Qua bài học giúp các em nêu được định nghĩa công cơ học. Viết được công thức tính công cơ học, nêu được ý nghĩa, đơn vị từng đại lượng.
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Khi nào có công cơ học
Công cơ học xuất hiện khi có lực tác dụng và làm vật chuyển dời
2.2. Công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển
Lưu ý:
- Trong các trường hợp có công có học, ta cần tìm ra lực nào đã thực hiện công đó.
- Ví dụ: Trong trường hợp đầu tàu hỏa đang kéo các toa chuyển động thì lực thực hiện công là lực kéo của đầu tàu hỏa, hoặc trong trường hợp quả táo rơi từ trên cây xuống thì lực thực hiện công là trọng lực.
2.3. Công thức tính công
Công thức tính công:
A = F .S
Trong đó:
- A: Công của Lực (J)
- F: Lực tác dụng (N)
- S: Quãng đường (m)
- 1 J= 1N. 1 m = 1Nm. Bội số của Jun là kilojun (kí hiệu là kJ), 1kJ = 1 000J.
Lưu ý:
- Chỉ áp dụng cho trường hợp vật chuyển dời theo phương của lực, còn khi vật chuyển dời theo phương vuông góc với lực thì công của lực đó bằng 0.
- trọng lực có phương vuông góc với phương chuyển động khi đó không có công cơ học
Bài tập minh họa
Bài 1.
Một quả dừa có trọng lượng 2kg rơi từ trên cây cách mặt đất 6m. Tính công của trọng lực.
Hướng dẫn giải:
Ta có: quả dừa có khối lượng 2kg nghĩa là lực hút của Trái Đất tác dụng lên nó là 20N.
Công của trọng lực là: ADCT
A = P.h = 20.6 = 120J.
Vậy công của trọng lực là: 120J
Bài 2.
Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N. Trong 5 phút công thực hiện được là 360kJ. Tính vận tốc chuyển động của xe.
Hướng dẫn giải:
Quãng đường con ngựa kéo xe đi được là:
Ta có: A = F.s
Suy ra:\(s=\frac{A}{F}=\frac{360000}{600}=600\)N
Vận tốc chuyển động của xe là:
\(v=\frac{s}{t}=\frac{600}{300}=2m/s\)
Vậy vận tốc chuyển động của xe là 2m/s
4. Luyện tập Bài 13 Vật lý 8
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Công cơ học cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được:
- Định nghĩa công cơ học
- Công thức tính công cơ học
4.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Công ở lượt đi bằng công ở lượt về vì quãng đường đi được như nhau.
- B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực kéo ở lượt đi lớn hơn lực kéo ở lượt về
- C. Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn.
- D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng thì đi chậm hơn.
-
- A. 300kJ
- B. 250kJ
- C. 2,08kJ
- D. 300J
-
- A. Người học sinh đang cố sức đẩy hòn đá nhưng không đẩy nổi.
- B. Người công nhân đang dùng ròng rọc kéo một vật lên cao.
- C. Người công nhân đang đẩy xe gòong làm xe chuyển động.
- D. Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.
-
- A. A = 60000kJ.
- B. A = 6000kJ.
- C. Một kết quả khác
- D. A = 600kJ
Câu 5- Câu 12: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về Công cơ học
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 8 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 13.1 trang 37 SBT Vật lý 8
Bài tập 13.2 trang 37 SBT Vật lý 8
Bài tập 13.3 trang 37 SBT Vật lý 8
Bài tập 13.4 trang 37 SBT Vật lý 8
Bài tập 13.5 trang 37 SBT Vật lý 8
Bài tập 13.6 trang 37 SBT Vật lý 8
Bài tập 13.7 trang 37 SBT Vật lý 8
Bài tập 13.8 trang 38 SBT Vật lý 8
Bài tập 13.9 trang 38 SBT Vật lý 8
Bài tập 13.10 trang 38 SBT Vật lý 8
Bài tập 13.12 trang 38 SBT Vật lý 8
Bài tập 13.12 trang 38 SBT Vật lý 8
5. Hỏi đáp Bài 13 Chương 1 Vật lý 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!