TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ | KIỂM TRA HỌC KỲ 1 MÔN: VẬT LÝ 11 Năm học: 2020-2021 Thời gian: 45p |
1. ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1 : Một sợi dây đồng có điện trở 75Ω ở nhiệt độ 200C. Điện trở của sợi dây đó ở 700C là bao nhiêu? Biết hệ số nhiệt điện trở của đồng là α=0,04K−1
A.60Ω B. 70Ω
C. 80Ω D. 90Ω
Câu 2 : Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng
A. trong kĩ thuật hàn điện.
B. trong kĩ thuật mạ điện.
C. trong điốt bán dẫn.
D. trong ống phóng điện tử.
Câu 3 : Một dây dẫn kim loại có điện lượng q=30C đi qua tiết diện của dây trong thời gian 2 phút. Số electron qua tiết diện của dây trong 1 giây là
A. 3,125.1018 hạt.
B. 15,625.1017 hạt.
C. 9,375.1018 hạt.
D. 9,375.1019 hạt.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong quá trình nhiễm điện do cọ xát, electron đã di chuyển từ vật này sang vật khác.
B. Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, vật bị nhiễm điện vẫn trung hòa về điện.
C. Khi một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện thì ion dương chuyển từ vật nhiễm điện dương sang vật chưa nhiễm điện.
D. Khi một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện thì electron chuyển từ vật nhiễm chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương.
Câu 5 : Khi một điện tích q=−8C di chuyển từ M đến một điểm N trong điện trường thì lực điện sinh công −24J. Hỏi hiệu điện thế UMN bằng bao nhiêu?
A. 12V B. −12V
C. 3V D. −3V
Câu 6 : Hạt mang tải điện trong chất điện phân là
A. electron, ion dương và ion âm.
B. electron và ion dương.
C. electron
D. ion dương và dòng ion âm
Câu 7 : Một ắc quy có suất điện động 12V và điện trở trong 2Ω, mạch ngoài điện trở R=6Ω. Khi bị đoản mạch thì cường độ dòng điện qua nguồn là
A. I=6(A) B. I=1,5(A)
C. I=3(A) D. I=2,5(A)
Câu 8 : Nếu ghép 3 pin giống nhau nối tiếp thu được bộ nguồn 7,5V−3Ω thì khi mắc 3 pin đó song song thu được bộ nguồn:
A. 7,5V−1Ω
B.2,5V−1/3Ω
C.2,5V−3Ω
D. 2,5V−3Ω
...
----(Nội dung phần tự luận và đáp án của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)----
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Chọn câu sai:
A.các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
B.Đơn vị của điện tích là Culông.
C.Điện tích của một hạt có thể có giá trị tùy ý.
D.Điện tích của electron có giá trị tuyệt đối là 1,6-19C
Câu 2. Chọn câu sai:
A.vật nhiễm điện âm là vật thừa electron.
B.vật nhiễm điện dương là vật thừa proton.
C.vật trung hòa là vật có tổng đại số tất cả các điện tích bằng không.
D.nguyên nhân tạo ra sự nhiễm điện của các vật là sự di chuyển electron từ vật này sang vật khác.
Câu 3: Một quả cầu kim loại mang điện tích -7,2.10-17C. Trong quả cầu
A. thừa 450 electron.
B. thừa 624 electron.
C. thiếu 624 electron.
D. thiếu 450 electron.
Câu 4: Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống 2 lần thì độ lớn lực Cu - lông
A. tăng 4 lần.
B. tăng 2 lần.
C. giảm 2 lần.
D. giảm 4 lần.
Câu 5: Nhận xét không đúng về điện môi là:
A. Điện môi là môi trường cách điện.
B. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.
D. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.
Câu 6: Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Điện tích của vật A và D trái dấu.
B. Điện tích của vật A và D cùng dấu.
C. Điện tích của vật B và D cùng dấu.
D. Điện tích của vật A và C cùng dấu.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đường sức điện:
A. tại mỗi điểm trong điện trường ta chỉ vẽ một đường sức đi qua.
B. các đường sức là những đường cong không kín.
C. các đường sức không bao giờ cắt nhau.
D. các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
Câu 8: Tại một điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 3000 V/m và 4000V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là
A. 1000 V/m.
B. 7000 V/m.
C. 5000 V/m.
D. 6000 V/m.
Câu 9: Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 5.10-9 (C), tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 10 (cm) có độ lớn là:
A. E = 0,450 (V/m).
B. E = 0,225 (V/m).
C. E = 4500 (V/m).
D. E = 2250 (V/m).
Câu 10: Công của lực điện không phụ thuộc vào
A. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.
B. cường độ của điện trường.
C. hình dạng của đường đi.
D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển.
...
----(Để xem nội dung từ câu 11-40 của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)----
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Đặt hai điện tích tại hai điểm A và B. Để cường độ điện trường do hai điện tích gây ra tại trung điểm I của AB bằng 0 thì hai điện tích này
A. cùng dương.
B. cùng âm.
C. cùng độ lớn và cùng dấu.
D. cùng độ lớn và trái dấu.
Câu 2. Một electron chuyển động với vận tốc v1 = 3.107 m/s bay ra từ một điểm của điện trường có điện thế V1 = 6000 V và chạy dọc theo đường sức của điện trường đến một điểm tại đó vận tốc của electron giảm xuống bằng không. Điện thế V2 của điện trường tại điểm đó là
A. 3441 V. B. 3260 V. C. 3004 V. D. 2820 V.
Câu 3. Khi một điện tích q = -2 C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì lực điện sinh công -6 J, hiệu điện thế UMN là
A. 12 V. B. -12 V. C. 3 V. D. -3 V.
Câu 4. Hai tụ điện chứa cùng một điện tích thì
A. chúng phải có cùng điện dung.
B. chúng phải có cùng hiệu điện thế.
C. tụ điện có điện dung lớn hơn sẽ có hiệu điện thế lớn hơn.
D. tụ điện có điện dung nhỏ hơn sẽ có hiệu điện thế lớn hơn.
Câu 5. Cọ xát thanh êbônit vào miếng dạ, thanh êbônit tích điện âm vì
A. Electron chuyển từ thanh bônit sang dạ.
B. Electron chuyển từ dạ sang thanh bônit.
C. Prôtôn chuyển từ dạ sang thanh bônit.
D. Prôtôn chuyển từ thanh bônit sang dạ.
Câu 6. Câu phát biểu nào sau đây đúng?
A. Electron là hạt sơ cấp mang điện tích 1,6.10-19 C.
B. Độ lớn của điện tích nguyên tố là 1,6.1019 C.
C. Điện tích hạt nhân bằng một số nguyên lần điện tích nguyên tố.
D. Tất cả các hạt sơ cấp đều mang điện tích.
Câu 7. Đưa một thanh kim loại trung hoà về điện đặt trên một giá cách điện lại gần một quả cầu tích điện dương. Sau khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại
A. có hai nữa tích điện trái dấu.
B. tích điện dương.
C. tích điện âm.
D. trung hoà về điện.
Câu 8. Câu phát biểu nào sau đây chưa đúng?
A. Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ vẽ được một đường sức.
B. Các đường sức của điện trường không cắt nhau.
C. Đường sức của điện trường bao giờ cũng là đường thẳng.
D. Đường sức của điện trường tĩnh không khép kín.
Câu 9. Chọn câu sai. Công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích
A. phụ thuộc vào hình dạng đường đi.
B. phụ thuộc vào điện trường.
C. phụ thuộc vào điện tích dịch chuyển.
D. phụ thuộc vào hiệu điện thế ở hai đầu đường đi.
Câu 10. Thả cho một electron không có vận tốc ban đầu trong một điện trường. Electron đó sẽ
A. chuyển động dọc theo một đường sức của điện trường.
B. chuyển động từ nơi có điện thế cao sang nơi có điện thế thấp.
C. chuyển động từ nơi có điện thế thấp sang nơi có điện thế cao.
D. đứng yên.
...
-----(Nội dung từ câu 11-40 và đáp án của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)-----
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Vật Lý 11 trường THPT Trần Phú có đáp án năm 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung của tài liệu, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.