Bài 9: Áp suất khí quyển

Tại sao khi uống hết sữa trong bình sữa rồi hút hết không khí trong đó ra thì cái bình sữa bị bẹp lại? Tại sao khi lộn ngược một cốc nước đầy được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước thì nước lại không chảy ra ngoài? Để giải thích các hiện tượng trên, mời các em cùng tìm hiểu nội dung Bài 10: Áp suất khí quyển, cùng làm quen với các kiến thức mới về áp suất khí quyển, độ lớn và công thức, ảnh hưởng của nó đối với môi trường... Chúc các em học tốt !

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Sự tồn tại của áp suất khí quyển:

  • Trái đất được bao bọc bởi một lớp không khí dày tới hàng ngàn km, gọi là khí quyển

  • Không khí có trọng lượng nên có áp suất tác dụng lên mọi vật, Áp suất này là áp suất khí quyển.

  • Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi hướng

  • Áp suất khí quyển phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, gió, độ cao,…

    • Ví dụ : Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm, cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg

    • Áp suất khí quyển tại một nơi thay đổi theo thời gian và những thay đổi này ảnh hưởng đến thời tiết của nơi đó

2.2. Độ lớn của áp suất khí quyển

2.2.1. Thí nghiệm Tô-ri-xe-li

  • Năm 1654, Ghê-rich (1602-1678) thị trưởng thành phố Mác -đơ-buốc của Đức đã làm thí nghiệm sau:

    • Lấy một ống thủy tinh dài 1m, đổ đầy thủy ngân vào.

    • Lấy ngón tay bịt miệng ống rồi quay ngược ống xuống.

    • Nhúng chìm miệng ống vào một chậu đựng thủy ngân rồi bỏ tay bịt miệng ống ra.

    • Thủy ngân trong ống tụt xuống còn 76cm tức là 760mm


2.2.2. Độ lớn của áp suất khí quyển

  • Áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li, do đó người ta thường dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển

  • Áp suất gây ra bởi trọng lượng của cột Hg cao 76cm tác dụng lên B được tính theo công thức:

      p = h.d = 0,76m.136 000N/m3

                  = 103 360N/m2

Ví dụ: áp suất khí quyển ở bãi biển Sầm sơn vào khoảng 76cmHg

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1.

Trong thí nghiệm Tôrixenli, hãy tính áp suất do cột thủy ngân tác dụng lên B, biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3. Từ đó suy ra độ lớn của áp suất khí quyển.

Hướng dẫn giải:

  • Áp suất tác dụng lên B là: p = h.d = 0,76.136000 = 103360N/m2.

  • Áp suất khí quyến là 103360N/m2 (vì áp suất khí quyển gây ra tại A bằng áp suất gây bởi trọng lượng của cột thủy ngân cao 76cm trong ống).

Bài 2.

Trong thí nghiệm của Tô-ri-xen-li, giả sử không dùng thủy ngân mà dùng nước thì cột nước trong ống cao bao nhiêu? Ống Tô-ri- xen-li phải đặt dài ít nhất là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

  • Độ cao của cột nước trong ống là:

  • Áp dụng công thức: \(p = h.d \)

⇒ h = \(\frac{p}{d}=\frac{103360}{10000}\) =  10,336 (m)

Như vậy ống Tô-ri-xen-li phải có độ cao ít nhất là 10,336 m.

4. Luyện tập Bài 9 Vật lý 8

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Áp suất khí quyển  cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được : 

  • Mô tả và giải thích được sự tồn tại của lớp khí quyển và áp suất khí quyển.

  • Giải thích được Thí nghiệm Tô-ri–xe-li và 1 số hiện tượng thường gặp đơn giản.

  • Hiểu được vì sao độ lớn của áp suất khí quyển được tính theo độ cao của cột thuỷ ngân và biết cách đổi từ đơn vị mmHg sang đơn vị N/m2.

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4- Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về Áp suất khí quyển 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 8 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 9.1 trang 30 SBT Vật lý 8

Bài tập 9.2 trang 30 SBT Vật lý 8

Bài tập 9.3 trang 30 SBT Vật lý 8

Bài tập 9.4 trang 30 SBT Vật lý 8

Bài tập 9.5 trang 30 SBT Vật lý 8

Bài tập 9.6 trang 30 SBT Vật lý 8

Bài tập 9.7 trang 30 SBT Vật lý 8

Bài tập 9.8 trang 31 SBT Vật lý 8

Bài tập 9.9 trang 31 SBT Vật lý 8

Bài tập 9.10 trang 31 SBT Vật lý 8

Bài tập 9.11 trang 31 SBT Vật lý 8

Bài tập 9.12 trang 31 SBT Vật lý 8

5. Hỏi đáp Bài 9 Chương 1 Vật lý 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?