trường tại:

a) Điểm M là trung điểm của AB.

b) Điểm N cách A 30cm, cách B 10 cm.

Câu 2: Cho mạch điện như hình vẽ. E =12 V ; r= 4Ω ; R1 =12Ω; R2 =24Ω ; R3= 8Ω.  Tính:

a) Cường độ dòng điện trong toàn mạch.

b) Cường độ dòng điện qua Rvà R3 .

c) Nhiệt lượng tỏa ra trên R2 trong thời gian 15 phút.

ĐÁP ÁN

1. B

2. B

3. D

4. C

5. B

6. D

7. C

8. D

9. D

10. B

11. A

12. A

Câu 1:

a) Điểm M là trung điểm của AB.

Ta biểu diễn vecto cường độ điện trường \(\overrightarrow {{E_{1M}}} ;\overrightarrow {{E_{2M}}} \) như hình vẽ.

Ta có:

Vecto cường độ điện trường tổng hợp: \(\overrightarrow E  = \overrightarrow {{E_{1M}}}  + \overrightarrow {{E_{2M}}} \)

\(\overrightarrow {{E_{1M}}}  \uparrow  \uparrow \overrightarrow {{E_{2M}}}  \Rightarrow E = {E_{1M}} + {E_{2M}}\)

Lại có:

\({E_{1M}} = {E_{2M}} = k\frac{{\left| q \right|}}{{\varepsilon {r^2}}} = {9.10^9}.\frac{{{{4.10}^{ - 8}}}}{{0,{1^2}}} \\= 36000V/m\)

Suy ra: \(E = {E_{1M}} + {E_{2M}} = 2.36000\\ = 72000V/m\)

b) N cách A 30cm, cách B 10cm

Ta biểu diễn vecto cường độ điện trường \(\overrightarrow {{E_{1M}}} ;\overrightarrow {{E_{2M}}} \) như hình vẽ.

Ta có:

\({E_{2N}} = k\frac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{\varepsilon r_{1M}^2}} = {9.10^9}.\frac{{\left| {{{4.10}^{ - 8}}} \right|}}{{0,{1^2}}} \\= 36000V/m\)

\({E_{1N}} = k\frac{{\left| {{q_2}} \right|}}{{\varepsilon r_{2M}^2}} = {9.10^9}.\frac{{\left| { - {{4.10}^{ - 8}}} \right|}}{{0,{3^2}}} \\= 4000V/m\)

Vecto cường độ điện trường tổng hợp: \(\overrightarrow E  = \overrightarrow {{E_{1M}}}  + \overrightarrow {{E_{2M}}} \)

\(\overrightarrow {{E_{1M}}}  \uparrow  \downarrow \overrightarrow {{E_{2M}}}  \Rightarrow E = \left| {{E_{1M}} - {E_{2M}}} \right| \\= 32000V/m\)

Câu 2:

a)

Ta có: \({R_3}nt\left( {{R_1}//{R_2}} \right)\)

\({R_{12}} = \frac{{{R_1}.{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} = \frac{{12.24}}{{12 + 24}} = 8\Omega \)

\({R_N} = {R_{12}} + {R_3} = 8 + 8 = 16\Omega \)

Cường độ dòng điện trong toàn mạch là:

\(I = \frac{E}{{{R_N} + r}} = \frac{{12}}{{16 + 4}} = 0,6{\rm{A}}\)

b)

Ta có: \(I = {I_3} = {I_{12}} = 0,6A\)

\({U_{12}} = {I_{12}}.{R_{12}} = 0,6.8 = 4,8V\)

\({R_1}//{R_2} \Rightarrow {U_{12}} = {U_1} = {U_2} = 4,8V\)

Suy ra: \({I_1} = \frac{{{U_1}}}{{{R_1}}} = \frac{{4,8}}{{12}} = 0,4A\)

c)

Ta có: \({I_2} = \frac{{{U_2}}}{{{R_2}}} = \frac{{4,8}}{{24}} = 0,2A\)

Nhiệt lượng tỏa ra trên R2 trong thời gian t = 15phút = 900s là:

\(Q = {I^2}Rt = 0,{2^2}.24.900 = 864J\)

 

---(Hết đề 1)---

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Chọn phát biểu sai.

A. Điện tích của tụ điện được qui ước là điện tích trên bản dương của tụ.

B. Tụ chưa tích điện được nối vào hai cực của nguồn điện thì bản nối với cực dương sẽ nhận proton.

C. Điện dung của tụ điện có giá trị phụ thuộc cấu tạo của tụ điện.

D. Tụ điện là hệ thống gồm hai bản kim loại đặt song song và cách điện với nhau.

Câu 2: Cho hai điện tích q= 16 nC và q= – 36 nC đặt tại hai điểm A, B trong không khí với AB = 10 cm. Vị trí của điểm M mà tại đó cường độ điện trường bằng 0.

A. nằm trên đường thẳng AB, ngoài đoạn AB, MA = 20 cm.

B. nằm trên đường thẳng AB, ngoài đoạn AB, MB = 20 cm.

C. nằm trên đoạn thẳng AB, MA = 4 cm.

D. nằm trên đoạn thẳng AB, MB = 4 cm.

Câu 3: Treo hai quả cầu kim loại, nhỏ, cùng khối lượng và chưa nhiễm điện bằng hai sợi chỉ tơ có cùng chiều dài = 1 m vào cùng một điểm cố định trong không khí. Cho một vật nhiễm điện tiếp xúc với một trong hai quả cầu để truyền điện tích 21 nC cho hai quả cầu rồi lấy vật đó ra thì khi hệ cân bằng, hai quả cầu cách nhau một đoạn r = 8 cm. Lấy g = 10 m/s2. Khối lượng m của mỗi quả cầu là

A. 1,55 g.                            

B. 0,62 g.

 C. 0,39 g.                           

D. 0,20 g.

Câu 4: Một điện tích q = 2 µC dịch chuyển giữa hai điểm M, N trong điện trường đều giữa hai bản tụ điện. Thế năng của q tại M và N lần lượt là W= 0,03 J; W= 0,05 J. Chọn phát biểu đúng.

A. M nằm gần bản dương của tụ điện hơn N.

B. Điện thế tại M là 1,5.10 V.

C. Công lực điện thực hiện khi q dịch chuyển từ M đến N là 0,02 J.

D. Hiệu điện thế giữa hai điểm N và M là 2.10V

Câu 5: Chọn phát biểu đúng. Theo thuyết electron cổ điển,

A. một vật mang điện âm, nếu nhận thêm proton sẽ trung hòa về điện.

B. ion dương là nguyên tử trung hòa mất bớt proton.

C. ion âm là nguyên tử trung hòa mất bớt electron.

D. một vật trung hòa điện khi nhận thêm electron sẽ mang điện âm.

Câu 6: Thả không vận tốc đầu một điện tích q = – 2 µC trong điện trường đều có độ lớn cường độ điện trường E = 4.10V/m thì nó di chuyển từ M đến N (với MN = 3 cm), khi đó lực điện trường thực hiện công là

A. 0,024 J.

B. – 0,024 J.

C. 2,4 J.

D. Chưa đủ dữ kiện để tính.

Câu 7: Chọn phát biểu sai.

A. Khi cọ sát thanh thủy tinh với lụa, thủy tinh mất bớt electron nên nhiễm điện dương.

B. Khi vật dẫn A tích điện dương tiếp xúc với vật dẫn B trung hòa về điện thì có proton di chuyển từ A sang B.

C. Khi hòa muối ăn vào nước tinh khiết sẽ tạo được dung dịch dẫn điện vì dung dịch có thêm điện tích tự do.

D. Kim loại có khả năng dẫn điện tốt vì có nhiều electron tự do.

Câu 8: Điện tích điểm q = 80 nC đặt cố định tại O trong dầu. Hằng số điện môi của dầu là ε = 4. Cường độ điện trường do q gây ra tại M cách O một khoảng MO = 30 cm là

A. 0,6.10V/m                     

B. 0,6.10V/m

C. 2.10V/m                        

D. 2.10V/m

Câu 9: Các kí hiệu theo sách giáo khoa Vật lí 11, ban cơ bản. Chọn phát biểu đúng. Xét hai điểm M, N bên trong điện trường đều giữa hai bản tụ điện,

A. UMN tỉ lệ với MN.

B. V> Vthì M nằm gần bản âm hơn N.

C. thả nhẹ điện tích điểm dương q tại M, nếu q đến N thì UMN > 0.

D. thả nhẹ điện tích điểm âm q tại M, nếu q đến N thì lực điện đã thực hiện công cản.

Câu 10: Chọn phát biểu sai. Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đứng yên trong chân không

A. tỉ lệ với tích độ lớn của hai điện tích.

B. là lực hút nếu hai điện tích trái dấu.

C. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.

D. là lực đẩy nếu hai điện tích cùng dấu.

ĐÁP ÁN

1.B

2.A

3.C

4.B

5.D

6.A

7.B

8.C

9.C

10.C

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Trong một mạch kín gồm nguồn điện có suất điện động \(E\), điện trở trong \(r\) và mạch ngoài có điện trở \(R\). Hệ thức nào sau đây nêu lên mối quan hệ giữa các đại lượng trên với cường độ dòng điện \(I\) chạy trong mạch?

A. \(I = \frac{E}{R}\)        

B. \(I = \frac{E}{r}\)

C. \(I = \frac{E}{{R + r}}\)      

D. \(I = E + \frac{r}{R}\)

Câu 2: Từ thông qua một diện tích \(S\) không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?

A. độ lớn cảm ứng từ

B. diện tích đang xét

C. góc tạo bởi pháp tuyến và véc tơ cảm ứng từ

D. nhiệt độ môi trường

Câu 3: Theo định luật Lenxơ, suất điện động cảm ứng xuất hiện trong một mạch kín xác định theo công thức:

A. \({e_c} = \frac{{\Delta B.S}}{{\Delta t}}\)          

B. \({e_c} = N\frac{{\Delta B.S}}{{\Delta t}}\)

C. \({e_c} =  - \frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}\)         

D. \({e_c} = \frac{{\Delta Q}}{{\Delta t}}\)

Câu 4: Một dòng điện có cường độ là \(I\) chạy qua một điện trở \(R\) trong khoảng thời gian là \(t\). Công của dòng điện được tính bằng công thức nào sau đây

A. \(A = {I^2}Rt\)              

B. \(A = \frac{{UI}}{t}\)

C. \(A = \frac{{{I^2}R}}{t}\)                

D. \(A = U{I^2}t\)

Câu 5: Ứng dụng nào sau đây không phải liên quan đến dòng Foucault?

A. phanh điện tử

B. nấu chảy kim loại bằng cách để nó trong từ trường biến thiên

C. lõi máy biến thế được ghép từ các lá thép mỏng cách điện với nhau

D. đèn hình TV.

Câu 6: Cho dây dẫn thẳng dài mang dòng điện. Khi điểm ta xét gần dây hơn \(2\) lần và cường độ dòng điện tăng \(2\) lần thì độ lớn cảm ứng từ

A. tăng \(2\) lần.

B. không đổi.

C. tăng \(4\) lần.

D. giảm \(4\) lần.

Câu 7: Công thức của định luật Culông là

A. \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)  

B. \(F = k\frac{{{q_1}{q_2}}}{{{r^2}}}\)

C. \(F = \frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{k.{r^2}}}\)    

D. \(F = \frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)

Câu 8: Một đoạn dây dẫn dài \(1,5\,\,m\) mang dòng điện \(10\,\,A\), đặt vuông góc trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ \(1,2\,\,T\). Nó chịu một lực từ tác dụng là

A. \(18\,\,N\)                        

B. \(1,8\,\,N\)

C. \(1800\,\,N\)                    

D. \(0\,\,N\)

Câu 9: Với tia sáng đơn sắc, chiết suất của nước là \({n_1}\), của thuỷ tinh là \({n_2}\). Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường khi tia sáng đó truyền từ nước sang thuỷ tinh là:

A. \({n_{21}} = {n_1} - {n_2}\)

B. \({n_{21}} = {n_2} - {n_1}\)

C. \({n_{21}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)

D. \({n_{21}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)

Câu 10: Công thức tính lực Lorenxơ tác dụng lên một điện tích chuyển động vào điện trường theo phương vuông góc với vectơ cảm ứng từ

А. \({f_L} = BI{\rm{l}}\sin \alpha \)

B. \({f_L} = Bv{\rm{l}}\sin \alpha \)

C. \({f_L} = Ev{\rm{l}}\sin \alpha \)

D. \({f_L} = qvB\)

ĐÁP ÁN

1.C

2.D

3.C

4.A

5.D

6.C

7.A

8.A

9.D

10.D

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất \({n_1}\) sang môi trường có chiết suất \({n_2}\) thì công thức của định luật khúc xạ ánh sáng

A. \(n\sin i = \sin r\)

B. \({n_1}\sin i = {n_2}\sin r\)

C. \(\sin i = n\sin r\)

D. \({n_1}\cos i = {n_2}\sin r\)

Câu 2: Lực nào sau đây không phải lực từ?

A. Lực Trái đất tác dụng lên kim nam châm ở trạng thái tự do làm nó định hướng theo phương bắc nam

B. Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng.

C. Lực nam châm tác dụng lên dây dẫn bằng nhôm mang dòng điện.

D. Lực hai dây dẫn mang dòng điện tác dụng lên nhau.

Câu 3: Công thức tính lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn chiều dài \({\rm{l}}\) mang dòng điện đặt trong từ trường đều là:

A. \(F = Ev{\rm{l}}sin\alpha \)

B. \(F = qvBsin\alpha \)

C. \(F = Bv{\rm{l}}sin\alpha \)

D. \(F = BI{\rm{l}}sin\alpha \)

Câu 4: Chọn phát biểu sai về dòng điện trong kim loại.

A. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ohm khi nhiệt độ được giữ không đổi.

B. Chuyển động của các electron khi có điện trường ngoài là sự kết hợp chuyển động định hướng và chuyển động nhiệt.

C. Bản chất dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron theo chiều điện trường.

D. Nguyên nhân gây ra điện trở kim loại là do sự “mất trật tự” của mạng tinh thể cản trở chuyển động của electron.

Câu 5: Cho mạch điện gồm nguồn điện có \(E = 24\,\,V;\,\,r = 2\,\,\Omega \), mạch ngoài gồm điện trở \(R = 13\,\,\Omega \) mắc nối tiếp với một ampe kế có \({R_A} = 1\,\,\Omega \). Số chỉ của ampe kế là

Α. \(1\,\,A\)                          

B. \(1,5\,\,A\)

C. \(2\,\,A\)                          

D. \(0,5\,\,A\)

Câu 6: Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường

A. càng lớn thì góc khúc xạ càng nhỏ.

B. bằng tỉ số giữa góc khúc xạ và góc tới.

C. càng lớn khi góc tới của tia sáng càng lớn.

D. cho biết tia sáng khúc xạ nhiều hay ít khi đi từ môi trường này vào môi trường kia.

Câu 7: Một nguồn điện được mắc với điện trở \(4,8\,\,\left( \Omega  \right)\) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là \(12\,\,\left( V \right)\). Cường độ dòng điện trong mạch là

A. \(I = 120\,\,\left( A \right)\)    

B. \(I = 12\,\,\left( A \right)\)

C. \(I = 2,5\,\,\left( A \right)\)      

D. \(I = 25\,\,\left( A \right)\)

Câu 8: Một mạch kín \(C\) có diện tích \(S\) đặt trong một từ trường đều, cảm ứng từ \(B\) sao cho vectơ cảm ứng từ hợp với pháp tuyến của mặt phẳng khung dây góc \(\alpha \). Công thức tính từ thông qua mạch kín \(C\) là

A. \(\Phi  = BS\sin \alpha \)

B. \(\Phi  = BS\cos \alpha \)

C. \(\Phi  = Bv\cos \alpha \)

D. \(\Phi  = ES\cos \alpha \)

Câu 9: Một điện tích chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực Lo-ren-xơ, khi vận tốc của điện tích và độ lớn cảm ứng từ cùng tăng \(2\) lần thì bán kính quỹ đạo của điện tích

A. tăng \(4\) lần.

B. tăng \(2\) lần.

C. không đổi.

D. giảm \(2\) lần.

Câu 10: Một dây dẫn thẳng dài đặt trong không khí có dòng điện với cường độ \(I\) chạy qua. Độ lớn cảm ứng từ \(B\) do dòng điện này gây ra tại một điểm cách dây một đoạn \(r\) được tính bởi công thức:

A. \(B = {2.10^7}\frac{I}{r}\)

B. \(B = {2.10^7}\frac{r}{I}\)

C. \(B = {2.10^{ - 7}}\frac{r}{I}\)

D. \(B = {2.10^{ - 7}}\frac{I}{r}\)

ĐÁP ÁN

1.B

2.B

3.D

4.C

5.B

6.D

7.C

8.B

9.C

10.D

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Lực tương tác giữa hai điện tích \({q_1} = {q_2} =  - {6.10^{ - 9}}\,\,C\) khi đặt cách nhau \(10\,\,cm\) trong không khí là

A. \(32,{4.10^{ - 10}}\,\,N\)      

B. \(32,{4.10^{ - 6}}\,\,N\)

C. \(8,{1.10^{ - 10}}\,\,N\)        

D. \(8,{1.10^{ - 6}}\,\,N\)

Câu 2: Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của:

A. các electron ngược chiều điện trường, lỗ trống theo chiều điện trường

B. các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường

C. các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, electron tự do ngược chiều điện trường

D. các ion và electron trong điện trường

Câu 3: Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?

A. Nhôm và hợp chất của nhôm.

B. Sắt và hợp chất của sắt.

C. Niken và hợp chất của niken.

D. Côban và hợp chất của côban.

Câu 4: Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên bốn lần thì lực tương tác giữa chúng?

A. giảm đi bốn lần.

B. giảm đi một nửa.

C. không thay đổi.

D. tăng lên gấp đôi.

Câu 5: Một khung dây dẫn hình vuông cạnh \(20\,\,cm\) nằm trong từ trường đều độ lớn \(B = 1,2\,\,T\) sao cho các đường sức vuông góc với mặt khung dây. Từ thông qua khung dây đó là

A. \(0,048\,\,Wb\).               

B. \(24\,\,Wb\).

C. \(480\,\,Wb\).                  

D. \(0\,\,Wb\).

Câu 6: Một tia sáng đơn sắc đi từ môi trường thuỷ tinh chiết suất \(n = \sqrt 2 \) đến mặt phân cách với không khí, điều kiện góc tới \(i\) để có phản xạ toàn phần là:

A. \(i \ge {30^0}\).              

B. \(i \ge {40^0}\).

C. \(i \ge {35^0}\).              

D. \(i \ge {45^0}\).

Câu 7: Một điện tích có độ lớn \(10\,\,\mu C\) bay với vận tốc \({10^5}\,\,m/s\) vuông góc với các đường sức vào một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ bằng \(1\,\,T\). Độ lớn lực Lo-ren-xơ tác dụng lên điện tích là

A. \(1\,\,N\).                         

B. \({10^4}\,\,N\).

C. \(0,1\,\,N\).                      

D. \(0\,\,N\).

Câu 8: Theo định luật khúc xạ khi góc tới khác \(0\) thì

A. tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng.

B. góc khúc xạ có thể bằng góc tới.

C. góc tới tăng bao nhiêu lần thì góc khúc xạ tăng bấy nhiêu lần.

D. góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.

Câu 9: Hai điện tích \({q_1} = 8\,\,\mu C\) và \({q_2} =  - 2\,\,\mu C\) có cùng khối lượng và ban đầu chúng bay cùng hướng cùng vận tốc vào một từ trường đều. Điện tích \({q_1}\) chuyển động cùng chiều kim đồng hồ với bán kính quỹ đạo \(4\,\,cm\). Điện tích \({q_2}\) chuyển động

A. cùng chiều kim đồng hồ với bán kính \(16\,\,cm\).

B. ngược chiều kim đồng hồ với bán kính \(16\,\,cm\).

C. ngược chiều kim đồng hồ với bán kính \(8\,\,cm\).

D. cùng chiều kim đồng hồ với bán kính \(8\,\,cm\).

Câu 10: Một bình điện phân với cực dương làm bằng đồng đựng dung dịch \(CuS{O_4}\). Trong khoảng thời gian \(16\) phút \(5\) giây, dòng điện chạy qua bình điện phân là \(0,05\,\,A\). Biết rằng khối lượng mol nguyên tử của đồng \(A = 64\,\,g/mol\), hóa trị của đồng \(n = 2\). Khối lượng đồng sinh ra sau thời gian điện phân trên là:

A. \(2,{653.10^{ - 4}}\,\,g\) .       

B. \(0,160\,\,g\).

C. \(0,016\,\,g\).                   

D. \(0,032\,\,g\).

ĐÁP ÁN

1.B

2.B

3.A

4.C

5.A

6.D

7.A

8.A

9.B

10.C

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 11 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?