TRƯỜNG THPT THỦ KHOA HUÂN TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN | KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Năm học 2020 – 2021 MÔN: TOÁN 11 Thời gian: 60 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm M(1;0). Phép quay tâm O góc 90o biến điểm M thành điểm
A. M'(0;2).
B. M'(0;1).
C. M'(1;1).
D. M'(2;0).
Câu 2. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Hàm số y = x + cos x là hàm số chẵn.
B. Hàm số y = sin x là hàm số lẻ.
C. Hàm số y = cos x là hàm số chẵn.
D. Hàm số y = x + sin x là hàm số lẻ.
Câu 3. Tính giá trị biểu thức \(S = C_7^1 + C_7^2 + C_7^3 + C_7^4 + C_7^5 + C_7^6 + C_7^7\).
A. S = 128.
B. S = 127.
C. S = 49.
D. S = 149.
Câu 4. Một câu lạc bộ cầu lông có 26 thành viên. Số cách chọn một ban đại diện gồm một trưởng ban, một phó ban và một thư ký là
A. 13800.
B. 6900.
C. 15600.
D. 1560.
Câu 5. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho A(1;2), B(-3;4). Phép tịnh tiến biến điểm A thành điểm B có vectơ tịnh tiến là
A. \(\vec v = \left( {4;2} \right)\).
B. \(\vec v = \left( { - 4;2} \right)\).
C. \(\vec v = \left( {4; - 2} \right)\).
D. \(\vec v = \left( { - 4; - 2} \right)\) .
Câu 6. Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng?
A. Có duy nhất một mặt phẳng đi qua 3 điểm cho trước.
B. Có duy nhất một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng cho trước.
C. Có duy nhất một mặt phẳng đi qua một điểm và một đường thẳng.
D. Có duy nhất một mặt phẳng đi qua 4 điểm cho trước.
Câu 7. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
A. Hai đường thẳng cắt nhau thì chúng không đồng phẳng.
B. Tồn tại duy nhất một mặt phẳng đi qua một điểm và một đường thẳng cho trước.
C. Hai đường thẳng cắt nhau nếu chúng đồng phẳng và không song song.
D. Hai đường thẳng phân biệt cắt nhau nếu chúng đồng phẳng và không song song
Câu 8. Một nhóm học sinh gồm 7 nam và 3 nữ. Cần chọn ra 5 học sinh để tham gia đồng diễn thể dục, với yêu cầu có không quá 1 bạn nữ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn?
A. 126
B. 105
C. 252
D. 63
Câu 9. Cho tứ diện ABCD với M, N, P là 3 điểm lần lượt lấy trên 3 cạnh AB, BC, CD sao cho MN // AC. Giao điểm S của đường thẳng AD và mặt phẳng (MNP) nằm trên đường thẳng nào sau đây?
A. Đường thẳng AP
B. Đường thẳng \(\Delta \) đi qua D và song song với MN.
C. Đường thẳng MN.
D. Đường thẳng \(\Delta \) đi qua P và song song với AC.
Câu 10. Giá trị lớn nhất của hàm số \(y = - \sqrt 2 {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}}\) là:
A. \(\sqrt 2 \)
B. 0
C. 3
D. 1
Câu 11. Tổng \({3^{20}}C_{20}^0 - {3^{19}}C_{20}^1 + {3^{18}}C_{20}^2 - {3^{17}}C_{20}^3 + ... - 3C_{20}^{19} + C_{20}^{20}\) bằng
A. \(-4^{20}\)
B. \(4^{20}\)
C. \(-2^{20}\)
D. \(2^{20}\)
Câu 12. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông tâm O. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD) là
A. đường thẳng SA
B. đường thẳng SO
C. đường thẳng SB
D. đường thẳng SC
Câu 13. Số hạng tổng quát trong khai triển biểu thức \({\left( {x - \dfrac{2}{{{x^2}}}} \right)^5},\left( {x \ne 0} \right)\) là
A. \(\left( { - 2} \right)C_{15}^k{x^{15 - 2k}}\)
B. \(2C_{15}^k{x^{15 - 3k}}\)
C. \(\left( { - 2} \right)C_{15}^k{x^{15 - 3k}}\)
D. \(2C_{15}^k{x^{15 - 2k}}\)
Câu 14. Trên mặt phẳng cho 10 điểm, trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng. Có bao nhiêu đoạn thẳng khác nhau được tạo bởi 2 trong 10 điểm nói trên?
A. 90
B. 20
C. 50
D. 45
Câu 15. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng d' có phương trình x + y - 2 = 0 là ảnh của đường thẳng d qua phép quay tâm O góc quay 90o. Phương trình đường thẳng d là
A. \(x - y + \sqrt 2 = 0.\)
B. \(x - y - 2 = 0.\)
C. \(x + y + 2 = 0.\)
D. \(x - y + 2 = 0.\)
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1B | 2A | 3B | 4C | 5B | 6B | 7D | 8A | 9D | 10A |
11D | 12B | 13C | 14D | 15B | 16A | 17B | 18A | 19B | 20B |
21C | 22D | 23C | 24D | 25B | 26A | 27 | 28B | 29C | 30A |
31B | 32A | 33A | 34A | 35C | 36C | 37A | 38C | 39D | 40B |
ĐỀ SỐ 2
I . PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1. Với \(k \in Z\), tập xác định của hàm số y = tan x là:
A. \(D = R\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k2\pi } \right\}\)
B. \(D = R\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi } \right\}\)
C. \(D = R\backslash \left\{ {k\pi } \right\}\)
D. \(D = R\backslash \left\{ {k2\pi } \right\}\)
Câu 2. Với \(k \in Z\), chọn công thức nghiệm đúng của phương trình \(\cot x = \cot \alpha \):
A. \(x = \alpha + k2\pi \)
B. \(x = - \alpha + k2\pi \)
C. \(x = \alpha + k\pi \)
D. \(x = - \alpha + k\pi \)
Câu 3. Với \(k \in Z\), chọn nghiệm đúng của phương trình \(\sin x = - 1\):
A. \(x = \frac{\pi }{2} + k2\pi \)
B. \(x = \frac{\pi }{2} + k\pi \)
C. \(x = - \frac{\pi }{2} + k\pi \)
D. \(x = - \frac{\pi }{2} + k2\pi \)
Câu 4. Với \(k \in Z\), chọn nghiệm đúng của phương trình \(\tan 3x = \sqrt 3 \).
A. \(x = \frac{\pi }{9} + \frac{{k\pi }}{3}\)
B. \(x = - \frac{\pi }{9} + \frac{{k\pi }}{3}\)
C. \(x = \frac{\pi }{9} + k\pi \)
D. \(x = - \frac{\pi }{9} + k\pi \)
Câu 5. Với \(n,k \in {{\rm N}^*};n \ge k\), chọn công thức đúng ?
A. \(A_n^k = \left( {n - k} \right)!\)
B. \({P_n} = n!\)
C. \(C_n^k = \left( {n + k} \right)!\)
D. \({P_{n + 1}} = \left( {n - 1} \right)!\)
Câu 6. Với \(n,k \in {{\rm N}^*};n \ge k\), tính chất nào sau đây là sai :
A. \(C_n^n = 1\)
B. \(C_n^0 + C_n^1 = 0\)
C. \(C_n^1 = n\)
D. \(C_n^0 = 1\)
Câu 7. Với \(n,k \in {{\rm N}^*};n \ge k\), tìm số hạng tổng quát của khai triển \({\left( {a + b} \right)^n}\).
A. \({T_{k + 1}} = C_n^k{a^n}{b^k}\)
B. \({T_{k + 1}} = C_n^k{a^{k - n}}{b^k}\)
C. \({T_{k + 1}} = C_n^k{a^{n - k}}{b^k}\)
D. \({T_{k + 1}} = C_n^k{a^n}{b^{k - n}}\)
Câu 8. Chọn khẳng định sai ?
A. \(P\left( {\overline A } \right) = 1 - P\left( A \right)\)
B. \(P\left( \Omega \right) = 1\)
C. \(P\left( \emptyset \right) = 0\)
D. \( - 1 \le P\left( A \right) \le 1\)
Câu 9. Phép quay tâm O góc \(\alpha\) biến điểm M thành điểm M’ thì OM = OM' và góc lượng giác:
A. \(\left( {OM;OM'} \right) = \alpha \)
B. \(\left( {OM';MO} \right) = \alpha \)
C. \(\left( {OM';OM} \right) = \alpha \)
D. \(\left( {OM;M'O} \right) = \alpha \)
Câu 10. Trong mặt phẳng Oxy, Tìm M' là ảnh của M(2;-1) qua phép quay tâm O góc 90o:
A. M'(1;-2)
B. M'(1;2)
C. M'(-1;-2)
D. M'(2;1)
Câu 11. Phép vị tự tâm O tỉ số k biến điểm M thành M’ sao cho:
A. \(OM = kOM'\)
B. \(OM' = kOM\)
C. \(\overrightarrow {OM} = k\overrightarrow {OM'} \)
D. \(\overrightarrow {OM'} = k\overrightarrow {OM} \)
Câu 12. Tìm tọa độ ảnh M' của điểm M(-3;3) qua phép vị tự tâm O tỉ số bằng -2
A. M'(-6;6)
B. M'(6;6)
C. M'(6;-6)
D. M'(-6;-6)
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1. (1đ) Giải phương trình: \(\cos \left( {x + \frac{{5\pi }}{4}} \right) = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\)
Câu 2. (2đ) Một buổi biểu diễn nghệ thuật có 5 tiết mục hát, 3 tiết mục múa và 2 tiết mục hài. Chọn ngẫu nhiên 3 tiết mục để mở đầu cho chương trình biểu diễn.
a) Tính xác suất để luôn có 2 tiết mục hát trong 3 tiết mục được chọn?
b) Tính xác suất để có đủ 3 thể loại hát, múa và hài?
...
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi và đáp án vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm).
Câu 1. Tập xác định của hàm số \(y = \frac{1}{{\cos x}}\) là:
A. \(D = R\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi ,k \in Z} \right\}\)
B. D = R
C. \(D = R\backslash \left\{ {k\pi ,k \in Z} \right\}\)
D. \(D = \left[ { - 1;1} \right]\)
Câu 2. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm M(1;0). Phép quay tâm O góc quay 90o biến điểm M thành điểm M' có tọa độ là
A. (-1;0)
B. (0;1)
C. (1;1)
D. (0;-1)
Câu 3. Chu kỳ tuần hoàn của hàm số \(y = \cot x\) là bao nhiêu?
A. \(\pi\)
B. \(3\pi\)
C. \(2\pi\)
D. \(\dfrac \pi 2\)
Câu 4. Cho các số tự nhiên n, k thỏa mãn \(0 \le k < n.\) Trong các đẳng thức sau, đẳng thức nào đúng ?
A. \(A_n^k = \frac{{n!}}{{k!}}.\)
B. \({P_n} = \frac{{n!}}{{\left( {n - k} \right)!}}.\)
C. \(C_n^k + C_n^{k + 1} = C_{n + 1}^{k + 1}.\)
D. \(C_{n + 1}^k = C_{n + 1}^{n - k}.\)
Câu 5. Tập nghiệm của phương trình \(2\sin 2x + 1 = 0\) là
A. \(S = \left\{ { - \frac{\pi }{6} + k\pi ,\frac{{7\pi }}{{12}} + k\pi ,k \in Z} \right\}.\)
B. \(S = \left\{ { - \frac{\pi }{{12}} + k\pi ,\frac{{7\pi }}{{12}} + k\pi ,k \in Z} \right\}.\)
C. \(S = \left\{ { - \frac{\pi }{6} + k2\pi ,\frac{{7\pi }}{{12}} + k2\pi ,k \in Z} \right\}.\)
D. \(S = \left\{ { - \frac{\pi }{{12}} + k2\pi ,\frac{{7\pi }}{{12}} + k2\pi ,k \in Z} \right\}.\)
Câu 6. Có 10 chiếc bút khác nhau và 8 quyển sách giáo khoa khác nhau. Một bạn học sinh cần chọn 1 chiếc bút và 1 quyển sách. Hỏi bạn học sinh đó có bao nhiêu cách chọn ?
A. 70.
B. 60.
C. 90.
D. 80.
Câu 7. Từ các chữ số 1, 5, 6, 7 lập được bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số với các chữ số đôi một khác nhau ?
A. 24.
B. 64.
C. 256.
D. 12.
Câu 8. Gieo một con súc sắc ba lần liên tiếp. Xác suất để mặt hai chấm xuất hiện cả ba lần là
A. \(\frac{1}{{18}}.\)
B. \(\frac{1}{{20}}.\)
C. \(\frac{1}{{216}}.\)
D. \(\frac{1}{{172}}.\)
Câu 9. Phép tịnh tiến theo vec tơ \(\vec v\) biến điểm A thành điểm A' và biến điểm M thành điểm M'. Khi đó
A. \(\overrightarrow {AM} = 2\overrightarrow {A'M'} .\)
B. \(\overrightarrow {AM} = \overrightarrow {A'M'} .\)
C. \(3\overrightarrow {AM} = 2\overrightarrow {A'M'} .\)
D. \(\overrightarrow {AM} = - \overrightarrow {A'M'} .\)
Câu 10. Xét hàm số \(y = \sin x\) trên đoạn \(\left[ { - \pi ;0} \right].\) Câu khẳng định nào sau đây là đúng ?
A.Trên mỗi khoảng \(\left( { - \pi ; - \frac{\pi }{2}} \right);{\mkern 1mu} \left( { - \frac{\pi }{2};0} \right)\) hàm số đồng biến.
B.Trên khoảng \(\left( { - \pi ; - \frac{\pi }{2}} \right)\) hàm số đồng biến và trên khoảng \(\left( { - \frac{\pi }{2};0} \right)\) hàm số nghịch biến.
C. Trên khoảng \(\left( { - \pi ; - \frac{\pi }{2}} \right)\) hàm số nghịch biến và trên khoảng \(\left( { - \frac{\pi }{2};0} \right)\) hàm số đồng biến.
D. Trên mỗi khoảng \(\left( { - \pi ; - \frac{\pi }{2}} \right);{\mkern 1mu} \left( { - \frac{\pi }{2};0} \right)\) hàm số nghịch biến.
Câu 11. Cho hình chóp S.ABCD, hai đường thẳng AC và BD cắt nhau tại điểm M, hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại điểm N. Giao tuyến của mặt phẳng (SAB) và mặt phẳng (SCD) là đường thẳng nào trong các đường thẳng sau đây ?
A. SN.
B. SA.
C. MN.
D. SM.
Câu 12. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng d có phương trình x + y - 2 = 0. Phép vị tự tâm O tỉ số k = -2 biến đường thẳng d thành đường thẳng nào trong các đường thẳng có phương trình sau ?
A. \(2x + 2y = 0.\)
B. \(2x + 2y - 4 = 0.\)
C. \(x + y + 4 = 0.\)
D. \(x + y - 4 = 0.\)
II. TỰ LUẬN (7đ).
Câu 13 (2,0 điểm). Giải các phương trình sau :
a) \(\cos 2x = \frac{{\sqrt 3 }}{2}.\)
b) \(\sin x + \sqrt 3 \cos x = 1.\)
Câu 14 (1,0 điểm). Tính hệ số của \({x^8}\) trong khai triển \(P\left( x \right) = {\left( {3x - \frac{1}{{{x^3}}}} \right)^{24}}.\)
...
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi và đáp án vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 Đề kiểm tra HK1 môn Toán 11 năm 2020 Trường THPT Thủ Khoa Huân. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !