Ở bài học trước, chúng ta đã biết cách nhận ra các vật chuyển động hay đứng yên so với một vật khác. Còn khi các vật chuyển động, ta phải làm thế nào để biết chúng chuyển động nhanh hay chậm đây? Yếu tố nào giúp ta nhận biết được? Qua bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được các câu hỏi đó. Mời các em cùng tìm hiểu nội dung Bài 2: Vận tốc
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Vận tốc là gì?
-
Vận tốc là quãng đường đi trong một đơn vị thời gian.
-
Độ lớn vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động và được tính bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
2.2. Công thức tính vận tốc:
\(v=\frac{S}{t}\)
-
Trong đó:
-
S: Quãng đường vật đi được
-
t: Thời gian đi hết quãng đường
-
v: Vận tốc của vật.
-
2.3. Đơn vị vận tốc
-
Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian
-
Đơn vị hợp pháp m/s, km/h
-
1m/s = 3,6 km/h, 1km/h = 0.28 m/s
-
Độ lớn của vận tốc được đo bằng tốc kế
Ví dụ :
Tốc kế của xe máy
Bài tập minh họa
Bài 1.
Một ô tô rời bến lúc 6h với vận tốc 40km/h. Lúc 7h, cũng từ bến trên, một người đi mô tô đuổi theo với vận tốc 60km/h. Mô tô sẽ đuổi kịp ô tô lúc
Hướng dẫn giải
-
Lúc 7h ô tô đã đi được 40km
-
Áp dụng công thức: \(v=\frac{S}{t}\)
\(\Rightarrow t=\frac{S}{v} = \frac{40}{60-40}\) =2h
-
Vậy Thời gian môtô đi để đuổi kịp ôtô: 2h
Bài 2.
Hãy sắp xếp các vận tốc sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
- Vận tốc tàu hỏa: 54km/h
- Vận tốc chim đại bàng: 24m/s
- Vận tốc bơi của một con cá: 6.000cm/phút
- Vận tốc quay của Trái Đất quanh Mặt Trời: 108.000km/h
Hướng dẫn giải:
- Vận tốc tàu hỏa v1 = 15m/s
- Vận tốc chim đại bàng: v2 = 24m/s
- Vận tốc bơi của một con cá: v3 = 0,1m/s
- Vận tốc quay của Trái Đất quanh Mặt Trời: v4 = 30 000km/h
Vậy
Vận tốc bơi của con cá < vận tốc của tàu hỏa < vận tốc chim đại bàng < vận tốc quay của Trái Đất quanh Mặt trời
Muốn so sánh các vận tốc khác nhau cần đổi chúng ra cùng 1 đơn vị
4. Luyện tập Bài 2 Vật lý 8
Qua bài giảng Vận tốc này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
-
Nắm vững công thức tính vận tốc v = s/t và ý nghĩa của kháI niệm vận tốc.
-
Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h và cách đổi đơn vị vận tốc.
-
Vận dụng công thức để tính quãng đường, thời gian trong chuyển động.
4.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. I;II và III
- B. II; III và IV
- C. Cả I; II; III và IV
- D. I và III
-
- A. 145.000.000km
- B. 150.000.000km
- C. 150.649.682km
- D. 149.300.000km
-
- A. 680m
- B. 340m
- C. 170m
- D. 85m
-
- A. 3439,5
- B. 1719,7
- C. 34395
- D. 17197
Câu 5- Câu 13: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về Vận tốc
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 8 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 2.4 trang 6 SBT Vật lý 8
Bài tập 2.5 trang 6 SBT Vật lý 8
Bài tập 2.6 trang 6 SBT Vật lý 8
Bài tập 2.7 trang 6 SBT Vật lý 8
Bài tập 2.8 trang 6 SBT Vật lý 8
Bài tập 2.9 trang 7 SBT Vật lý 8
Bài tập 2.10 trang 7 SBT Vật lý 8
Bài tập 2.11 trang 7 SBT Vật lý 8
Bài tập 2.12 trang 7 SBT Vật lý 8
Bài tập 2.13 trang 7 SBT Vật lý 8
Bài tập 2.14 trang 7 SBT Vật lý 8
Bài tập 2.15 trang 7 SBT Vật lý 8
5. Hỏi đáp Bài 2 Chương 1 Vật lý 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!