TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ | ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ 11 Thời gian 45 phút |
ĐỀ SỐ 1
1. Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc dịa lần thứ nhất ở Việt Nam trong khoảng thời gian nào?
A. Từ năm 1897 đến năm 1913.
B. Từ năm 1898 đến năm 1914.
C. Từ năm 1899 đến năm 1914.
D. Từ năm 1897 đến năm 1916.
2. Chính sách nào dưới đây mà thực dây thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. Chính sách “Chia để trị”.
B. Chính sách “dùng người Pháp trị người Việt”.
C. Chính sách “đồng hoá” dân tộc Việt Nam.
D. Chính sách “khủng bố trắng” đối với dân tộc Việt Nam.
3. Trong quá trình khai thác trên lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam, thực dân Pháp chú trọng khai thác ngành nào?
A. Ngành công nghiệp nặng.
B. Ngành công nghiệp nhẹ.
C. Ngành khai thác mỏ.
D. Ngành luyện kim và cơ khí.
4. Chính sách thâm độc nhất của thực dân Pháp trên lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam trong quá trình khai thác thuộc địa là chính sách nào dưới đây?
A. Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam.
B. Lập các đồn điền để trồng các loại cây công nghiệp.
C. Thu mua lương thực với giá rẻ mạt đối với nông dân.
D. Tăng các loại thuế đối với sản xuất nông nghiệp.
5. Giai cấp, tầng lớp nào ở Việt Nam ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và bị khổ cực trăm bề?
A. Giai cấp tư sản dân tộc.
B Tầng lớp tiểu tư sản.
C. Giai cấp công nhân làm thuê.
D. Giai cấp nông dân.
6. Thành phần xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu từ:
A. Giai cấp tư sản bị thực dân Pháp đình chỉ hoạt động kinh doanh.
B. Giai cấp nông dân bị tước ruộng đất
C. Tầng lớp tiểu tư sản bị thất nghiệp.
D. Giai câp địa chủ nhỏ bị thực dân Pháp thu toàn bộ ruộng đất.
7. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng công nhân Việt Nam có khoảng bao nhiêu người?
A. Khoảng mười vạn người.
B. Khoảng hai mươi vạn người.
C. Khoảng năm vạn người.
D. Khoảng mười làm vạn người.
8. Mầm mống ra đời của tầng lớp tư sản dân tộc xuất phát từ đâu?
A. Từ một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp.
B. Từ một số ngưới nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh.
C. Từ một số tiểu tư sản có ít vốn chuyển hướng kinh doanh.
D. Tất các các thành phần trên.
9. Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, những thông tin về tình hình thế giới, mà trước hết là các nước nào đã xâm nhập vào Việt Nam?
A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á.
B. Các nước như Nhật Bản và Trung Quốc.
C. Các nước như Anh, Pháp.
D. Các nước ở châu Á như Ấn Độ và Trung Quốc.
10. Phong trào cải cách chính trị - văn hoá ở Trung Quốc với những nhân vật nào đã có tác động mạnh mẽ đến nước ta những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
A. Tôn Trung Sơn.
B. Mao Trạch Đông.
C. Lương Khải Siêu.
D. Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi.
11. Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, những tác phẩm nổi tiếng của ai được dịch sang tiếng Hán rồi du nhập vào nước ta?
A. Của Rút-xô.
B. Của Mông-te-xki-ơ.
C. Của Rút-xô và Mông-te-xki-ơ.
D. Của Rút-xô, Mông-te-xki-ơ và Phu-ri-ê.
12. Đầu thế kỉ XX, trong nhận thức của các sĩ phu Việt Nam, muốn đất nước phát triển phải đi theo con đường nào?
A. Đi theo con đường cải cách của Trung Quốc.
B. Đi theo con đường duy tân của Nhật Bản.
C. Đi theo cách mạng vô sản ở Pháp.
D. Đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga.
13. Những người đi tiên phong trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là ai?
A. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu.
B. Nguyễn Ái Quốc.
C. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
D. Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu.
14. Cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX đã gắn việc đánh đuổi thực dân Pháp với:
A. Đánh đuổi phong kiến tay sai.
B. Cải biến xã hội.
C. Giành độc lập dân tộc
D. Giải phóng giai cấp nông dân.
15. Hình thức đấu tranh nào dưới đây gắn với phong trào yêu nước của các sĩ phu Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Đấu tranh đơn thuần bằng vũ trang.
B. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao.
C. Đấu tranh chủ yếu bằng hình thức chính trị.
D. Dùng biện pháp cải cách yêu cầu thực dân Pháp trả độc lập.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1A | 2A | 3C | 4A | 5 |
6B | 7C | 8A | 9B | 10D |
11C | 12B | 13C | 14B | 15B |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Là lãnh tụ tiêu biểu nhất trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu đã đề ra chủ trương gì để cứu nước, cứu dân?
A. Chủ trương dùng cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân.
B. Chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh đuổi Pháp.
C. Chủ trương thoả hiệp với Pháp để Pháp trao trả độc lập.
D. Chủ trương phê phán chế độ thuộc địa, vua quan, hô hào cải cách xã hội.
Câu 2. Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, Phan Bội Châu đã tranh thủ sự viện trợ từ bên ngoài, trước hết là nước nào?
A. Trung Quốc.
B. Ấn Độ.
C. Thái Lan.
C. Nhật Bản.
Câu 3. Đầu năm 1904, Phan Bội Châu cùng một số dồng chí của mình thành lập hội Duy tân để làm gì?
A. Tập hợp đông đảo quần chúng thực hiện cuộc cải cách.
B. Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.
C. Đưa người Việt Nam sang Nhật học tập kinh nghiệm về đánh Pháp.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 4. Mục đích cơ bản trong phong trào Đông du của Phan Bội Châu là gì?
A. Đưa người Việt Nam sang các nước phương Đông để học tập kinh nghiệm về đánh Pháp.
B. Đưa thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc học tập đê chuẩn bị lực lượng lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam.
C. Phan Bội Châu trực tiếp sang Nhật, cầu viện Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp.
D. Đưa thanh thiếu niên Việt Nam sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp.
Câu 5. Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi đất nước Nhật vào thời gian nào?
A. Tháng 8 năm 1908.
B. Tháng 9 năm 1908.
C. Tháng 3 năm 1909.
D. Tháng 9 năm 1909.
Câu 6. Phan Bội Châu và các đồng chí của mình thành lập ra Việt Nam Quang Phục hội và thời gian nào?
A. Tháng 6 năm 1912.
B. Tháng 8 năm 1912.
C. Tháng 3 năm 1909.
D. Tháng 6 năm 1911.
Câu 7. Mục đích của tổ chức Việt Nam Quang Phục hội là gì?
A. Đánh đuổi thực dân Pháp, xoá bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
B. Đánh đuổi thực dân Pháp và chế độ phong kiến ở Việt Nam.
C. Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hoà dân quốc Việt Nam.
D. Đánh đuổi thực dân Pháp, xây dựng nước Việt Nam hoà bình thống nhất.
Câu 8. Để đánh đuổi giặc Pháp bằng bạo lực cách mạng, Việt Nam Quang Phục hội đã thành lập tổ chức có tên gọi là gì?
A. “Việt Nam Quang Phục quân”.
B. “Việt Nam Cứu quốc quân.”
C. “Việt Nam Bạo lực quân”.
D. “Quang Phục quân”.
Câu 9. Trong quả trình hoạt động cách mạng của mình, Phan Châu Trinh nêu chủ trương cứu nước, cứu dân bằng cách nào?
A. Tiến hành bạo động đánh đuối thực dân Pháp.
B. Nâng cao dân trí, dân quyền.
C. Thiết lập quan hệ ngoại giao đơn phương với Pháp để Pháp trao trả độc lập.
D. Câu A, B, C đều đúng.
Câu 10. Phan Châu Trinh dã đề cao phương chăm gì dối với nhản dân Việt Nam?
A. “Tự lực, tự cường”.
B. “Tự lực cánh sinh”.
C. “Tự lực khai hóa”.
C. “Tự do dân chủ”.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 24 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1. B | 2. C | 3. B | 4. D | 5. C |
6. A | 7. C | 8. D | 9. B | 10. C |
11. A | 12. B | 13. B | 14. B | 15. C |
16. C | 17. D | 18. B | 19. A | 20. C |
21. D | 22. B | 23. D | 24. C |
ĐỀ SỐ 3
1. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp củng cố hệ thống quan lại ở đâu?
A. Ở Nam triều.
B. Ở Bắc Kì.
C. Ở Trung Kì.
D. Ở Nam Kì.
2. Với chính sách cai trị theo kiểu thực dân cũ của Pháp thì mọi quyền hành ở Việt Nam tập trung trong tay:
A. Thông sứ người Pháp.
B. Vua quan Nam triều.
C. Chính phủ Pháp.
D. Thông sứ người Pháp và chính quyền Nam triều.
3. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã mở rộng thương thuyết với Chính phủ nước nào để phối hợp đàn áp cách mạng Việt Nam?
A. Chính phủ nước Anh.
B. Chính phủ nước Mĩ.
C. Chính phủ nước Trung Quốc.
D. Chính phủ nước Thái Lan.
4. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, Toàn quyền Đông Dương tuyên bố điều gì trên lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam?
A. Việt Nam phải có nghĩa vụ nộp hết ruộng đất cho địa chủ người Pháp
B. Việt Nam phải có nghĩa vụ đóng góp sức người, sức của cho “nước mẹ tham chiến”.
C. Việt Nam phải chi phí cho chiến trường nước Pháp trong lúc có chiến tranh.
D. Tất cả các tuyên bố trên.
5. Chính quyền thực dân đã cố gắng khôi phục, duy trì và mở rộng cơ sở công nghiệp ở Việt Nam để làm gì?
A. Để thu được nhiều lợi nhuận phục vụ cho chiến tranh.
B. Để bù đắp cho công nghiệp chính quốc.
C. Để có cơ sở đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam.
D. Để khai thác tối đa tài nguyên, thiên nhiên ở Việt Nam.
6. Chính quyền thực dân đã chú trọng phục hồi các ngành công nghiệp nào ở Việt Nam?
A Công nghiệp nặng.
B. Công nghiệp nhẹ.
C. Công nghiệp phục vụ chiến tranh.
D. Công nghiệp khai khoáng.
7. Do đâu các cơ sở sản xuất, buôn bán, giao thông vận tải của người Việt Nam được củng cố, mở rộng và xuất hiện nhiều cơ sở mới?
A. Do Chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho hàng hoá từ Pháp chở sang Việt Nam giảm sút.
B. Do Việt Nam có điều kiện phát triển các ngành nghề trên.
C. Do thực dân Pháp không vận chuyển hàng hoá từ chính quốc sang Việt Nam.
D. Do Việt Nam có thị trường rộng lớn.
8. Vì sao trong Chiến tranh thế giới thứ nhất sức sản xuất của nông dân ở nông thôn Việt Nam bị giảm sút?
A. Do thực dân Pháp bóc lột nặng nề, nạn đói thường xuyên xảy ra.
B. Do nông dân bị đói khổ, không còn sức sản xuất.
C. Do nông dân bị tước đoạt ruộng đất nên không có đắt để sản xuất.
D. Do thực dân Pháp bắt nông dân đi lính đánh thuê cho chúng.
9. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào ở Việt Nam tăng nhanh về số lượng?
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp nông dân.
C. Giai cấp tư sản dân tộc.
D. Tầng lớp tiểu tư sản.
10. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam như thế nào?
A. Bị thực dân chèn ép nên không phát triển nổi.
B. Có điều kiện phát triển cả về số lượng và thế lực kinh tế.
C. Bị phá sản vì không cạnh tranh nổi với tư sản mại bản.
D. Bị thực dân Pháp và phong kiến kìm hâm nên không phát triển.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 26 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1. B | 2. A | 3. C | 4. B | 5. B |
6. C | 7. A | 8. D | 9. A | 10. B |
11. C | 12. C | 13. C | 14. B | 15. C |
16. B | 17. C | 18. B | 19. B | 20. B |
21. B | 22. B | 23. A | 24. D | 25. C |
26. A |
|
ĐỀ SỐ 4
Câu 1. Lực lượng tham gia cuộc đấu tranh chống Pháp ở Đà Nẵng vào tháng 9 năm 1858 gồm lực lượng nào?
A. Quân chủ lực của triều đình Huế.
B. Các đội quân nông dân sát cánh bên quân đội triều đình.
C. Lực lượng nông dân và công nhân thành phố Đà Nẵng.
D. Đông đảo nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Câu 2. Khi vào Đà Nẵng, các đội quân nào bị ta chặn đánh và giam ở đảo Sơn Trà suốt năm tháng liền?
A. Các đội quân lính thủy đánh bộ của Pháp.
B. Các đội quân tinh nhuệ của Pháp và quân triều đình Huế.
C. Đội quân của Pháp - Tây Ban Nha.
D. Đội quân của Pháp - Anh.
Câu 3. Khi Pháp đánh vào Đà Nẵng, thái độ của triều đình Huế như thế nào?
A. Cùng với nhân dân đứng lên chống Pháp đến cùng.
B. Hoang mang dao động, thiếu kiên quyết chống giặc.
C. Chấp nhận đầu hàng giặc ngay từ đầu.
D. Thỏa hiệp với Pháp để đàn áp, bóc lột nhân dân ta.
Câu 4. “Dân quân gồm tất cả những ai không đau ốm và không tàn tật”. Đó là lời thừa nhận của:
A. Thực dân Pháp.
B. Triều đình nhà Nguyễn.
C. Nhân dân ta.
D. Của phái chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn.
Câu 5. Tại mặt trận Gia Định, từ tháng 2-1859, quân Pháp bị chặn dành quyết liệt ở đâu?
A. Trên sông Sài Gòn.
B. Trên đoạn đường dài 100 km, từ Vũng Tàu đi Sài Gòn.
C. Ngay tại Gia Định.
D. Trên sông cần Giờ.
Câu 6. Sau khi bị thất bại trong kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh ở Gia Định, Pháp chuyển sang lối đánh nào?
A. “Đánh chắc, tiến chắc”.
B. “Chinh phục từng gói nhỏ”.
C. “Đánh phủ đầu”.
D. “Chinh phục từng địa phương”.
Câu 7. Tháng 8-1860, ai là người được điều vào chỉ huy mặt trận Gia Định và cho xây dựng phòng tuyến Chi Hòa?
A. Hoàng Diệu.
B. Nguyễn Tri Phương.
C. Nguyễn Trung Trực.
D. Phan Thanh Giản.
Câu 8. Ngay từ tháng 2-1859. khi Pháp dành Gia Bịnh, ai là người đưa đội quân của mình đến đóng tại đồn Thuận Kiều?
A. Phan Thanh Giản
B. Hoàng Diệu.
C. Nguyễn Tri Phương
D. Trương Định.
Câu 9. Hai lực lượng của ai đã hợp tác chiến đấu ở Gò Công. Tân An Mĩ Tho trong những năm 1859 - 1862?
A. Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Trung Trực.
B. Trương Định và Nguyễn Tri Phương.
C. Trương Định và Nguyễn Trung Trực.
D. Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.
Câu 10. Trong năm 1862. phong trào dâng cao khắp nơi. Gần như “tổng khởi nghĩa”, các tỉnh nào ở Nam Kì lần lượt được giải phóng?
A. Gia Định, Định Tường.
B. Vĩnh Long, An Giang.
C. Mĩ Tho, Tiền Giang.
D. Vũng Tàu, Đồng Nai.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 24 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1. B | 2. C | 3. B | 4. A | 5. D |
6. B | 7. B | 8. D | 9. B | 10. A |
11. B | 12. B | 13. D | 14. B | 15. A |
16. B | 17. A | 18. C | 19. C | 20. A |
21. A | 22. B | 23. C | 24. D |
ĐỀ SỐ 5
1. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp củng cố hệ thống quan lại ở đâu?
A. Ở Nam triều.
B. Ở Bắc Kì.
C. Ở Trung Kì.
D. Ở Nam Kì.
2. Với chính sách cai trị theo kiểu thực dân cũ của Pháp thì mọi quyền hành ở Việt Nam tập trung trong tay:
A. Thông sứ người Pháp.
B. Vua quan Nam triều.
C. Chính phủ Pháp.
D. Thông sứ người Pháp và chính quyền Nam triều.
3. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã mở rộng thương thuyết với Chính phủ nước nào để phối hợp đàn áp cách mạng Việt Nam?
A. Chính phủ nước Anh.
B. Chính phủ nước Mĩ.
C. Chính phủ nước Trung Quốc.
D. Chính phủ nước Thái Lan.
4. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, Toàn quyền Đông Dương tuyên bố điều gì trên lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam?
A. Việt Nam phải có nghĩa vụ nộp hết ruộng đất cho địa chủ người Pháp
B. Việt Nam phải có nghĩa vụ đóng góp sức người, sức của cho “nước mẹ tham chiến”.
C. Việt Nam phải chi phí cho chiến trường nước Pháp trong lúc có chiến tranh.
D. Tất cả các tuyên bố trên.
5. Chính quyền thực dân đã cố gắng khôi phục, duy trì và mở rộng cơ sở công nghiệp ở Việt Nam để làm gì?
A. Để thu được nhiều lợi nhuận phục vụ cho chiến tranh.
B. Để bù đắp cho công nghiệp chính quốc.
C. Để có cơ sở đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam.
D. Để khai thác tối đa tài nguyên, thiên nhiên ở Việt Nam.
6. Chính quyền thực dân đã chú trọng phục hồi các ngành công nghiệp nào ở Việt Nam?
A Công nghiệp nặng.
B. Công nghiệp nhẹ.
C. Công nghiệp phục vụ chiến tranh.
D. Công nghiệp khai khoáng.
7. Do đâu các cơ sở sản xuất, buôn bán, giao thông vận tải của người Việt Nam được củng cố, mở rộng và xuất hiện nhiều cơ sở mới?
A. Do Chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho hàng hoá từ Pháp chở sang Việt Nam giảm sút.
B. Do Việt Nam có điều kiện phát triển các ngành nghề trên.
C. Do thực dân Pháp không vận chuyển hàng hoá từ chính quốc sang Việt Nam.
D. Do Việt Nam có thị trường rộng lớn.
8. Vì sao trong Chiến tranh thế giới thứ nhất sức sản xuất của nông dân ở nông thôn Việt Nam bị giảm sút?
A. Do thực dân Pháp bóc lột nặng nề, nạn đói thường xuyên xảy ra.
B. Do nông dân bị đói khổ, không còn sức sản xuất.
C. Do nông dân bị tước đoạt ruộng đất nên không có đắt để sản xuất.
D. Do thực dân Pháp bắt nông dân đi lính đánh thuê cho chúng.
9. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào ở Việt Nam tăng nhanh về số lượng?
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp nông dân.
C. Giai cấp tư sản dân tộc.
D. Tầng lớp tiểu tư sản.
10. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam như thế nào?
A. Bị thực dân chèn ép nên không phát triển nổi.
B. Có điều kiện phát triển cả về số lượng và thế lực kinh tế.
C. Bị phá sản vì không cạnh tranh nổi với tư sản mại bản.
D. Bị thực dân Pháp và phong kiến kìm hâm nên không phát triển.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 25 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1. B | 2. A | 3. C | 4. B | 5. B |
6. C | 7. A | 8. D | 9. A | 10. B |
11. C | 12. C | 13. C | 14. B | 15. C |
16. B | 17. C | 18. B | 19. B | 20. B |
21. B | 22. B | 23. A | 24. D | 25. C |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề ôn tập hè môn Lịch sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nguyễn Huệ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục sau: