Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 11 năm 2021 Trường THPT Lê Hồng Phong

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 11

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

ATRẮC NGHIỆM (4đ):

Câu 1: Công của lực điện thực hiện để di chuyển điện tích dương từ điểm này đến điểm kia trong điện trường, không phụ thuộc vào

A. hình dạng của đường đi.

B. vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi.

C. độ lớn của điện tích di chuyển.

D. cường độ điện trường.

Câu 2: Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. C phụ thuộc vào Q và U.

B. C tỉ lệ nghịch với U.

C. C không phụ thuộc vào Q và U.

D. C tỉ lệ thuận với Q.

Câu 3: Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng

A. hệ số nhiệt điện trở của dây giảm đột ngột xuống bằng 0.

B. điện trở của dây dẫn giảm đột ngột xuống bằng 0.

C. cường độ dòng điện qua dây dẫn giảm đột ngột xuống bằng 0.

D. Các electron tự do trong dây dẫn đột ngột dừng lại.

Câu 4: Hai quả cầu kim loại nhỏ tích điện q1 = 5 μC và q2 = - 3 μC kích thước giống nhau cho tiếp xúc với nhau rồi đặt trong chân không cách nhau 5 cm. Lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sau khi tiếp xúc là

A. 4,1 N.                        

B. 3,6 N.

C. 1,7 N.                        

D. 5,2 N.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đó nhận thêm êlectron.

B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.

C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.

D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đó nhận thêm các ion dương.

Câu 6: Trong một mạch điện kín, hiệu điện thế mạch ngoài UN phụ thuộc như thế nào vào điện trở RN của mạch ngoài ?

A. UN tăng khi RN tăng.

B. UN  không phụ thuộc vào RN .

C. UN tăng khi RN giảm .

D. UN lúc đầu giảm, sau đó tăng dần khi RN tăng dần từ 0 đến vô cùng.

Câu 7: Chọn một đáp án sai:

A. Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực.

B. Hồ quang điện xảy ra trong chất khí ở áp suất cao.

C. Hồ quang điện xảy ra trong chất khí ở áp suất thường hoặc áp suất thấp giữa 2 điện cực có hiệu điện thế không lớn.

D. Hồ quang điện kèm theo tỏa nhiệt và tỏa sáng rất mạnh.

Câu 8: Để chống sét người ta thường làm

A. giảm diện tích của các đám mây dông.

B. cột chống sét gắn lên chỗ cao nhất của các tòa nhà cao tầng.

C. giảm cường độ dòng điện trong sét.

D. giảm điện trường trong không khí.

B/ TỰ LUẬN (6đ):

Bài 1: (2đ) Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ

E  = 12,5 V; r = 0,4 W, R= 8 W;

R= 24 W;  bóng đèn Đ có ghi số 6 V- 4,5 W.

a) Tính cường độ dòng điện qua mạch chính?

b) Đèn sáng như thế nào? Vì sao?

c) Tính công suất và hiệu suất của nguồn?

Bài 2: (2đ) Hai bình điện phân mắc nối tiếp trong một mạch điện. Bình một chứa dung dịch CuSO4 có cực dương bằng Cu, bình hai chứa dung dịch AgNO3 có cực dương bằng Ag. Sau một thời gian điện phân, khối lượng cực dương của cả hai bình tăng lên 2,8 g.

a) Tính khối lượng cực dương tăng lên của mỗi bình.

b) Tính thời gian điện phân biết  cường độ dòng điện trong mạch là I = 0,5A.

(Cho biết Cu = 64 hóa trị của Cu bằng 2, Ag = 108 hóa trị của Ag bằng 1)

Bài 3: (2đ) Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cmvà cách thấu kính 14 cm (điểm A nằm trên trục chính). 

1. Vẽ hình sự tạo thành ảnh A’B’ của AB qua thấu kính.

2. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và khoảng cách từ ảnh đến vật.

3. Thay thấu kính hội tụ bằng thấu kính phân kỳ có cùng độ lớn tiêu cự. Vẽ hình sự tạo thành ảnh A”B” của AB qua thấu kính phân kỳ vừa thay.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

A

C

B

B

D

A

B

B

 

B/ TỰ LUẬN

Bài 1:

a) Sơ đồ cách mắc ( Rnt Đ ) //R2

RĐ =\(\dfrac{{U_{dmD}^2}}{{{P_{dmD}}}} = 8(\Omega )\)

RN =\(\dfrac{{{R_2}.({R_1} + {R_D})}}{{{R_2} + {R_1} + {R_D}}} = 9,6(\Omega )\)

I =\(\dfrac{\xi }{{{R_N} + r}} = 1,25(A)\)

b) UN = I.RN=12(V)

IĐ  = \(\dfrac{{{U_N}}}{{{R_1} + {R_D}}} = 0,75(A)\)

UĐ = IĐ.RĐ = 6(V)

Vì  UĐ = UđmĐ suy ra đèn sáng bình thường

c) Png= E.I =15,625(W)

H =\(\dfrac{{{R_N}}}{{{R_N} + r}}100\%  = 96\% \)

Bài 2: 

a) m=\(\dfrac{1}{F}.\dfrac{{{A_1}}}{{{n_1}}}I.t\) ;     m2= \(\dfrac{1}{F}.\dfrac{{{A_2}}}{{{n_2}}}I.t\)

Suy ra \(\dfrac{{{m_1}}}{{{m_2}}} = \dfrac{{{A_1}}}{{{n_1}}}.\dfrac{{{n_2}}}{{{A_2}}} = \dfrac{8}{{27}}\)(1)

Mặt khác : m1 + m2 = 2,8(2)

Giải hệ phương trình (1) và (2)  ta được 

 m= 0,64 g,  m2 =2,16 g

b) Thời gian điện phân:

\(t = \dfrac{{{m_1}.F.{n_1}}}{{{A_1}I}} = 3860s\)

Bài 1:

1. Vẽ đúng hình tạo ảnh qua TKHT  

2. Tính đúng

d’ = df/(d - f) = 14.10/(14 - 10) = 35cm

Khoảng cách từ ảnh đến vật:

d + d’ = 14 + 35 = 49cm

3. Vẽ đúng hình về sự tạo ảnh qua TKPK

 

---(Hết đề số 1)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng

A. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

B. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi gặp bề mặt nhẵn.

C. ánh sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền qua mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt.

D. cường độ sáng bị giảm khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

Câu 2: Đường sức từ không có tính chất nào sau đây?

A. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu;

B. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường;

C. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức;

D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau.

Câu 3: Tính chất cơ bản của từ trường là gây ra

A. lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và các nam châm đặt trong nó.

B. lực hấp dẫn lên vật đặt trong nó.

C. lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện khác đặt trong nó.

D. sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.

Câu 4: Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi

A. sự biến thiên của chính cường độ dòng điện trong mạch.

B. sự chuyển động của nam châm với mạch.

C. sự chuyển động của mạch với nam châm.

D. sự biến thiên từ trường Trái Đất.

Câu 5: Lực Lo – ren – xơ là

A. lực điện tác dụng lên điện tích.

B. lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường.

C. lực từ tác dụng lên dòng điện.

D. lực Trái Đất tác dụng lên vật.

Câu 6: Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều

A. hoàn toàn ngẫu nhiên.

B. sao cho từ trường cảm ứng luôn cùng chiều với từ trường ngoài.

C. sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch.

D. sao cho từ trường cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài.

Câu 7: Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ

A. nhiệt năng.                  

B. hóa năng

C. quang năng.                

D. cơ năng.

Câu 8: Mắt nhìn được xa nhất khi

A. thủy tinh thể điều tiết cực đại.

B. thủy tinh thể không điều tiết.

C. đường kính con ngươi lớn nhất.

D. đường kính con ngươi nhỏ nhất.

Câu 9: Có thể dùng kính lúp để quan sát nào dưới đây cho hợp lí?

A. chuyển động các hành tinh.

B. một con vi khuẩn rất nhỏ.

C. cả một bức tranh phong cảnh lớn.

D. các bộ phận trên cơ thể con ruồi.

Câu 10: Góc lệch của tia sáng khi truyền qua lăng kính là góc tạo bởi

A. hai mặt bên của lăng kính.

B. tia tới và pháp tuyến.

C. tia tới lăng kính và tia ló ra khỏi lăng kính.

D. tia ló và pháp tuyến.

ĐÁP ÁN

1.A

2.D

3.C

4.A

5.B

6.C

7.D

8.B

9.D

10.C

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Điều kiện để có dòng điện là

A.  có điện tích tự do.

B.   có nguồn điện.

C.  có  hiệu điện thế và điện tích tự do.

D.  có hiệu điện thế.

Câu 2: Một điện trường đều cường độ 5000V/m, có phương song song với cạnh huyền BC của một tam giác vuông ABC có chiều từ B đến C, biết AB = 6cm, AC = 8cm. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm AC:

A.  180V                                

B.  640V

C.  320V                                

D.  160V 

Câu 3: Một tụ điện điện dung 12pF mắc vào nguồn điện một chiều có hiệu điện thế 4V. Tăng hiệu điện thế này lên bằng 12V thì điện dung của tụ điện này sẽ có giá trị:

A.  36pF 

B.  12pF

C.   còn phụ thuộc vào điện tích của tụ

D.   4pF  

Câu 4: Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 5.10-9 (C), tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 10 (cm) có độ lớn là:

A.   E = 4500 (V/m).

B.   E = 0,225 (V/m).

C.  E = 2250 (V/m).

D.  E = 0,450 (V/m).

Câu 5: Quan hệ giữa cường độ điện trường E và hiệu điện thế U giữa hai điểm mà hình chiếu đường nối hai điểm đó lên đường sức là d thì cho bởi biểu thức

A.  U = E/d.                            

B.  U =  q.E.d.

C.  U = E.d.                            

D.  U = q.E/q.

Câu 6: Nguyên nhân gây ra hiện tượng toả nhiệt trong dây dẫn khi có dòng điện chạy qua là:

A.  Do năng lượng dao động của ion (+) truyền cho eclectron  khi va chạm.

B.  Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion(+) khi va chạm.

C.   Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron, ion (-) truyền cho ion (+) khi va chạm.

D.  Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion (-) khi va chạm.

Câu 7: Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí  thì lực tương tác Cu – lông giữa chúng là 12 N. Khi đổ đầy một chất lỏng cách điện vào bình thì lực tương tác giữa chúng là 4 N. Hằng số điện môi của chất lỏng này là

A.  9.                                       

B.   3.

C.  1/9                                    

D.  1/3.

Câu 8: Một tụ điện có điện dung C, điện tích q, hiệu điện thế U. Tăng hiệu điện thế hai bản tụ lên gấp đôi thì điện tích của tụ:

A.   tăng gấp bốn                   

B.  không đổi 

C.   tăng gấp đôi                   

 D.   giảm một nửa

Câu 9: Chiều dày của lớp Niken phủ lên một tấm kim loại là d = 0,303(mm) sau khi điện phân trong 2 giờ. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 40cm2. Cho biết Niken có khối lượng riêng là r = 8,9.103 kg/m3, nguyên tử khối A = 58 và hoá trị n = 2. Cường độ dòng điện qua bình điện phân là:

A.   I = 5,0 (A).                      

B.   I = 2,5 (A).

C.   I = 5,0 (mA).                   

D.  I = 5,0 (μA).

Câu 10: Một mạch điện có điện trở ngoài bằng 5 lần điện trở trong. Khi xảy ra hiện trượng đoản mạch thì tỉ số giữa cường độ dòng điện đoản mạch và cường độ dòng điện không đoản mạch là

A.   4.

B.   chưa đủ dữ kiện để xác định.

C.   6

D.  5

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

C

C

B

A

C

6

7

8

9

10

B

B

C

A

C

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Nếu ghép 3 pin giống nhau nối tiếp thu được bộ nguồn 7, 5 V và 3 Ω thì khi mắc 3 pin đó song song thu được bộ nguồn

A.  7,5 V và 1 Ω.                  

B.  7,5 V và 1 Ω.

C.  2,5 V và 1/3 Ω.              

D.  2,5 V và 1 Ω.

Câu 2: Một bình điện phân đựng dung dịch bạc nitrat với anốt bằng bạc. Điện trở của bình điện phân là R= 2 (W). Hiệu điện thế đặt vào hai cực là U= 10 (V). Cho A= 108 và n=1. Khối lượng bạc bám vào cực âm sau 2 giờ là:

A.   40,3 kg                           

B.  8,04.10-2 kg

C.  40,3g                               

D.  8,04 g

Câu 3: Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 1,5 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 0,5 (Ω) mắc nối tiếp với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ trên điện trở R đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị

A.   R = 3 (Ω).

B.  R = 2 (Ω).

C.   R = 4 (Ω).

D.   R = 1 (Ω).                             

Câu 4: Cho một điện tích điểm –Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều

A.   phụ thuộc vào điện môi xung quanh.

B.  hướng về phía nó.

C.   hướng ra xa nó.

D.  phụ thuộc độ lớn của nó.

Câu 5: Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào:

A.   Điện trở của các mối hàn.

B.   Khoảng cách giữa hai mối hàn.

C.  Hệ số nở dài vì nhiệt α.

D.  Hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn.

Câu 6: Bản chất dòng điện trong chất điện phân là

A.  dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.

B.  dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường.

C.  dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.

D.  dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.

Câu 7: Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Trong các nhận định sau, nhận định không đúng là:

A.  Proton mang điện tích là + 1,6.10-19 C.

B.  Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố.

C.  Tổng số hạt proton và notron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên tử.

D.  Khối lượng notron xấp xỉ khối lượng proton.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A.   Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là hai vật dẫn điện cùng chất.

B.  Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là vật cách điện.

C.  Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó một điên cực là vật dẫn điện, điện cực còn lại là vật cách điện.

D.   Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là hai vật dẫn điện khác chất.

Câu 9:  Hai điện tích điểm q1 = q2 =+3 (µC) đặt trong dầu (ε= 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:

A.  lực hút với độ lớn F = 90 (N).

B.  lực hút với độ lớn F = 45 (N).   

C.  lực đẩy với độ lớn F = 90 (N).

D.  lực đẩy với độ lớn F = 45 (N).

Câu 10: Nếu nguyên tử đang thừa – 1,6.10-19 C điện lượng mà nó nhận được thêm 2 electron thì nó

A.  vẫn là 1 ion âm.

B.  trung hoà về điện.

C.  sẽ là ion dương.

D.   có điện tích không xác định được.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

C

C

B

B

D

6

7

8

9

10

A

C

D

D

A

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Đơn vị của điện dung của tụ điện là fara (F), 1 micrôfara (\(\mu \)F) bằng

A. 10-3 F.                     

B. 10-9 F.        

C. 10-6 F.                     

D. 10-12 F.

Câu 2: Trường hợp nào dưới đây, ta không có một tụ điện? Giữa hai bản kim loại là một lớp

A. Mica

B. Nhựa polietilen      

C. Giấy tẩm dung dịch muối ăn.

D. Không khí khô

Câu 3: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo cường độ điện trường?  

A. V/m                        

B. C    

C.  N                           

D.  V.m

Câu 4: Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị điện nào sau đây khi chúng hoạt động?

A. Ắc quy đang được nạp điện.

B. Bóng đèn dây tóc.

C. Quạt điện.             

D. Bàn là điện

Câu 5: Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, thì cường độ dòng điện trong mạch

A. tăng rất lớn.

B. tăng giảm liên tục.          

C. giảm về 0.   

D. không đổi.

Câu 6: Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm Q không phụ thuộc vào

A. độ lớn điện tích Q.            

B. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích Q.

C. hằng số điện môi của của môi trường.

D. độ lớn điện tích thử q đặt tại điểm đang xét.

Câu 7: Công thức nào dưới đây không dùng để tính công suất của đoạn mạch tiêu thụ điện năng?

A. P = RI2.     

B. \({\mathop{\rm P}\nolimits}  = \dfrac{U}{R}.\)

C.  P = UI.

D. \({\mathop{\rm P}\nolimits}  = \dfrac{{{U^2}}}{R}.\)

Câu 8: Khi điện phân dung dịch CuSO4, để hiện tượng dương cực tan xảy ra thì anốt phải làm bằng kim loại:

A. Ag.                         

B. Cu. 

C. Fe.                          

D. Al.

Câu 9: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của

A. các ion dương cùng chiều điện trường.

B. các ion âm ngược chiều điện trường.

C. các electron tự do ngược chiều điện trường.

D. các prôtôn cùng chiều điện trường.

Câu10: Điện năng tiêu thụ được đo bằng

A. Ampe kế                 

B. Công tơ điện

C. Vôn kế                   

D. Tĩnh điện kế

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

C

C

A

D

A

6

7

8

9

10

D

B

B

C

B

...

---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 11 năm 2021 Trường THPT Lê Hồng Phong. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?