TRƯỜNG THPT TẬP SƠN | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 11 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc? Tại sao Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?
Câu 2: So sánh cao trào đấu tranh (1905-1908) của nhân dân Ấn Độ và Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) theo các nội dung sau: Nhiệm vụ, lực lượng, lãnh đạo, kết quả, tính chất.
Câu 3: Trình bày các biện pháp cải cách của vua Rama V. Những cải cách đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Xiêm và có gì giống với cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
- Trong 30 năm cuối của thế kỉ XIX…..chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nhật…. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng dẫn tới sự ra đời của các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mítsubisi, … có vai trò chi phối lũng đoạn cả kinh tế và chính trị Nhật Bản.
- Sự phát triển kinh tế đã tạo sức mạnh về quân sự, chính trị ở Nhật Bản. Giới cầm quyền đã thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến: Chiến tranh Đài Loan (1874), chiến tranh Trung – Nhật (1894–1895),…Thắng lợi của các cuộc chiến đem đến cho Nhật những hiệp ước có lợi về đất đai, tài chính thúc đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế,
- Cùng với sự phát triển của CNTB là sự bần cùng hóa của quần chúng nhân dân lao động. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân lên cao, dẫn tới Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập (1901).
-Đặc điểm: Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt
- Đế quốc Nhật có đặc điểm là CNĐQ phong kiến quân phiệt vì: : Nhật Bản tiến lên CNTB, song quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì. Tầng lớp quý tộc vẫn có ưu thế chính trị lớn và chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự.
Câu 2:
- Đến giữa thế kỉ XIX cả Ấn Độ và Trung Quốc đều bị các nước đế quốc xâm lược và chiếm đóng. Trước sự xâm lược và chính sách cai trị của cá nước đế quốc nhân dân hai nước đã liên tục nổi dậy đấu tranh. Tuy nhiên phong trào đấu tranh ở mỗi nước có những đặc điểm khác nhau.
Nội dung | Cao trào đấu tranh (1905-1908) | Cách mạng Tân Hợi (1911) |
Nhiệm vụ | Chống chủ nghĩa thực dân Anh | Chống phong kiến |
Lực lượng | Đông đảo các tầng lớp nhân dân: Tư sản, nông dân, công nhân,… | Đông đảo các tầng lớp nhân dân: trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, một ít đại biểu của công nông |
Lãnh đạo | Tư sản | Tư sản |
Kết quả | Anh phải thu hồi đạo luật chia đôi xứ Ben-gan. | - Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc, mở đưởng cho CNTB phát triển…. |
Tính chất | Phong trào dân tộc dân chủ (chống thực dân Anh vì một nước Ấn Độ độc lập dân chủ) | - Cách mạng dân chủ tư sản không triệt để. |
Câu 3:
- Giữa thế kỉ XIX, Xiêm cũng đứng trước nguy cơ bị xâm lược của dân phương Tây, nhất là Anh và Pháp…….
- Năm 1868, Rama V tiếp nối chính sách cải cách của vua cha:
*Nội dung cải cách
- Kinh tế- xã hội
+ Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng người lao động để họ tự do làm ăn, xóa bỏ nghĩa vụ lao dịch 3 tháng trên công trường, giảm thuế ruộng…
+ Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, lập ngân hàng…Tư bản nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh ở Xiêm.
- Chính trị: Tiến hành cải cách theo khuôn mẫu của các nước phương Tây về hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục……………..
- Đối ngoại: Thi hành chính sách đối ngoại mềm dẻo
+ Lợi dụng vị trí nước đệm giữa hai nước đế quốc Anh, Pháp
+ Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc…để giữ chủ quyền đất nước
Ý nghĩa:
+ Giúp Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực, mà vẫn giữ độc lập tương đối về chính trị.
+ Tạo điều kiện Xiêm phát triển theo con đường TBCN
- Giống với Duy tân Minh trị của Nhật Bản: Chú trọng học tập theo các nước phương Tây và chủ trương phát triển đất nước theo hướng TBCN
ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Quốc diễn ra trong bao nhiêu năm?
A. 12 năm
B. 13 năm
C. 14 năm
D. 15 năm
Câu 2. Trước thái độ của triều đình Mãn Thanh đối với đế quốc, nhân dân Trung Quốc có hành động gì?
A. Đầu hàng đế quốc.
B. Nổi dậy đấu tranh
C. Thỏa hiệp với đế quốc.
D. Lợi dụng đế quốc chống phong kiến
Câu 3. Tại sao Cách mạng Tháng hai là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?
A. Do tư sản lãnh đạo và 2 chính quyền song song tồn tại;
B. Do tư sản lãnh đạo và chính quyền tư sản được thành lập;
C. Do giai cấp vô sản lãnh đạo và 2 chính quyền song song tồn tại;
D. Do giai cấp vô sản lãnh đạo và chính quyền Xô viết thành lập.
Câu 4: Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Sự hung hãn của Đức
B. Thái tử Á0-Hung bị ám sát
C. Mâu thuẫn Anh_Pháp
D. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa
Câu 5: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa nước nào hung hãn nhất?
A. Mĩ.
B. Anh
C. Đức
D. Nhật
Câu 6. Phát xít Đức đầu hàng không điều kiện trong chiến tranh Thế giới 1 là:
A. 2/4/1917.
B. 3/3/1918.
C.2/11/1918
D. 11/11/1918
Câu 7. Cách mạng Tháng 2 đã thực hiện được những nhiệm vụ gì?
A. Lật đổ chế độ tư bản.
B. Lật đổ chính quyền Xô Viết.
C. Lật đổ chế độ phong kiến.
D. Cả A và B.
Câu 8: Nước nào ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?
A. Mã lai.
B. Xiêm.
C. Bru nây.
D. Xin ga po
Câu 9: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Sự thù địch Anh_Pháp.
B. Sự hình thành phe liên minh
C. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.
D. Sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu
Câu 10: Phe Liên Minh gồm những nước nào?
A. Đức-Ý-Nhật.
B. Đức-Áo-Hung.
C. Đức-Nhật-Áo.
D. Đức-Nhật-Mĩ
Câu 11: Vì sao ở Nga, năm 1917, Cách mạng Tháng 2 thắng lợi nhưng vẫn tiếp tục nổ ra cuộc Cách mạng Tháng 10?
A. Vì 2 chính quyền tư sản và vô sản song song tồn tại;
B. Vì 2 chính quyền phong kiến và vô sản song song tồn tại;
C. Vì 2 chính quyền phong kiến và tư sản song song tồn tại;
D. Vì Vì 2 chính quyền phong kiến và tư sản song song tồn tại.
Câu 12: Lào trở thành thuộc địa của Pháp vào năm:
A. 1863
B. 1883
C. 1884
D. 1893
Câu 13: Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương có ý nghĩa nhự thế nào?
A. Tinh thần yêu nước
B. Tinh thần đoàn kết của 3 nước.
C. Cả A và B.
D. Cả A và B chưa đúng.
Câu 14: Lãnh tụ Tôn Trung Sơn theo khuynh hướng nào?
A. Trung lập.
B. Dân chủ tư sản.
C. Quân chủ lập hiến.
D. Nền cộng hòa
Câu 15. Với điều ước nào Trung Quốc thực sự trở thành nước nữa thuộc địa nữa phong kiến?
A. Tân Sửu.
B. Nam Kinh.
C. Bắc Kinh.
D. Nhâm Ngọ
Câu 16: Những cải cách của ra-ma V có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Xiêm?
A. Không bị biến thành thuộc địa của phương Tây
B. Giữ được độc lập
C. Phát triển thành cường quốc
D. Cả A và B
Câu 17. Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Chiến tranh nhân dân chính nghĩa.
B. Chiến tranh giải phóng dân tộc
C. Chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.
D. Chiến tranh đế quốc chính nghĩa
Câu 18. Trong quá trình chiến tranh thế giới 1 sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diên chính trị thế giới?
A. Thất bại thuộc về phe liên minh.
B. Chiến thắng Véc_đoong
C. Mĩ tham chiến.
D. Cách mạng tháng 10 Nga
Câu 19. Địa bàn bùng nổ phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc?
A. Sơn Tây.
B. Sơn Đông.
C. Trực Lệ.
D. Bắc Kinh
Câu 20: Kết quả chiến tranh thế giới 1 nằm ngoài dự tính của các nước đế quốc?
A. 10 triệu người chết.
B. Sự thất bại của phe liên minh
C. Thành công của cách mạng tháng 10 Nga.
D. Phong trào yêu nước phát triển
II. PHẦN TỰ LUÂN
Câu 1. Trình bày kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất? Tại sao nói đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa? (3 điểm)
Câu 2. Cách mạng Tháng 10 Nga đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt nam như thế nào? (2 điểm)
---(Nội dung đáp án chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Vì sao sau cách mạng tháng Hai năm 1917, nhân dân Nga tiếp tục làm thêm một cuộc cách mạng nữa? Trình bày diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Câu 2. Theo Hòa ước Véc xai – Oa sin tơn, trật tự thế giới mới được thiết lập như thế nào? Em có nhận xét gì về tính chất của hệ thống này?
Câu 3. Nêu những chính sách về kinh tế, chính trị và đối ngoại của Chính phủ Hít le(1933 – 1939). Mục đích của những chính sách đó là gì?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Vì sao sau cách mạng tháng Hai năm 1917, nhân dân Nga tiếp tục làm thêm một cuộc cách mạng nữa? Trình bày diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
* Sau cách mạng tháng Hai năm 1917, nhân dân Nga tiếp tục làm cuộc cách mạng nữa vì:
- Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song:
+ Xô viết đại biểu (vô sản).
+ Chính phủ lâm thời (tư sản).
Þ Cục diện không thể kéo dài.
- 4/1917, Lênin chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ CM DCTS sang CM XHCN
* Diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:
- Diễn biến:
+ Đêm 24/10/1917 bắt đầu khởi nghĩa.
+ Đêm 25/10 tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản.
- Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.
+ Ngày 3/11/1918 chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.
- Ý nghĩa:
+Với nước Nga : Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và xã hội Nga, nhân dân lao động và các dân tộc trong đế quốc Nga được giải phóng; làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.
+ Với thế giới:
Làm thay đổi cục diện thế giới. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.
Câu 2: Theo Hòa ước Véc xai – Oa sin tơn, trật tự thế giới mới được thiết lập như thế nào? Em có nhận xét gì về tính chất của hệ thống này?
* Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước Vec-xai-Oa-sinh-tơn:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vec-xai (1919- 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 - 1922) để phân chia quyền lợi.
- Một trật tự thế giới được thiết lập mang tên hệ thống hòa ước Vec-xai - Oasinhtơn.
* Nhận xét về tính chất của hệ thống này:
Hệ thống này mang mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, đưa lại nhiều lợi lộc cho nước thắng trận Anh, Pháp, Mĩ ; xác lập sự nô dịch, áp đặt với các nước bại trận, gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc.
Câu 3: Nêu những chính sách về kinh tế, chính trị và đối ngoại của Chính phủ Hít le(1933 – 1939). Mục đích của những chính sách đó là gì?
*Trong thời kỳ cầm quyền (1933 - 1939) Hit-le đã thực hiện các chính sách tối phản động về kinh tế, chính trị và đối ngoại:
+ Về kinh tế: Chính quyền phát xít tiến hành tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh phục vụ nhu cầu quân sự.
+ Về chính trị - xã hội :
- Chính phủ Hit-le ráo riết thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố các Đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng Cộng sản Đức.
- Năm 1934, Hít le tuyên bố hủy bỏ hiến pháp Vai ma.
+ Về đối ngoại:
- Tháng 10/1933, nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động.
- Ngày 26/11/1936, phát xít Đức ký với Nhật Bản “Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản”. Sau đó phát xít Italia tham gia Hiệp ước này, làm hình thành trục phát xít Đức - Italia - Nhật Bản.
* Mục đích : Chuẩn bị về mọi mặt để phát động cuộc chiến tranh mới nhằm phân chia lại thế giới.
...
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Tập Sơn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây: