TRƯỜNG THPT BÌNH ĐÔNG
| ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 11 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Người nhạc sĩ nào khai sinh ra dòng nhạc giao hưởng của thế giới?
A. Bet-tô-ven (Đức)
B. Mô-da (Áo)
C. Trai-côp-xki (Nga).
D. Pi-cát-xô (Tây Ban Nha)
Câu 2: Đầu thế kỷ XIX, giai cấp nào ở Nhật Bản trở nên giàu có nhưng lại không có quyền lực chính trị?
A. Quý tộc
B. Tư sản công thương
C. Tư sản thương nghiệp
D. Thợ thủ công
Câu 3: Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời do ai sáng lập?
A. Các Mác
B. Ăng-ghen
C. Các Mác và Ăng-ghen
D. Các Mác, Ăng-ghen và Lênin
Câu 4: Hậu quả của việc triều đình nhà Thanh kí Hiệp ước Nam Kinh (1842) với thực dân Anh?
A. Trung Quốc thực sự trở thành nước thuộc địa.
B. Trung Quốc trở thành nước phụ thuộc.
C. Trung Quốc được công nhận là nước độc lập.
D. Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
Câu 5: Ở Việt Nam có nhà bác học nào nổi tiếng trong thế kỷ XVIII?
A. Lê Hữu Trác B. Lê Văn Hưu C. Lê Quý Đôn D. Nguyễn Trường Tộ
Câu 6: Sự kiện mở đầu cuộc cách mạng tháng 2.1917 ở Nga là:
A. Khởi nghĩa vũ trang của công nhân Matx-cơ-va.
B. Cuộc biểu tình của 9 vạn công nhân Pê-tơ-rô-grát.
C. Cuộc tấn công vào cung điện Mùa Đông.
D. Cuộc nổi dậy của nông dân vùng ngoại ô Matx-cơ-va.
Câu 7: Nước tư bản nào đầu tiên dùng vũ lực đòi Nhật Bản phải mở cửa?
A. Mĩ B. Đức C. Anh D. Pháp
Câu 8: Mở đầu cho phong trào chống thực dân phong kiến ở Trung Quốc là cuộc khởi nghĩa nào?
A. Cách mạng Tân Hợi.
B. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc.
C. Cuộc vận động Duy Tân.
D. Khởi nghĩa Vũ Xương.
Câu 9: Lãnh đạo phong trào Duy Tân ở Trung Quốc là ai?
A. Vua Quang Tự.
B. Từ Hi Thái Hậu.
C. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu.
D. Tôn Trung Sơn.
Câu 10: Tính chất của cách mạng tháng 2.1917 ở Nga là:
A. Cách mạng XHCN.
B. Cách mạng vô sản.
C. Cách mạng tư sản.
D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Câu 11: Lênin đánh giá các tác phẩm của ai như “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”?
A. Trai-côp-xki B. Pu-skin C. Sê-khôp D. Lep Tôn-xtôi
Câu 12: Trung Quốc Đồng minh hội ở Trung Quốc do ai sáng lập, theo khuynh hướng cách mạng nào?
A. Khang Hữu Vi – Dân chủ vô sản
B. Viên Thế Khải – Dân chủ vô sản
C. Lương Khải Siêu – Dân chủ tư sản
D. Tôn Trung Sơn – Dân chủ tư sản.
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: Trình bày nội dung, tính chất và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản
Câu 2: Tình hình nước Nga sau cách mạng tháng Hai 1917 như thế nào? Lênin đã có chủ trương gì đối với cách mạng? Cách mạng tháng Mười diễn ra như thế nào? Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga 1917?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM
1A | 2B | 3C | 4D | 5C | 6B |
7A | 8B | 9C | 10D | 11D | 12D |
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. “Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới I chỉ là tạm thời và mỏng manh” vì
A. có hệ thống thuộc địa nhiều, ít khác nhau.
B. có sự phát triển không đồng đều về kinh tế.
C. các nước đều cho mình có sức mạnh cạnh tranh riêng.
D. đã nảy sinh bất đồng do mâu thuẫn về phân chia quyền lợi.
Câu 2. Đảng Quốc đại ra đời cuối năm 1885 ở Ấn Độ, là chính đảng của
A. tư sản trí thức Ấn Độ.
B. tầng lớp đại tư sản Ấn Độ.
C. giai cấp tư sản Ấn Độ.
D. giai cấp công nhân Ấn Độ.
Câu 3. Câu nào sai khi nói về ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi (1911):
A. Lật đổ triều đại phong kiến Mãn Thanh.
B. Giải quyết ruộng đất cho nông dân.
C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.
D. Thành lập được Dân quốc.
Câu 4. Anh, Pháp, Mỹ đã chọn giải pháp gì để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
A. Nhờ sự giúp đỡ bên ngoài.
B. Cải cách kinh tế - xã hội.
C. Tăng cường xâm chiếm thuộc địa.
D. Phát triển công nghiệp quốc phòng.
Câu 5. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam là đã
A. vạch ra kẻ thù chính cho cách mạng Việt Nam.
B. để lại nhiều bài học kinh nghiệm về phương pháp đấu tranh.
C. nước Nga có điều kiện giúp đỡ Việt Nam về vật chất lẫn tinh thần.
D. chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Câu 6. Đến cuối thế kỉ XIX, Việt Nam, Lào, Campuchia đều trở thành thuộc địa của thực dân
A. Pháp. B. Anh. C. Hà Lan. D. Tây Ban Nha.
Câu 7. Cuộc khởi nghĩa được xem là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược là
A. khởi nghĩa của Hoàng thân SI-vô-tha. B. khởi nghĩa của A-cha-Xoa.
C. khởi nghĩa của nhân dân A-Chê. D. khởi nghĩa của Pu-côm-bô.
Câu 8. Trước khi cách mạng bùng nổ năm 1917, Nga là nước có thể chế chính trị gì ?
A. Quân chủ lập hiến. B. Độc tài chuyên chế.
C. Quân chủ chuyên chế. D. Cộng hoà tư sản.
Câu 9. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là
A. lạm phát tăng cao, nhà nước không thể điều tiết được.
B. sự xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới.
C. hàng trục triệu người trên thế giới thất nghiệp.
D. nhiều người bị phá sản, mất hết tiền bạc và nhà cửa.
Câu 10. Một cục diện chính trị đặc biệt đã diễn ra sau cách mạng tháng 2.1917 ở Nga là
A. chính quyền song song của tư sản và của công – nông cùng tồn tại.
B. chính quyền liên hợp công – nông và tư sản được thành lập.
C. chính quyền quân chủ chuyên chế vẫn còn tồn tại.
D. chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.
Câu 11. Hiến pháp mới của Nhật Bản được ban hành năm 1889 đã thiết lập chế độ:
A. Quân chủ chuyên chế.
B. Dân chủ tư sản.
C. Quân chủ lập hiến
D. Cộng hòa.
Câu 12. Một trong những nội dung về cải cách giáo dục ở Nhật Bản trong cuộc Duy tân Minh Trị là chú trọng vào nội dung
A. khoa học - xã hội.
B. quốc phòng – an ninh.
C. khoa học – dân dụng.
D. khoa học – Kĩ thuật.
Câu 13. Trong thành tựu văn hóa châu Âu thời cận đại, Vích – to – Huy - gô, được xem là
A. nhà ngụ ngôn và nhà văn cổ điển Pháp.
B. tác gia nổi tiếng của nền hài kịch cổ điển Pháp
C. đại diện xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển Pháp.
D. nhà thơ, nhà viết kịch, nhà tiểu thuyết nổi tiếng Pháp.
Câu 14 . Xét về tính chất thì cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (1868) và cuộc cải cách ở nước Xiêm vào cuối thế kỉ XIX, đều được xem là các cuộc cách mạng
A. dân chủ tư sản kiểu mới. B. dân chủ tư sản kiểu cũ.
C. tư sản không triệt để. D. xã hội chủ nghĩa.
Câu 15. Phe Hiệp ước được hình thành từ 1890 đến 1907 gồm
A. Anh, Pháp, Nga. B. Anh, Nhật, Áo – Hung.
C. Anh, Áo - Hung. D. Anh – Italia – Nhật.
B. TỰ LUẬN
Câu 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã gây ra những hậu quả gì?
Câu 2. Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ gì? Tính chất của cách mạng tháng Mười? Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với nước Nga và đối với thế giới ?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
A. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
D | C | B | B | D | A | D | C | B | A | C | D | D | C | A |
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Phần 1: trắc nghiệm
Câu 1 ( 1 điểm) Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng nhất.
1. Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản vì
A. Làm sụp đổ chế độ phong kiến Nhật Bản, chính quyền chuyển vào tay quý tộc tư sản hoá, đứng đầu là Thiên Hoàng.
B. Những cải cách về kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá - giáo dục mang tính chất tư sản rõ rệt, mở đường cho chủ nghĩa từ bản chủ nghĩa ở Nhật Bản phát triển.
C. Do liên minh quý tộc tư sản hoá và tư sản tiến hành.
D. Các ý trên đều đúng.
2. XiPay là tên gọi của
A. Một vùng đất ở miền Bắc ấn Độ.
B. Những đơn vị binh lính người ấn trong quân đội thực dân Anh.
C. Vị thủ lĩnh đứng đầu cuộc khởi nghĩa chống thực dân Anh ở ấn Độ.
D. Một tổ chức cách mạng do Ti - Lắc đứng đầu.
3. Mục tiêu chính trị của Hítle là
A. thiết lập chế độ tư sản tiến bộ hơn.
B. Thiết lập nền độc tài khủng bố công khai.
C. Thiết lập nền chuyên chính vì quyền lợi của nhân dân Đức.
D. Thiết lập nền thống trị bảo vệ quyền lợi của quý tộc quân phiệt Phổ.
4. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 ở Mĩ là
A. Sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận.
B. Suy thoái kinh tế thường xuyên xảy ra.
C. Mĩ quá tập trung vào xuất cảng tư bản.
D. Các ý A, B, C đều đúng.
Câu 2 (1 điểm) Nối thời gian cột A với sự kiện cột B cho phù hợp
A | B |
a.1840 - 1842 | 1. Điều ước Tân Sửu được kí kết |
b.1898 | 2. Khởi nghĩa Vũ Xương bùng nổ |
c.1901 | 3. Cuộc vận động Duy tân được tiến hành |
d.10.10.1911 | 4. Chiến tranh thuốc phiện |
Câu 3: (1 điểm) Hãy điền tiếp vào chỗ trống (…) những nội dung phù hợp về tình hình Nhật Bản những năm 1918 – 1939.
a.18 tháng sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Nhật Bản….
b.Những năm 1920 - 1921, thời kì….., đặc biệt sau trận động đất năm 1923 ở Tô- ki - ô, tình hình càng….
c.Năm 1929, khủng hoảng kinh tế, trầm trọng nhất là trong…..
d. Giới cầm quyền đã khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng bằng cách…..
Phần 2: Tự luận
Câu 1: (1,5 điểm) a.Vì sao Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam á không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây?
b.Tại sao nói cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
Câu 2 (3,5 điểm). Nêu và phân tích nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)? Nếu không có sự kiện Thái tử áo – Hung bị sát hại tại Xéc-bi thì cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất có xảy ra không? Tại sao?
Câu 3: Nêu những thành tựu của Liên Xô qua hai kế hoạch 5 năm đầu tiên.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Bình Đông Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây: