TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 11 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
A. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Chính sách đối ngoại của chính quyền Hít-le ở Đức (1933-1939) là
A. tham gia Hội Quốc liên, ký hiệp ước với các nước châu Âu và Liên Xô.
B. tham gia Hội Quốc liên, khẳng định vai trò và vị trí trung tâm của Đức.
C. tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh, rút khỏi Hội Quốc liên.
D. thực hiện đường lối đối ngoại tự chủ, mở rộng quan hệ với các nước.
Câu 2. Nội dung chính trong học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn là gì?
A. “Dân tộc độc lập, dân quyền hạnh phúc, dân sinh tự do”.
B. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.
C. “Đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền”.
D. “Tự do, dân chủ, cơm áo hòa bình”.
Câu 3. Tính chất của Cách mạng tháng Hai ở Nga năm 1917 là cách mạng
A. dân chủ tư sản kiểu cũ. B. dân chủ tư sản kiểu mới.
C. xã hội chủ nghĩa. D. vô sản.
Câu 4. “Luận cương tháng tư” xác định mục tiêu và đường lối Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là chuyển từ
A. cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. cách mạng ruộng đất sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. cách mạng tư sản dân quyền sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản.
Câu 5. Thực chất sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” của chính quyền Mãn Thanh là
A. trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc.
B. trao quyền kinh doanh đường sắt cho lực lượng tư sản Trung Quốc.
C. nắm độc quyền về kinh doanh đường sắt, bán rẻ quyền lợi dân tộc.
D. tạo điều kiện cho giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc phát triển kinh tế.
Câu 6. Đức là nước hung hăng nhất trong cuộc đua giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX vì
A. lực lượng quân đội hùng hậu, trang bị hiện đại.
B. đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế và quân sự.
C. tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhưng ít thuộc địa.
D. có nhiều tướng giỏi được huấn luyện đầy đủ.
Câu 7. Liên minh tay ba trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) là
A. Đức, Áo-Hung, Italia.
B. Đức, Pháp, Nga.
C. Anh, Pháp, Nga.
D. Anh, Pháp, Đức, Italia.
Câu 8. Đỉnh cao phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ đầu thế kỉ XX là
A. đấu tranh của công nhân Can – cut – ta năm 1905.
B. đấu tranh của quần chúng nhân dân ở sông Hằng năm 1905.
C. tổng bãi công của công nhân Bom-bay năm 1908.
D. đấu tranh của công nhân Ca – ra – si năm 1908.
Câu 9. Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa vì
A. dùng quân đội mạnh để đe dọa Anh và Pháp.
B. cắt cho Anh và Pháp 50% lãnh thổ.
C. nhờ sự trợ giúp của đế quốc Mĩ.
D. thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.
Câu 10. Thể chế chính trị của Nhật Bản theo Hiến pháp năm 1889 là
A. Liên bang.
B. Cộng hòa.
C. Quân chủ lập hiến.
D. Quân chủ chuyên chế.
Câu 11. Nét nổi bật tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là
A. các nước đế quốc bên ngoài đua nhau chống phá.
B. nhân dân bắt tay vào xây dựng chế độ mới.
C. tình hình chính trị, xã hội tương đối ổn định.
D. tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
Câu 12. Hòa ước được các nước tư bản kí kết sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) kết thúc là
A. Oasinhtơn.
B. Pôtxđam.
C. Vecxai.
D. Vecxai – Oasinhtơn.
Câu 13. Để khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), Anh- Pháp- Mĩ đã tiến hành
A. cải cách kinh tế- xã hội, đổi mới quản lí, tổ chức sản xuất.
B. tăng cường mở rộng, xâm chiếm và bóc lột thuộc địa.
C. phát triển công nghiệp quốc phòng, ứng dụng khoa học tiên tiến.
D. thiết lập chế độ độc tài phát xít, ráo riết chạy đua vũ trang.
Câu 14. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc
A. của những tờ-rớt.
B. phong kiến quân phiệt.
C. thực dân.
D. cho vay nặng lãi.
Câu 15. Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị năm1868 ở Nhật ?
A. Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới.
B. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.
C. Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây.
D. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ.
B. TỰ LUẬN:
Câu 1. Nêu những điểm cơ bản trong Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven trong những năm 1929-1939.
Câu 2. Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 về: tổ chức lãnh đạo, học thuyết cách mạng, tính chất, mục tiêu. Vai trò của Lê – nin đối với Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
A. TRẮC NGHIỆM
1C | 2B | 3B | 4A | 5A |
6C | 7A | 8C | 9D | 10C |
11D | 12D | 13A | 14B | 15D |
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I – Trắc nghiệm:
Câu 1. Ai là người lãnh đạo cuộc Duy tân ở Nhật Bản?
A. Tướng quân.
B. Minh Trị.
C. Tư sản công nghiệp.
D. Quý tộc tư sản hoá.
Câu 2. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) mang tính chất phi nghĩa vì
A. gây nhiều thảm họa cho nhân loại, thiệt hại về kinh tế.
B. gây thảm họa cho nhân loại, chỉ mang lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận.
C. không đem lại lợi ích cho nhân dân lao động.
D. chỉ đem lại lợi ích cho các nước tham chiến.
Câu 3. Đỉnh cao của hình thức đấu tranh trong cuộc Cách mạng tháng Hai ở Nga 1917 là gì?
A. Khởi nghĩa từng phần.
B. Biểu tình thị uy.
C. Chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Câu 4. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã
A. duy trì chế độ phong kiến.
B. tiến hành những cải cách tiến bộ.
C. nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.
D. thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.
Câu 5. Nội dung cơ bản của “Chính sách kinh tế mới” mà nước Nga thực hiện là
A. nhà nước Xô Viết nắm độc quyền kinh tế về mọi mặt.
B. nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân.
C. tạo ra nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước .
D. thi hành chính sách lao động cưỡng bức đối với nông dân.
Câu 6. Tại sao chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến?
A. Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng tầng lớp Samurai có ưu thế chính trị và chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự.
B. Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng quyền lực vẫn do tầng lớp quý tộc tư sản hóa nắm quyền.
C. Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng giai cấp phong kiến vẫn còn nắm chính quyền.
D. Tầng lớp quý tộc Samurai có quyền lực tuyệt đối trong bộ máy nhà nước.
Câu 7. Hệ quả tích cực nhất trong cuộc cải cách trên lĩnh vực giáo dục ở Nhật Bản là
A. cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.
B. tạo ra đội ngũ lao động có kĩ thuật, có kỉ luật lao động tốt.
C. thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật.
D. đào tạo con người Nhật Bản có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, năng động, sáng tạo.
Câu 8. Đỉnh cao nhất của phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc là
A. khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc.
B. cuộc Duy Tân Mậu Tuất.
C. phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.
D. cách mạng Tân Hợi 1911.
Câu 9. Trước sự đe dọa xâm nhập của các nước phương Tây, Xiêm đã thực hiện chính sách gì để bảo vệ nền độc lập?
A. Chuẩn bị lực lượng quân sự hùng mạnh.
B. Mở cửa buôn bán với bên ngoài.
C. Phát triển kinh tế trong nước.
D. Dựa vào thế lực phong kiến các nước láng giềng.
Câu 10. Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang trong giai đoạn như thế nào?
A. Mới hình thành.
B. Bước đầu phát triển.
C. Phát triển thịnh đạt.
D. Khủng hoảng triền miên.
Câu 11. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
A. Sự thù địch giữa Anh và Pháp.
B. Sự hình thành phe liên minh.
C. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.
D. Sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu.
Câu 12. Đâu là duyên cớ của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
A. Sự phát triển không đều của các nước tư bản.
B. Mâu thuẫn giữa các nước về thuộc địa.
C. Thái tử Áo - Hung bị ám sát.
D. Các nước đế quốc hình thành hai khối quân sự đối lập.
Câu 13. Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của
A. thực dân phương Tây.
B. thực dân Âu – Mĩ.
C. thực dân Anh.
D. thực dân Pháp.
Câu 14. Khẩu hiệu “Châu Mĩ là của người châu Mĩ” nhằm độc chiếm khu vực Mĩ Latinh giàu có là của nước nào?
A. Achentina.
B. Ca-na-đa.
C. Bra-xin.
D. Mĩ.
Câu 15. Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây trừ
A. In-đô-nê-xi-a
B. Phi-lip-pin
C. Xiêm
D. Việt Nam
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm:
1B | 2B | 3C | 4B | 5C | 6A | 7D | 8D | 9B | 10D |
11C | 12C | 13B | 14D | 15C | 16C | 17A | 18D | 19A | 20D |
II. Phần tự luận:
Câu 1:
- Đối với nước Nga
+ Làm thay đổi tình hình đất nước và số phận hàng triệu người Nga
+ Mở ra kỷ nguyên mới…
- Đối với thế giới
+ Làm thay đổi cục diện thế giới
+ Cổ vũ, để lại nhiều bài học kinh nghiệm….
+ Mở ra phương hướng phát triển mới của phong trào cách mạng thế giới …
Câu 2:
* Nguyên nhân
- Sự phát triển không đồng đều …. của chủ nghĩa tư bản….
- Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc……hình thành 2 khối đế quốc….
- Các nước đế quốc lợi dụng chiến tranh cục bộ đàn áp phong trào cách mạng thế giới ….
* Nguyên cớ: Sự kiện ngày 28.6.1914….
ĐỀ SỐ 3
I – PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Mĩ đã dùng chính sách gì để khống chế các nước khu vực Mĩ La-tinh?
A. “Ngoại giao chiến hạm”
B. “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đô-la”.
C. Chính sách “Cái gậy lớn”.
D. Chính sách “Ngoại giao đồng đô-la”.
Câu 2. Vì sao nói, cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản vào giữa thế kỉ XIX có tính chất như là một cuộc cách mạng tư sản?
A. Vì giai cấp tư sản là người lãnh đạo thực hiện.
B. Vì đã đẩy lùi được sự can thiệp của các nước phương Tây.
C. Vì đã mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển và đưa Nhật Bản hòa nhập với nền kinh tế tư bản phương Tây.
D. Vì đã lật đổ nền thống trị của giai cấp phong kiến
Câu 3. Ở châu Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản là nước duy nhất:
A. Có tư tưởng duy tân đất nước.
B. Có mâu thuẩn sâu sắc với chủ nghĩa tư bản phương Tây.
C. Thực hiện việc học tập và áp dụng khoa học – kĩ thuật phương Tây.
D. Trở thành một nước đế quốc tư bản.
Câu 4. Đảng Quốc đại là chính đảng đại diện cho:
A. Giai cấp tư sản Ấn Độ. C. Giai cấp phong kiến Ấn Độ.
B. Giai cấp vô sản Ấn Độ. D. Giai cấp tiểu tư sản Ấn Độ.
Câu 5. Hạn chế lớn nhất ở mục tiêu hành động mà Trung Quốc Đồng minh hội đưa ra là:
A. Không đặt ra mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh.
B. Chủ trương bình quân ruộng đất nên không được giai cấp phong kiến ủng hộ.
C. Không chỉ rõ kẻ thù chủ yếu của cách mạng Trung Quốc ngoài chế độ phong kiến còn có cả thực dân đế quốc.
D. Thực hiện thành lập Trung Hoa dân quốc.
Câu 6. Nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập tương đối về chính trị vào cuối thế kỉ XIX là:
A. Xiêm (Thái Lan)
B. In-đô-nê-xi-a.
C. Ma-lai-xi-a
D. Lào.
Câu 7. Ai là người lãnh đạo nhân dân Lào tiến hành cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp kéo dài suốt 37 năm (1901- 1937)
A. Chậu Pa-chay
B. Ong kẹo và Com-ma-đam
C. Pha-ca-đuốc.
D. A-cha-Xoa
Câu 8. Nước nào có phần thuộc địa ở Châu Phi rộng lớn nhất:
A. Nước Nga
B. Nước Pháp
C. Nước Đức
D. Nước Anh
Câu 9. Ở Châu Phi có những quốc gia nào giữ được độc lập trước sự xâm nhập của Phương Tây?
A. Ai Cập, Nam Phi.
B. Ê-ti-ô-pi-a, Li-bê-ri-a.
C. Ha-i-ti.
D. Tô-gô, Ma-đa-gat-ca.
Câu 10. Đến đầu thế kỉ XX, ở Châu Âu đã hình thành khối quân sự nào?
A. Phe Liên Minh
B. Phe Trục
C. Phe Hiệp Ước
D. Cả A và C
Câu 11. Địa danh nào dưới đây, đã diễn ra chiến dịch có tính chất quyết định của quân Pháp chống lại quân Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Xom-nơ
B. Sông Mác- nơ
C. Véc-đoong.
D. Pa-ri
Câu 12. Vì sao đế quốc Đức là kẻ hung hăng nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa?
A. Vì Đức có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa.
B. Vì Đức là một nước “đế quốc trẻ” bị Anh, Pháp tìm mọi cách kìm hãm.
C. Vì Đức đã được thống nhất.
D. Vì Đức là nước lãnh đạo phe Liên Minh.
Câu 13. Nước thu được nhiều lợi nhuận nhất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A. Mĩ
B. I-ta-li-a
C. Nhật Bản
D. Pháp.
Câu 14. Chiến trường chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra ở:
A. Châu Á.
B. Châu Âu
C. Châu Phi
D. Châu Mĩ
Câu 15. Tác giả của tập Thơ Dâng đạt giải Nô-ben văn học năm 1913 là:
A. A.Pu-skin
B. Béc-na Sô
C. R. Ta-go
D. E. Hai- nơ
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I – PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
B | C | D | A | C | A | B | D | B | D | C | A | A | B | C | D | B | A | C | D |
II – PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
- Một là cuộc cải cách của vua Ra-ma V tạo điều kiện cho đất nước có những biến đổi sâu sắc, Xiêm dần mạnh lên về kinh tế, quân sự.… → Nền kinh tế Xiêm phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. (1đ)
- Hai là Xiêm đã khôn khéo lợi dụng vị trí “nước đệm”, và chính sách ngoại giao mềm dẻo cát nhượng một số vùng đất…. Nhờ vậy mà Xiêm giữ được chủ quyền của đất nước. (1đ)
Câu 2 .
Nguyên nhân của Chiến tranh thế giới thứ nhất
* Nguyên nhân sâu xa:
Sự phát triển không đều của các nước đế quốc, mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt (trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh. (0,5đ)
* Nguyên nhân trực tiếp:
+ Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau.
+ Duyên cớ: 28.6.1914 Thái tử Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi). Nhân cơ hội đó Đức hùng hổ bắt Áo phải tuyên chiến với Xéc-bi → chiến tranh đã được châm ngòi (0,5đ)
Nêu hậu quả chiến tranh:
- 10 triệu người chết
- 20 triệu người bị thương.
- Tiêu tốn 85 tỉ đô la ….
- Học sinh nêu cảm nghĩ của mình về kết cục của chiến tranh (căm ghét chủ nghĩa thực dân và chiến tranh, thương xót những người dân vô tội bị sát hại bởi bom đạn của chiến tranh, những người linh bị lôi cuốn trở thành công cụ của chiến tranh…..)
...
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Long Khánh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây: