Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án chi tiết Trường THPT DL Hùng Vương

TRƯỜNG THPT DL HÙNG VƯƠNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 11

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc và tiểu tư sản Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925?  Nêu những mặt tích cực và hạn chế.

Câu 2:

Những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920? Con đường tìm chân lý cứu nước của Người có gì khác so với các bậc tiền bối?

Câu 3: Trình bày những quyết định của Hội nghị Ianta tháng 2-1945. Thỏa thuận Ianta đã tác động như thế nào đến tình hình thế giới trong những năm 1945-1947?

Câu 4: Em hiểu biết đư­ợc những gì về xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra trên thế giới hiện nay? Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam tr­ước xu thế toàn cầu hoá.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

a. *Về kinh tế:

- Phong trào “chấn hưng nội hoá”, “bài trừ ngoại hoá”… Năm 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kỳ của tư bản Pháp

* Về chính trị: Năm 1923 một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kỳ thành lập Đảng Lập hiến,… đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ.

b. - Thành lập  một số tổ chức chính trị …Xuất bản báo chí tiến bộ…

- Tổ chức một số cuộc đấu tranh, tiêu biểu là cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu năm1925, phong trào tổ chức lễ  truy điệu, để tang Phan Châu Trinh năm1926.

c. - Mặt tích cực: Góp phần bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức độc lập dân tộc, truyền bá tư tưởng tự do dân chủ…

- Mặt hạn chế: Tư sản dân tộc thỏa hiệp với Pháp khi chúng nhượng bộ một số quyền lợi. Chưa trực tiếp đặt ra nhiệm vụ đánh đổ đế quốc phong kiến, chưa có một tổ chức chính trị vững mạnh đủ sức lãnh đạo phong trào

Câu 2: - Nguyễn Tất Thành sinh năm 1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, sớm có chí đánh Pháp, giải phóng dân tộc. Người rất khâm phục Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng không tán thành con đường của họ, quyết  tìm con đường cứu nước mới.

- Tháng 6-1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, đến nước Pháp và các nước khác tìm hiểu rồi trở về giúp đồng bào đánh Pháp giành độc lập, tự do.

- Từ năm 1911 đến năm 1917, Người đến nhiều nước châu Âu, châu Phi, châu Mỹ . Người nhận thấy rằng ở đâu bọn đế quốc cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man.

- Cuối năm 1917, Nguyễn ái Quốc từ Anh trở về Pháp, tích cực hoạt động trong phong trào công nhân, tham gia Hội những người Việt Nam yêu nước, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng 10 Nga.

- Tháng 6-1919, Người lấy tên Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội Nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi quyền tự do, dân chủ, quyền  bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.

- Giữa năm 1920, Nguyễn ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần 1 luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin…

- Tháng 12-1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.

b. Con đường tìm chân lý cứu nước…

- Về hướng đi: Khác với thế hệ cha anh hướng về Trung Quốc và Nhật Bản Người đi sang phương Tây (đến nước Pháp). Theo Người muốn đánh đuổi kẻ thù, trước hết phải hiểu rõ kẻ thù đó.

- Về phương pháp hoạt động: Người trực tiếp sống, lao động, hoạt động cùng với giai cấp công nhân và nhân dân lao động cực khổ. Vì thế Người đến được với chủ nghĩa Mác-Lênin…

Câu 3:

a. Tháng 2-1945, Hội nghị 3 cường quốc Liên xô, Mỹ, Anh họp ở Ianta quyết định:

- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật

bản. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, Liên xô tham gia chiến tranh

chống Nhật.

- Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

- Thỏa thuận việc đóng quân nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu á.

+ ở châu Âu: Quân đội Liên xô chiếm đóng Đông Đức, Đông Béclin và các nước Đông Âu. Quân đội Mỹ, Anh, Pháp chiếm đóng Tây Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu.

+ ở châu á: Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham gia chiến tranh chống Nhật …

+ Quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật Bản. Quân đội Liên xô chiếm đóng Bắc Triều Tiên, quân đội Mỹ chiếm đóng Nam Triều Tiên. Trung Quốc trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ, thành lập chính phủ liên hiệp. Đông Nam á, Nam á, Tây á vẫn thuộc các nước phương Tây.

b. * Tác động tích cực:

- Thúc đẩy cuộc Chiến tranh thế giới thứ II nhanh chóng đi đến kết thúc ở  châu Âu, châu á…     

- Các nước Đồng minh thi hành những biện pháp dân chủ, xóa bỏ những cơ sở kinh tế, chính trị-xã hội, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít …

* Hạn chế: Việc phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc dẫn đến sự hình thành trật tự thế giới 2 cực đối đầu căng thẳng. Duy trì nguyên trạng hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc…

Câu 4:

a. Xu thế toàn cầu hoá:

- Nguyên nhân của xu thế toàn cầu hoá: Do hệ quả của cách mạng khoa học - công nghệ; Chiến tranh lạnh chấm dứt, xu thế hoà nhập …

- Bản chất của xu thế toàn cầu hoá…

- Những biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá

+ Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế…

+ Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia…

+ Sự xâm nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn…

+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực…

b. Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam:

- Thời cơ: Tạo điều kiện để Việt Nam hoà nhập với thế giới và khu vực….Tiếp thu được những thành tựu khoa học kĩ thuật và văn hoá tiên tiến trên thế giới… Thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đất nước… 

- Thách thức: Quá trình hội nhập cũng tạo ra những thách thức trong việc bảo vệ độc lập, tự chủ và bản sắc văn hoá dân tộc… chịu sức ép gay gắt của sự cạnh tranh… nguy cơ bị tụt hậu…

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Hãy nêu Hoàn cảnh,Nội dung,Tác dụng của chính sách “Kinh tế mới”?. Liên hệ thực tế Việt Nam?

Câu 2: Nguyên nhân,Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đối với các nước tư bản chủ nghĩa ?

Câu 3. Vì sao năm 1917 ở Nga diễn ra 2 cuộc cách mạng ?

---(Nội dung đáp án đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Chính sách kinh tế mới ra đời trong hoàn cảnh nào ? nội dung và tác dụng của chính sách đó ?

Câu 2: Trong những năm 1933 -1939, chính phủ Hit-le đã thực hiện những chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại như thế nào ?

Câu 3: Vì sao năm 191 ở nước Nga đã diễn ra hai cuộc cách mạng ?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Chính sách kinh tế mới……..

 a. Hoàn cảnh:

  - kinh tế bị tàn phá…

  - chinh tri không ổn định…

 b. Nội dung:

  - nông nghiệp: nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa…

 - công nghiệp: khôi phục CN nặng, tư nhân được thuê hoặc xây dưng XN, khuyến kích TB nước ngoài đầu tư kinh doanh, nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt…

 - thương nghiệp : tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, phát hành đồng rúp…

c. tác dụng :

 - là sự chuyển đổi từ nền KT…sang nền KT nhiều thành phần…

 - nhân dân vượt qua khó khăn, phấn khởi sản xuất…

 - để lại nhiều kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng …      

Câu 2: Chính phủ Hít-le thưc hiện…

 a. kinh tế : - tâp trung mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự

- CN được phục hồi hoạt động khẩn trương đặc biệt CN quân sự

- GTVT, xây dựng đường sá để giải quyết thất nghiệp và phục vụ quân sự…

 b. chính trị : thiết lập nền chuyên chính độc tài, khủng bố các đảng phái, huỷ bỏ hiến pháp Vaima…

 c. đối ngoại : tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh, rút ra khỏi Hội Quốc liên, triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu…

Câu 3: Năm 1917 nước Nga đã diễn ra hai…

- CM tháng hai tồn tại 2 chính quyền…

- Lênin và Đảng(B) đã chuyển từ CM tư sản sang CM xã hội chủ nghĩa…

- luận cương tháng tư…

...

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án chi tiết Trường THPT DL Hùng Vương. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?