Bộ 3 đề thi HK1 môn Hóa học 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Ấp Bắc

TRƯỜNG THPT ẤP BẮC

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan 

Câu 1: Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hóa học do

A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.

B. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm.

C. phân tử nitơ có liên kết ba khá bền.

D. phân tử nitơ không phân cực.

Câu 2: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở?

A. (NH4)2SO4.

B. NH4HCO3.

C. CaCO3.                         

D. NH4NO2.

Câu 3: Dung dịch HNO3 đặc để lâu thường có màu vàng do

A. HNO3 tan nhiều trong nước.

B. HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường

C. dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.

D. dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ NO2.

Câu 4: Các số oxi hoá có thể có của photpho là:

A. –3, +3, +5.

B. –3, +3, +5, 0. C. +3, +5, 0.                      

D. –3, 0, +1, +3, +5.

Câu 5: Trong phân tử H3PO4 photpho có số oxi hóa là

A. +5.

B. +3.

C. -5.                                 

D. -3.

Câu 6: Thành phần chính của supephotphat đơn gồm

A. Ca(H2PO4)2.

B. Ca(H2PO4)2, CaSO4.

C. CaHPO4, CaSO4.         

D. CaHPO4.

Câu 7: Thuốc thử để phân biệt hai dung dịch Na3PO4 và NaNO3 là

A. AgNO3.

B. NaOH.

C. KOH.                           

D. HCl.

Câu 8: Cho các phản ứng: N2 + O2 → 2NO và N2 + 3H2 → 2NH3. Trong hai phản ứng trên thì nitơ

A. chỉ thể hiện tính oxi hóa.

B. chỉ thể hiện tính khử.

C. thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa.

D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.

Câu 9: Cho phản ứng: 2NH3 + 3Cl2 → 6HCl +N2. Kết luận nào sau đây đúng?

A. NH3 là chất khử.

B. NH3 là chất oxi hoá.

C. Cl2 vừa oxi hoá vừa khử.

D. Cl2 là chất khử.

Câu 10. Khi cho kim loại Cu phản ứng với HNO3 tạo thành khí độc hại. Biện pháp nào xử lý tốt nhất để chống ô nhiễm môi trường?

A. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước.

B. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn.

C. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm giấm.

D. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước vôi.

Câu 11. Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm

A. FeO, NO2, O2.

B. Fe2O3, NO2.

C. Fe2O3, NO2, O2.            

D. Fe, NO2, O2.

Câu 12. Khi đốt cháy photpho trong khí Cl2 dư thì sản phẩm thu được là

A. PCl3.

B. PCl5.

C. PCl6.                             

D. PCl.

Câu 13. Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính axit là

A. CaCO3, Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO.

B. CuO, NaOH, FeCO3, Fe2O3.

C. Fe(OH)3, Na2CO3, Fe2O3, NH3.

D. KOH, FeS, K2CO3, Cu(OH)2.

Câu 14. Phân đạm 2 lá là

A. NH4Cl.

B. NH4NO3.

C. (NH4)2SO4.                  

D. NaNO3.

Câu 15. Thuốc thử dùng để phân biệt ba dung dịch muối NaNO3, Na3PO4, NaCl là

A. AgNO3.

B. BaCl2.

C. NaOH.                          

D. H2SO4.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần 1.Trắc nghiệm khách quan

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

B

D

B

A

B

A

C

A

D

C

B

C

B

A

C

A

B

B

A

 

ĐỀ SỐ 2

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan 

Câu 1: Tính chất hóa học của N2 là tính

A. khử và oxi hóa.

B. axit và bazơ.

C. axit và oxi hóa.             

D. bazơ và khử.

Câu 2: Chất dùng để tạo độ xốp cho bánh là

A. (NH4)3PO4.

B. NH4HCO3.

C. CaCO3.                         

D. NaCl.

Câu 3: Dung dịch HNO3 đặc, không màu để ngoài ánh sáng lâu ngày chuyển thành màu

A. đen sẫm.

B. xanh.

C. trắng sữa.                      

D. vàng.

Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Nguyên tử photpho có độ âm điện nhỏ hơn nguyên tử nitơ.

B. Photpho trắng hoạt động hóa học mạnh hơn photpho đỏ.

C. Photpho thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các phi kim hoạt động.

D. Ở nhiệt độ thường photpho trắng phát quang trong bóng tối.

Câu 5: Dung dịch H3PO4 không tác dụng với chất nào sau đây?

A. Cu.

B. NaOH.

C. NH3.                             

D. CuO.

Câu 6: Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của

A. (NH4)2HPO4 và KNO3.

B. NH4H2PO4 và KNO3.

C. (NH4)3PO4 và KNO3.

D. (NH4)2HPO4 và NaNO3.

Câu 7: Thuốc thử dùng phân biệt ba hóa chất riêng biệt NH4Cl, KNO3, K3PO4 là dung dịch

A. NaOH.

B. Na2CO3.

C. AgNO3.                        

D. BaCl2.

Câu 8: Khí nitơ tương đối trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường do

A. phân tử N2 có liên kết cộng hóa trị không cực.

B. phân tử N2 có liên kết ion.

C. phân tử N2 có liên kết ba rất bền vững.

D. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VA.

Câu 9: Cho NH3 vào lần lượt các dung dịch : KCl, H2SO4, FeCl2, BaCl2, AlCl3. Số trường hợp có kết tủa sau phản ứng là

A. 4.

B. 1.

C. 3.                                  

D. 2.

Câu 10: Khi nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp Mg(NO3)2 và NaNO3, hỗn hợp chất rắn thu được là

A. NaNO2, MgO.

B. NaNO2, Mg(NO2)2.

C. Na2O, MgO.                 

D. Na2O, Mg(NO2)2.

Câu 11: Axit nitric và axit photphoric cùng có phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?

A. CuCl2, NaOH, K2CO3, NH3.

B. KOH, Na2O, NH3, K2CO3.

C. CuSO4, MgO, KOH, NH3.

D. HCl, NaOH, Na2CO3, NH3.

Câu 12: Cho P tác dụng với Ca, sản phẩm thu được là

A. Ca3P2.

B. Ca2P3.

C. Ca3(PO4)2.                   

D. CaP2.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Trắc nghiệm khách quan: 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

A

B

D

C

A

A

C

C

D

A

B

A

A

A

C

C

B

D

C

B

Trắc nghiệm tự luận 

Dùng phương pháp bảo toàn e xác định Zn tác dụng với HNO3, ngoài sản phẩm N2 còn có NH4NO3

Zn0 → Zn+2 + 2e

2N+5  + 10e  → N2

N+5 + 8e → N-3 (NH4NO3

n NH4NO3 = 0,025 mol

nZn(NO3)2 = 0,2 mol

mmuối = 39,8 gam.

 

ĐỀ SỐ 3

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Dãy chất nào sau đây là chất điện li mạnh:

A. Ba(OH)2, NH4Cl, FeCl2

B. HNO3, H2SO3, Ba(OH)2

C. Al(OH)3, HCl, FeCl3

D. KOH, BaSO4, NH4Cl

Câu 2: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển xanh

A. H2SO4

B. NaCl

C. K2SO4

D. Ba(OH)2

Câu 3: Chất nào sau đây tác dụng với dd NaOH thu được kết tủa màu xanh?

A. (NH4)2CO3        B. BaCl2        C. K2SO4                D. Cu(NO3)2

Câu 4: Tính pH của dung dịch X gồm: HCl 0,06M, H2SO4 0,02M. Coi H2SO4 bị điện li hoàn toàn.

A. 0                  

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 5: Dung dịch có pH = 5, khi cho quỳ tím vào dung dịch này, quỳ chuyển sang màu?

A. màu đỏ     B. màu xanh       C. màu vàng              màu tím

Câu 6: Nồng độ của ion OH- sau khi trộn 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,05M với 100ml NaOH 0,02 M là

A. 0.06 M           B. 0,012M              C. 0,03M        D. 0,035 M

Câu 7: Muối nào sau đây là muối axit?

A. NaHCO3

B. K3PO4

C. NaCl

D. Al(NO3)3

Câu 8: Giá trị pH của dung dịch Ba(OH)2 0,05 M là:

A. 11                     B. 12                         C. 13                               D. 10

II. Phần tự luận

Câu 1 (2 điểm). Viết phương trình phân tử và ion rút gọn.

a, AgNO3 + KCl  →

b, Zn(OH)↓ +  H2SO4  →

Câu 2 (2 điểm) Trộn 250ml dd H2SO4 0,1M với 250 ml dd HCl 0,5M. Tính pH của dd sau khi trộn?

Câu 3 (2 điểm) Trộn 250ml dd Ba(OH)2 0,1M với 250 ml dd HCl 0,3M. Tính pH của dd sau phản ứng?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

* Phần trắc nghiệm.

1

2

3

4

5

6

7

8

A

D

D

C

A

A

A

C

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Hóa học 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Ấp Bắc. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?