TRƯỜNG THPT PHÚ THẠNH | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 11 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Trong các quốc gia cổ đại phương Đông, tầng lớp nào có vị trí thấp nhất trong xã hội?
A. Nông dân công xã
B. Nông dân tự do
C. Nông nô
D. Nô lệ
2. Vì sao gọi là Thị quốc Địa Trung Hải?
A. Ở Địa Trung Hải nhiều quốc gia có thành thị
B. Ở Địa Trung Hải mỗi thành thị là một quốc gia
C. Ở Địa Trung Hải có nhiều phụ nữ sống ở thành thị
D. Ở Địa Trung Hải mỗi thành thị có nhiều quốc gia.
3. Vương quốc Lan Xang bước vào giai đoạn thịnh vượng vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ XIV – XV
B. Thế kỉ XVI – XVII
C. Cuối thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XVIII
D. Thế kỉ XV – XVI.
4. Chế đô ruộng nổi tiếng dưới thời nhà Đường (Trung Quốc) gọi là gì?
A. Chế độ công điền
B. Chế độ tịch điền
C. Chế độ quân điền
D. Chế độ lĩnh canh
Câu 2: Ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ý thể hiện sự suy thoái của các quốc gia Đông Nam Á
a.1 Sự suy thoái của các quốc gia Đông Nam Á diễn ra cùng một lúc vào thế kỉ XVIII.
b.1 Nền kinh tế phong kiến Đông Nam Á trở nên lỗi thời vào thế kỉ XVIII.
c.1 Các nước phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á ngay từ đầu thế kỉ XVIII
d.1 Nửa sau thế kỉ XVIII, mâu thuẫn xã hội trong mỗi quỗc gia phong kiến ở Đông Nam Á càng trở nên gay gắt.
Câu 3: Nối thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B cho phù hợp về thời gian trị vì của các triều đại phong kiến Trung Quốc
Thời gian | Triều đại |
1. 618 – 907 | a. Triều Thanh |
2. 1644- 1911 | b. Triều Minh |
3. 1368- 1644 | c. Triều Hán |
4. 206 TCN – 220 | d. Triều Đường |
B.TỰ LUẬN
Câu 1: Thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông? Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? Vai trò của tầng lớp nông dân công xã? Tại sao chế độ nhà nước ỏ các quốc gia cổ đại phương Đông lại là chế độ chuyên chế chứ không phải là chế độ khác? So sánh với chế độ nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Tây?
Câu 2: Thế nào là lãnh địa phong kiến? Những đặc điểm cơ bản của lãnh địa ( Đời sống, kinh tế, chính trị)?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất:
1. D
2. B
3. C
4. C
Câu 2: Ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ý thể hiện sự suy thoái của các quốc gia Đông Nam Á
a. S
b. Đ
c. S
d. Đ
Câu 3: Nối thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B cho phù hợp về thời gian trị vì của các triều đại phong kiến Trung Quốc
1- d 2 – a 3 – b 4 – c
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nước tư bản phương Tây đầu tiên dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản “mở cửa” là
A. Pháp. B. Nga. C. Mĩ. D. Anh.
Câu 2. Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc ở Trung Quốc là phong trào đấu tranh của giai cấp nào?
A. Tư sản. B. Công nhân. C. Binh lính. D. Nông dân.
Câu 3. Cuộc khởi nghĩa thể hiện tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia trong đấu tranh chống Pháp xâm lược cuối thế kỉ XIX là
A. khởi nghĩa của Hoàng thân Si vô tha. B. khởi nghĩa của A-cha Xoa và Pu-côm-bô.
C. khởi nghĩa của người Chăm. D. khởi nghĩa của người Khơ-me.
Câu 4. Các nước đế quốc đã căn bản hoàn thành việc phân chia châu Phi vào thời gian nào?
A. Cuối thế kỉ XIX. B. Đầu thế kỉ XX. C. Giữa thế kỉ XX. D. Cuối thế kỉ XX.
Câu 5. Nhà soạn nhạc thiên tài Bét - tô - ven là người nước nào?
A. Đức. B. Anh. C. Pháp. D. Italia.
Câu 6. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam là
A. nước Nga có điều kiện giúp đỡ Việt Nam về vật chất và tinh thần.
B. để lại bài học kinh nghiệm về phương pháp đấu tranh.
C. chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
D. vạch ra kẻ thù chính cho cách mạng Việt Nam.
Câu 7. Anh, Pháp, Mĩ chọn giải pháp để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là
A. cải cách kinh tế - xã hội. B. ưu tiên phát triển công nghiệp quốc phòng.
C. tăng cường mở rộng thuộc địa. D. nhờ sự giúp đỡ bên ngoài.
Câu 8. Sự kiện nào sau đây đã mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức?
A. Năm 1919, Đảng quốc xã được thành lập. B. Năm 1934, Hin-đen-bua qua đời.
C. Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm. D. Năm 1933, Hít-le làm thủ tướng.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 9:
a) Hãy chọn mốc thời gian ở cột A với sự kiện lịch sử ở cột B cho phù hợp.
A | B |
1. Tháng 1 - 1868 | a. Đảng Bônsêvích Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới. |
2. Tháng 3 - 1921 | b. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thắng lợi. |
3. Tháng 11 - 1918 | c. Khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ trước tiên ở Mĩ. |
4. Năm 1885 | d. Thiên hoàng Minh Trị thực hiện cuộc Duy tân ở Nhật Bản. |
5. Ngày 25-10-1917 | e. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. |
6. Tháng 10 - 1929 | f. Đảng Quốc đại Ấn Độ được thành lập. |
b) Trong các sự kiện trên, sự kiện nào chấm dứt thời kì ổn định và tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Câu 10: Trình bày diễn biến và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc. Vì sao gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
C | D | B | B | A | C | A | D |
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Học sinh chọn 1 đáp án đúng nhất và tô đen vào giấy làm bài:
Câu 1: Hậu quả của việc triều đình nhà Thanh kí Hiệp ước Nam Kinh (1842) với thực dân Anh?
A. Trung Quốc thực sự trở thành nước thuộc địa.
B. Trung Quốc trở thành nước phụ thuộc.
C. Trung Quốc được công nhận là nước độc lập.
D. Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
Câu 2: Tính chất của cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là:
A. Cách mạng tư sản. B. Cách mạng vô sản.
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. Cách mạng XHCN.
Câu 3: Người nhạc sĩ nào khai sinh ra dòng nhạc giao hưởng của thế giới?
A. Pi-cát-xô (Tây Ban Nha) B. Bet-tô-ven (Đức)
C. Trai-côp-xki (Nga). D. Mô-da (Áo)
Câu 4: Lênin đánh giá các tác phẩm của ai như “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”?
A. Lep Tôn-xtôi B. Sê-khôp C. Pu-skin D. Trai-côp-xki
Câu 5: Sự kiện mở đầu cuộc cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là:
A. Cuộc nổi dậy của nông dân vùng ngoại ô Matx-cơ-va.
B. Cuộc tấn công vào cung điện Mùa Đông.
C. Khởi nghĩa vũ trang của công nhân Matx-cơ-va.
D. Cuộc biểu tình của 9 vạn công nhân Pê-tơ-rô-grát.
Câu 6: Lãnh đạo phong trào Duy Tân ở Trung Quốc là ai?
A. Tôn Trung Sơn. B. Từ Hi Thái Hậu.
C. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu. D. Vua Quang Tự.
Câu 7: Nước tư bản nào đầu tiên dùng vũ lực đòi Nhật Bản phải mở cửa?
A. Đức B. Mĩ C. Anh D. Pháp
Câu 8: Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời do ai sáng lập?
A. Các Mác và Ăng-ghen B. Các Mác
C. Ăng-ghen D. Các Mác, Ăng-ghen và Lênin
Câu 9: Mở đầu cho phong trào chống thực dân phong kiến ở Trung Quốc là cuộc khởi nghĩa nào?
A. Cách mạng Tân Hợi. B. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc.
C. Khởi nghĩa Vũ Xương. D. Cuộc vận động Duy Tân.
Câu 10: Ở Việt Nam có nhà bác học nào nổi tiếng trong thế kỷ XVIII?
A. Lê Văn Hưu B. Lê Quý Đôn C. Lê Hữu Trác D. Nguyễn Trường Tộ
Câu 11: Trung Quốc Đồng minh hội ở Trung Quốc do ai sáng lập, theo khuynh hướng cách mạng nào?
A. Khang Hữu Vi – Dân chủ vô sản B. Tôn Trung Sơn – Dân chủ tư sản.
C. Lương Khải Siêu – Dân chủ tư sản D. Viên Thế Khải – Dân chủ vô sản.
Câu 12: Đầu thế kỷ XIX, giai cấp nào ở Nhật Bản trở nên giàu có nhưng lại không có quyền lực chính trị?
A. Tư sản thương nghiệp B. Tư sản công thương
C. Quý tộc D. Thợ thủ công
II. TỰ LUẬN:
Câu 1: Trình bày nội dung, tính chất và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản?
Câu 2: Tình hình nước Nga sau cách mạng tháng Hai 1917 như thế nào? Lênin đã có chủ trương gì đối với cách mạng? Cách mạng tháng Mười diễn ra như thế nào? Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga 1917?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM:
1D | 2C | 3B | 4A | 5D | 6C |
7B | 8A | 9B | 10B | 11B | 12B |
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Phú Thạnh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây: