TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CÔN | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 11 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
I.Học sinh chọn đáp án đúng nhất cho các câu trắc nghiệm sau:
Câu 1: Nền công nghiệp Mỹ từ hàng thứ tư nhảy lên hàng đầu thế giới trong thời gian:
A. 15 năm
B. 20 năm
C. 10 năm
D. 30 năm
Câu 2: Hai khuynh hướng cơ hội và cách mạng đấu tranh gay gắt với nhau trong Quốc tế thứ hai xoay quanh những vấn đề:
A. đấu tranh giai cấp, giành chính quyền, giành ruộng đất cho nông dân, ngày làm 8 giờ.
B. đấu tranh giai cấp, chiến tranh đế quốc, đời sống nhân dân, giai cấp lãnh đạo cách mạng.
C. thuộc địa, chiến tranh đế quốc, ruộng đất, đấu tranh nghị trường.
D. thuộc địa, chiến tranh đế quốc, đấu tranh giai cấp, giành chính quyền.
Câu 3: Kết quả cuộc khởi nghĩa đêm 24-10-1917 :
A. Đội Cận vệ đỏ và binh lính cách mạng đánh chiếm các khu vực đầu mối, trụ sở các bộ, các nhà ga, các cầu bắt qua sông Nêva...
B. quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Pêtơrôgrat và bao vây Cung điện Mùa Đông.
C. Thủ tướng Kerensky bị bắt.
D. toàn bộ Chính phủ lâm thời tư sản (trừ Kerensky) đều bị bắt.
Câu 4: Khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ hai, tại Bắc Kỳ hình thành 2 trung tâm kháng chiến lớn ở:
A. Hải Dương, Hưng Yên.
B. Bắc Giang, Bắc Ninh.
C. Sơn Tây, Bắc Ninh.
D. Thái Bình, Ninh Bình.
Câu 5: Biểu hiện truyền thống ý thức dân tộc:
A. Đấu tranh chống ngoại xâm
B. Sớm hình thành quốc gia Văn Lang – Âu Lạc
C. Chinh phục thiên nhiên
D. Đấu tranh bảo vệ độc lập và thống nhất đất nước.
Câu 6. Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược:
A. Sự lãnh đạo tài giỏi của người chỉ huy
B. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của dân tộc
C. Truyền thống dân tộc, tinh thần yêu nước , đoàn kết của nhân dân
D. Địa hình, khí hậu bất lợi cho địch.
Câu 7. Biểu hiện củng cố thống nhất đất nước là:
A. Luật pháp chặt chẽ
C. Chính quyền cai trị thống nhất
B. Văn tự thống nhất
D. Tiền tệ thống nhất
Câu 8. Yếu tố gìn giữ phát huy truyền thống văn hóa dân tộc:
A. Định hình từ văn minh Văn Lang – Âu Lạc
B. Phát triển với văn minh Đại Việt
C. Vẫn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
D. Tất cả đều đúng.
II. Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu sau
Câu 1: Cách mạng Nga 1905 – 1907 là cuộc cách mạng DCTS kiểu mới vì cuộc cách mạng này giai cấp lãnh đạo là giai cấp tư sản.
Câu 2: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc là nền văn minh của cư dân trồng lúa nước, sống trong cộng đồng làng xóm.
Câu 3: Giai đoạn thịnh đạt của nền văn minh Đại Việt thuộc thời Lý-Trần.
Câu 4: Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
III. Có 3 cột ghi nhân vật, sự kiện và địa danh. Hãy sắp xếp theo từng nhóm có liên quan với nhau.
A. Nhân vật | B. Sự kiện | C. Địa danh |
1 - Phan Đình Phùng | Khởi nghĩa Ba Đình | Hưng Yên |
2 - Đinh Công Tráng | Khởi nghĩa Hương Khê | Bắc Giang |
3 - Nguyễn Thiện Thuật | Khởi nghĩa Bãi Sậy | Hà Tĩnh |
4 - Hoàng Hoa Thám | Khởi nghĩa Yên Thế | Thanh Hóa |
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Vì sao:
a. Năm 1917, nước Nga có đến hai cuộc cách mạng: cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai và cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười ?
b.Từ tháng 2 đến tháng7, Lê nin quyết định giành chính quyền bằng con đường hòa bình?
Câu 2. Hoàn cảnh, diễn biến, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa của khởi nghĩa Hương Khê. Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa điển hình trong phong trào Cần Vương?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM
I. Chọn đáp án đúng nhất
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
D | D | B | C | D | B | C | D |
II. Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu sau
1 | 2 | 3 | 4 |
S | Đ | Đ | S |
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. Trắc nghiệm
1. Ở châu Á, Đảng Cộng sản nước nào ra đời sớm nhất?
a. Inđônêxia
b. Trung Quốc
c. Ấn Độ
d. Việt Nam.
2. Lãnh tụ nào của Ấn Độ được nhân dân tôn sùng như vị thánh?
a. Ti-lắc
b. Gan-đi
c. A-sô-ka
d. Cả a, b, c.
3. Nước nào ở Đông Nam Á vào đầu thế kỉ XX không bị các nước phương Tây xâm lược?
a. Lào
b. Campuchia
c. Việt Nam
d. Xiêm.
4. Người dám mạnh dạn bày tỏ ý kiến cải cách duy tân bị vua Tự Đức khép tội chết là:
a. Nguyễn Lộ Trạch
b. Nguyễn Trường Tộ
c. Nguyễn Quyền
d. Cả a, b, c.
5. Chiến tranh thế giới lần thứ hai chính thức bùng nổ vào:
a. 01/9/1938
b. 01/9/1939
c. 01/9/1940
d. 01/9/1945.
6. Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, nước Đức đã tấn công không thành công nước:
a. Mỹ
b. Anh
c. Liên Xô
d. Cả b, c.
7. Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc vào thời gian nào?
a. 09/5/1945
b. 06/8/1945
c. 09/8/1945
d. 15/8/1945.
8. Người được nhân dân phong Bình Tây đại nguyên soái là:
a. Trương Quyền
b. Nguyễn Trung Trực
c. Trương Định
d. Cả a, b, c.
9. Trong phong trào chống Pháp, cuộc khởi nghĩa nào kéo dài nhất?
a. Ba Đình
b. Bãi Sậy
c. Hương Khê
d. Yên Thế.
10. Người được triều đình Huế cử đánh Pháp ở ba miền Bắc - Trung - Nam là:
a. Nguyễn Tri Phương
b. Phan Thanh Giản
c. Hoàng Diệu
d. Trương Định.
11. Người được xem là đứng đầu phe chủ chiến trong triều đình Huế là:
a. Nguyễn Tri Phương
b. Nguyễn Văn Tường
c. Tôn Thất Thuyết
d. Cả a, b, c.
12. Lãnh tụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc là:
a. Mao Trạch Đông
b. Tưởng Giới Thạch
c. Tôn Trung Sơn
d. Cả a, b, c.
13. Trục các nước phát xít gồm:
a. Đức - Áo - Hung
b. Đức - Italia - Nhật
c. Đức - Áo - Pháp
d. Cả a, b, c.
14. Vị vua nào của triều Nguyễn có tinh thần chống Pháp?
a.Hàm Nghi
b. Thành Thái
c. Duy Tân
d. Cả a, b, c.
15. Vào thế kỉ XVI-XVII, các giáo sĩ phương Tây vào Việt Nam để:
a. Truyền đạo
b. Truyền chữ Latinh
c. Dò xét tình hình
d. Cả a, b, c.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. Trắc nghiệm
1a | 2b | 3d | 4b | 5b | 6d | 7d | 8c | 9d | 10a |
11c | 12a | 13b | 14d | 15d | 16d | 17a | 18b | 19d | 20a |
ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã:
A. Xác lập được mối quan hệ hòa bình, ổn định trên thế giới.
B. Làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về vấn đề quyền lợi.
C. Giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản.
D. Giải quyết được những vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa.
Câu 2: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời vào năm nào?
A. Năm 1922. B. Năm 1924. C. Năm 1917. D. Năm 1920.
Câu 3: Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga là:
A. Là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
B. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C. Là cuộc cách mạng tư sản.
D. Là cuộc cách mạng vô sản.
Câu 4: Bản báo cáo quan trọng của Lênin trước Trung ương Đảng Bônsêvích (4-1917) là:
A. Chính cương tháng tư. B. Cương lĩnh tháng tư.
C. Báo cáo chính trị tháng tư. D. Luận cương tháng tư.
Câu 5: Mục đích chủ yếu của các hội nghị hòa bình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước tư bản.
B. Để kí hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi cho các nước thắng trận.
C. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa.
D. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước chịu ảnh hưởng của chiến tranh.
Câu 6: Tại sao Đức lại dễ dàng rút ra khỏi Hội Quốc liên và tự do hành động?
A. Vì Đức được các nước khác tạo điều kiện.
B. Vì Hội Quốc liên là một tổ chức quốc tế còn lỏng lẻo, vai trò chưa cao.
C. Vì Đức có lực lượng quân sự hùng mạnh nhất châu Âu.
D. Vì Đức có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.
Câu 7: Đâu là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết sau cách mạng?
A. Đàm phán để xây dựng bộ máy chính quyền cũ.
B. Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ.
C. Xây dựng quân đội Xô viết hùng mạnh.
D. Duy trì bộ máy chính quyền cũ.
Câu 8: Trước phong trào đấu tranh của nhân dân, thái độ của Nga hoàng như thế nào?
A. Nhờ sự giúp đỡ của các đế quốc khác.
B. Đàn áp, dập tắt được phong trào của nhân dân.
C. Bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị được nữa.
D. Bỏ chạy ra nước ngoài.
Câu 9: Thế lực phản động hiếu chiến nhất ở Đức trong những năm 1929 – 1933 là :
A. Đảng Xã hội dân chủ.
B. Đảng Công nhân quốc gia xã hội.
C. Đảng Cộng sản.
D. Đảng liên minh xã hội thiên chúa giáo.
Câu 10: Mĩ - cường quốc tư bản đứng đầu thế giới đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô vào thời gian nào?
A. Năm 1934. B. Năm 1933. C. Năm 1931. D. Năm 1932.
Câu 11: Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến ở Nga đã tác động đến nền kinh tế như thế nào?
A. Bước đầu tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
B. Tạo điều kiện cho kinh tế phát triển mạnh mẽ.
C. Kìm hãm nặng nề sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
D. Làm cho nền kinh tế khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
Câu 12: Tình hình chính trị phức tạp đã diễn ra ở nước Nga sau cách mạng tháng Hai là?
A. Sự ra đời của Xô Viết đại biểu công-nông-binh.
B. Tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
C. Chính phủ lâm thời tư sản vẫn tiếp tục theo đuổi chiến tranh thế giới.
D. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập.
Câu 13: Trong công nghiệp, chính quyền Hít-le tập trung phát triển nhất ngành nào?
A. Công nghiệp chế tạo.
B. Công nghiệp năng lượng.
C. Công nghiệp hóa chất.
D. Công nghiệp quân sự.
Câu 14: Sự kiện nào sau đây đã mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức?
A. Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm.
B. Năm 1919, Đảng quốc xã được thành lập.
C. Năm 1934, Hin-đen-bua qua đời.
D. Năm 1933, Hít-le làm thủ tướng.
Câu 15: Trong Chính sách kinh tế mới, để nâng cao năng suất lao động đã có nhiều chủ trương quan trọng, ngoại trừ:
A. Nhà nước chấn chỉnh lại việc tổ chức, sản xuất các ngành kinh tế công nghiệp.
B. Nhà nước tổ chức lại các xí nghiệp, nhà máy, thành lập các tổ chức nghiệp đoàn.
C. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt: công nghiệp, giao hông vận tải, ngân hàng, ngoại thương.
D. Nhà nước chuyển các xí nghiệp nhỏ sang hạch oán kinh doanh, cải thiện chế độ tiền lương.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 | B | 9 | B | 17 | A |
2 | A | 10 | B | 18 | B |
3 | B | 11 | C | 19 | C |
4 | D | 12 | B | 20 | B |
5 | B | 13 | D | 21 | A |
6 | B | 14 | D | 22 | B |
7 | B | 15 | B | 23 | C |
8 | C | 16 | C | 24 | A |
...
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Nguyễn Văn Côn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây: