Bài 14: Định luật về công

Ở lớp 6 các em đã biết, muốn đưa một vật nặng lên cao, người ta có thể kéo trực tiếp hoặc sử dụng máy cơ đơn giản. Sử dụng máy cơ đơn giản có thể cho ta lợi về lực, nhưng liệu có thể cho ta lợi về công hay không? Bài này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên. Mời các em cùng nghiên cứu bài 14:  Định luật về công

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Thí nghiệm

  • Dụng cụ: Thước thẳng, lực kế, quả nặng, ròng rọc, giá TN
  • Tiến hành:
    • Móc quả nặng vào lực kế và kéo từ từ sao cho lực nâng F1 = P qn, Đọc giá trị của F1, độ dài S1
    • Dùng ròng rọc động kéo vật lên cùng một đoạn S1, sao cho số chỉ của lực kế không đổi. Đọc số chỉ của lực kế và đo độ dài quãng đường đi được S2
    • Hoàn thiện bảng 14.1

C1: F1 > F2

C2: S1 < S2

C3: A1 = A2

C4: Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực thì thiệt hai lần về đường đi. Nghĩa là không được lợi gì về công

2.2. Định luật về công

Nội dung định luật:

Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Một người đi xe đạp đều từ chân dốc đến đỉnh dốc cao 5m. Dốc dài 40m. Tính công do người đó sinh ra. Biết rằng lực ma sát cản trở xe chuyển động trên mặt đường là 2N, người và xe có khối lượng là 60kg.

Hướng dẫn giải:

 Trọng lượng của người và xe : P=60.10=600N.
Lực ma sát Fms=20N, vậy công hao phí là: A1=Fmsl=20.40=800J.

Công có ích: A2=Ph=600.5=3000J
Công của người sinh ra: A=A1+A2=800+3000=3800J

Bài 2:

Một người công nhân dùng ròng rọc động để nâng 1 vật lên cao 7m với lực kéo ở đầu dây tự do là 160N. Hỏi người công nhân đó phải thực hiện một công bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Kéo một vật lên cao nhờ một ròng rọc động thì được lợi 2 lần về lực, nhưng lại thiệt 2 lần về đường đi.
Vật được nâng lên cao 7m thì đầu dây tự do phải kéo đi một đoạn bằng 14m.
Công do người công nhân thực hiện là: A=F.s=160.14=2240J

4. Luyện tập Bài 14 Vật lý 8

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Định luật về công cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được: 

  • Định luật về công
  • Giải các bài tập liên quan

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 14 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 5- Câu 11: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về Định luật về công 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 8 Bài 14 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 14.3 trang 39 SBT Vật lý 8

Bài tập 14.4 trang 39 SBT Vật lý 8

Bài tập 14.5 trang 40 SBT Vật lý 8

Bài tập 14.6 trang 40 SBT Vật lý 8

Bài tập 14.7 trang 40 SBT Vật lý 8

Bài tập 14.8 trang 40 SBT Vật lý 8

Bài tập 14.9 trang 41 SBT Vật lý 8

Bài tập 14.10 trang 41 SBT Vật lý 8

Bài tập 14.11 trang 41 SBT Vật lý 8

Bài tập 14.12 trang 41 SBT Vật lý 8

Bài tập 14.13 trang 42 SBT Vật lý 8

Bài tập 14.14 trang 42 SBT Vật lý 8

5. Hỏi đáp Bài 14 Chương 1 Vật lý 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?