Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 Trường THPT Phùng Hưng có đáp án

TRƯỜNG THPT PHÙNG HƯNG

ĐỀ THI HK1

MÔN NGỮ VĂN 11

NĂM HỌC 2020-2021

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :

…(1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

…(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus… Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v… càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy t nh hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay…

(Trích Suy nghĩ về đọc sách – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày

13.4.2015) 

Câu 1. Ghi lại câu văn khái quát chủ đề của đoạn văn bản (1).

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus…

Câu 3.  Có ý kiến cho rằng: Thời nay, đọc sách là lạc hậu. Sống trong thời đại công nghệ thông tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về bức tranh mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.

- Hết-

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU

Câu 1.

Câu văn khái quát chủ đề đoạn (1): Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha.

Câu 2.

+ Liệt kê: khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus…

+ Điệp cấu trúc: lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus…

+ Tác dụng: Nhấn mạnh sự gắn bó của tác giả, của tuổi thơ mỗi con người đối với sách.

Câu 3.

Hs bày tỏ ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình -Lí giải thuyết phục.

 II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về bức tranh mùa thu làng quê trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; thể hiện được sự cảm nhận và vận dụng được các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.

- Cảm nhận bức tranh thu:             

+ Điểm nhìn không cố định mà linh hoạt, gắn với không gian  quê nhà - một vùng đồng bằng chiêm trũng tỉnh Hà Nam, thời  điểm mùa thu .

+ Cảnh đơn sơ, thanh nhẹ chỉ được phác vẽ bằng vài nét chấm  phá như trong tranh thủy mặc: ao thu nước trong veo, thuyền  câu bé tẻo teo, sóng gợn tí, mây lơ lửng, trời xanh ngắt, ngõ  trúc quanh co không bóng người.

- Nghệ thuật:

 Thủ pháp lấy động tả tĩnh truyền thống của Đường thi. – Nghệ thuật  Đối giữa làn sóng gợn và chiếc lá thu rơi, giữa màu xanh và màu vàng, giữa từ t  và từ vèo. Hiệu quả tô đậm sự tĩnh lặng, nhẹ nhàng, hài hòa của bức tranh mùa thu . – Vần eo đặc tả được sự vật bé, thu nhỏ lại. Tả được những nét điển hình của cảnh thu ở làng quê Việt Nam vùng đồng bằng

2. ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:

MÙA HẠ

Đó là mùa của những tiếng chim reo

Trời xanh biếc, nắng tràn trên khắp ngả

Đất thành cây, mật trào lên vị quả

Bước chân người bỗng mở những đường đi

 

Đó là mùa không thể giấu che

Cả vạn vật đều phơi trần dưới nắng

Biển xanh thẳm, cánh buồm lồng lộng trắng

Từ những miền cay đắng hoá thành thơ.

 

Đó là mùa của những ước mơ

Những dục vọng muôn đời không xiết kể

Gió bão hoà, mưa thành sông thành bể

Một thoáng nhìn có thể hoá tình yêu

 

Đó là mùa của những buổi chiều

Cánh diều giấy nghiêng vòm trời cao vút

Tiếng dế thức suốt đêm dài oi bức

Tiếng cuốc dồn thúc giục nắng đang trưa

Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa

Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?

Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển

Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa.

                                                        28-6-1986

            (Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997)

Câu 1 (1.0 điểm) : Tìm những từ ngữ, hình ảnh gợi tả bức tranh mùa hè rực rỡ, căng tràn nhựa sống. 

Câu 2 (1.0 điểm): Tìm và phân tích hiệu quả biểu đạt của một biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong bốn khổ thơ đầu.

Câu 3 (1.0 điểm):  Anh/ chị hiểu như thế nào về ý thơ: Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa/

Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?/ Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển / Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa ?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.

-----------------Hết----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1. Những từ ngữ, hình ảnh gợi tả một mùa hè rực rỡ, căng tràn nhựa sống:

tiếng chim reo, trời xanh biếc, nắng tràn, mật trào lên vị quả, vạn vật phơi trần dưới nắng, biển xanh thẳm, cánh buồm lồng lộng trắng, cánh diều giấy nghiêng,  vòm trời cao vút…

Câu 2.

- Biện pháp tu từ:  điệp ngữ “đó là mùa” - Hiệu quả biểu đạt:

 + Gợi tả cụ thể, sinh động những nét đặc trưng rất riêng của mùa hè trong cảm  nhận của nhà thơ.  + Tăng tính biểu cảm cho lời thơ.

Câu 3.

- Ý thơ thể hiện sự ngỡ ngàng của một “cái tôi” âu lo Xuân Quỳnh trước dòng chảy của tháng năm và mùa hạ - tuổi trẻ của chính mình. Hỏi nhưng đồng thời là sự khẳng định: mặt đất chỗ nào màu xanh chỗ đó vẫn là biển, quả ngọt ngào vẫn thắm thiết mang sắc màu của hoa; con người cũng thế, dù năm tháng đã đi qua nhưng những khát khao, những mơ ước mãi vẫn còn không thể mất.

- Lời thơ giàu chất triết lí: sự sống là vĩnh hằng, bất diệt khi biết cháy hết mình những khát vọng tuổi trẻ; sống có ý nghĩa, thì mùa Hạ vẫn mãi bên ta...

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3:

Huyền b  và mênh mông đủ làm choáng ngợp, vẻ đẹp của Sơn Đoòng được báo chí quốc tế cho rằng xứng đáng với số tiền mà du khách đã bỏ ra khi khám phá nơi đây. Hang Sơn Đoòng dài khoảng 9km, có rừng rậm nhiệt đới và dòng sông. Không gian bên trong hang có thể chứa được... một tòa nhà 40 tầng.

Nhưng điều quan trọng mà nhiều người chưa biết đến là việc hình thành hang động Sơn Đoòng không phải theo cách truyền thống - đá vôi bị hoà tan bởi nước mưa, lâu dần theo thời gian hàng triệu năm, nước bào mòn các hoà tan thành hang động vĩ đại. Với "siêu hang động" Sơn Đoòng, câu chuyện ở một hướng khác.  

Sơn Đoòng nằm trên một đường đứt gãy hướng Bắc - Nam, chính trục đứt gãy này tạo điều kiện cho hang động lớn nhất thế giới này hình thành một cách mạnh mẽ qua dòng chảy không gì cản được của dòng nước lũ và bào mòn thành hang động tuyệt vời mà các nhà khoa học gọi là “Một vũ trụ bị bỏ quên nằm ẩn mình trong một hệ sinh thái độc đáo. Điều này không được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh này”.   

(Theo dulich.dantri.com.vn ngày 17/05/2015)

Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên (0,5đ) 

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích (1đ)

Câu 3. Từ nội dung của đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với các danh thắng thiên nhiên của đất nước

(1,5đ)

Phần II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)

Chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. 

- Hết-

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích là: “Huyền bí và mênh mông đủ làm choáng ngợp, vẻ đẹp của Sơn Đoòng được báo chí quốc tế cho rằng xứng đáng với số tiền mà du khách đã bỏ ra khi khám phá nơi đây.”

Câu 2. Phương thức biểu đạt chủ yếu: thuyết minh. 

Câu 3. Thí sinh có thể có những cảm xúc và suy nghĩ khác nhau, nhưng cần nêu bật được.

Cảm xúc yêu mến, tự hào trước vẻ đẹp của hang Sơn Đoòng cũng như những danh thắng thiên nhiên khác có trên đất nước. Từ đó, nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp đó; đồng thời, phải có những hành động thiết thực để bảo tồn cũng như quảng bá các di sản thiên nhiên của đất nước.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Phn I. Đọc hiu (3,0 đim)       

     Đọc lời bài hát Khát vọng – Phạm Minh Tuấn và thực hiện các yêu cầu sau:

Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội

Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao

Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ biển rộng

Hãy sống như uớc vọng  để thấy đời mênh mông

 

Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la

Và sao không là phù sa  rót mỡ màu cho hoa

Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa

Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.

 

Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông

Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung

Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc

Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.

1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào ? ( Nghệ thuật)        (0,25 điểm)

Chủ đề của văn bản trên: Lối sống có trách nhiệm, có ước mơ, có ý nghiĩa

2. Nêu biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn ca từ trên? Tác dụng

điệp cú pháp( điệp ngữ) Hãy sống như

Và sao không là

Sao không là

Tác dụng: Phép điệp tạo âm hưởng du dương, nhẹ nhàng, bay bổng cho bài hát, nhấn mạnh về ý biểu đạt cảm xúc.

                                                              (0,25 điểm)

3.Những câu nào trong lời bài hát để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất     (0,5 điểm)

4. Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc gì?

Hs nêu cảm nhận cá nhân về thông điệp của bài hát, tuy nhiên cảm xúc phải chân thành, không khuôn sáo gượng ép.

Hãy sống thật lòng mình

Sau khi đọc lời bài hát anh, chị hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 8-10 dòng) về lối sống ước mơ của tuổi trẻ học đường ngày hôm nay. (0,5 điểm)

Lối sống của tuổi trẻ học đường ngày nay

Làm rõ thông điệp từ lời bài hát: lời nhắn nhủ mọi người phải sống có ý nghĩa, có ích , sống có ước mơ hoài bão, phải cống hiến cho đời, giúp ích cho người khác

Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu từ 5 đến 8:

"Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

 

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi"

                                      (Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)

5. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên.?                               ( 0,25 điểm)

6. Nhân vật trữ tình đã gửi gắm cảm xúc, tâm tư gì vào đoạn thơ?          ( 0,25 điểm)

7. Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của  biện pháp tu từ được sử dụng  trong đoạn thơ?                                                                                                           ( 0,5điểm)

8. Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức gì về Tổ quốc xưa và nay?   ( 0,5 điểm)

Phn II. ( 7, 0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

Nhà văn Nguyễn Khải cho rằng: “Để sống được hàng ngày tất nhiên phải nhờ vào những "giá trị tức thời". Nhưng sống cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào những "giá trị bền vững".

Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. 

Câu 2  (4,0 điểm)   

Trong “ Chữ người tử tù” Nguyễn Tuân đã để cho viên Quản ngục nghĩ ngợi về thầy thơ lại “ Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài hẳn không phải là kẻ xấu hay vô tình…” Và ông cũng để nhân vật Huấn Cao thổ lộ “ Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

Anh/chị cảm nhận được gì từ suy nghĩ của hai nhân vật trên?

.................................HẾT...................................

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phn I. Đọc hiu (3,0 đim)

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 2.   Đoạn văn viết về cây tre Việt Nam..

Câu 3. Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa,ẩn dụ,diệp từ, lặp cấu trúc ngữ pháp…=> Khẳng định, ngợi ca sức mạnh, ý chí kiên cường của cây tre – > hình ảnh tượng trưng cho con người Việt Nam

Câu 4. Đảm bảo yêu cầu một đoạn văn và nêu cảm nhận về: Cách ngắt nhịp độc đáo, cách sử dụng biện pháp nhân hóa, lặp cấu trúc, cách dùng động từ, cách tạo âm hưởng,…-> Ngợi ca vẻ đẹp con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược bảo vệ đất nước.

Câu 5. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

Câu 6. Nhân vật trữ tình đã gửi gắm những suy ngẫm, tự hào về lịch sử dân tộc, nhìn từ góc độ công cuộc giữ gìn biển đảo, trách nhiệm của mỗi con người trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Câu 7. Biện pháp tu từ được sử dụng  trong đoạn thơ là: phép điệp cú pháp (Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả/ Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát). Hiệu quả nhấn mạnh cảm xúc tự hào, suy ngẫm lắng đọng về lịch sử đau thương mà hùng tráng của dân tộc.

Câu 8. Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức về Tổ quốc xưa và nay: Một đất nước luôn phải đối đầu với nạn ngoại xâm, nhân dân phải hi sinh máu xương để bảo vệ từng tấc đất, thước biển nhưng vẫn bất khuất, hiên ngang

Phn II. ( 7, 0 điểm)

Câu 1.

1.Giải thích:

- Giá trị tức thời: là những giá trị vật chất và tinh thần chưa trải qua thử thách, sàng lọc của thời gian, mới có ý nghĩa trong thời điểm hiện tại, thoả mãn những nhu cầu cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như: cơm, áo, gạo, tiền, vui chơi, giải trí, các mối quan hệ...Đây là những giá trị rất cần thiết vì thiếu nó con người không thể tồn tại.

- Giá trị bền vững: Chỉ những giá trị tinh thần đã trải qua thử thách, sàng lọc của thời gian, có ý nghĩa lâu bền, trở thành nền tảng văn hoá, đạo lí của dân tộc và nhân loại như: tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, tình cảm tri ân, sự ngay thẳng trong sạch, thẩm mỹ tinh tế,....Đây là những giá trị quan trọng giúp con người sống có phẩm hạnh, cốt cách.

- Mối quan hệ giữa hai giá trị: Vừa đối lập vừa thống nhất. Con người cần có những giá trị tức thời để duy trì cuộc sống, cũng rất cần những giá trị bền vững để sống có ý nghĩa.

2. Bàn luận về ý kiến:

- Muốn tồn tại con người cần phải tạo ra và nhờ vào những giá trị tức thời (dẫn chứng). Tuy nhiên nếu quá coi trọng những giá trị đó, con người.

sẽ bị chi phối bởi lối sống thực dụng, coi trọng vật chất, chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt (dẫn chứng).

   - Để cuộc sống thật sự có ý nghĩa, con người nhất định phải vươn tới những giá trị tinh thần tốt đẹp (dẫn chứng). Tuy nhiên, cốt cách, phẩm giá con người không thể có tức thời trong ngày một ngày hai, mà đó là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, bồi đắp lâu dài về tâm hồn, trí tuệ, hành động...Đó cũng là cách để con người có một cuộc sống bền vững, không chỉ giới hạn trong thời gian đời người mà còn trong sự ghi nhận lâu dài của cộng đồng (dẫn chứng).

   - Những giá trị tức thời, nếu có ý nghĩa tích cực, được xã hội đón nhận, gìn giữ, lưu truyền sẽ trở thành những giá trị bền vững (dẫn chứng). Trong khi đó, có những giá trị đã được hình thành từ lâu, qua thực tiễn không còn phù hợp, trở nên lạc hậu, lỗi thời sẽ bị đào thải (dẫn chứng). Cứ thế, các giá trị được sàng lọc, chuyển hoá, làm cho cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp hơn.

Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của mỗi giá trị.

 - Hình thành kĩ năng sống, biết tiếp nhận hợp lí trước các giá trị của cuộc sống.

 - Phải có bản lĩnh để sống có phẩm giá, cốt cách dựa theo nền tảng những giá trị bền vững về văn hóa, đạo lí...của dân tộc và nhân loại.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 Trường THPT Phùng Hưng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm các tài liệu khác cùng chuyên mục:

  • Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm các tài liệu khác cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?