Qua bài học giúp các em nêu được khái niệm cơ năng, thế năng, động năng. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Cơ năng:
- Khi một vật có khả năng thực hiện công ta nói vật có cơ năng.
- Vật có khả năng thực hiện công càng lớn thì cơ năng của vật càng lớn. Cơ năng được tính bằng đơn vị Jun.(J)
2.2. Thế năng:
2.2.1. Thế năng hấp dẫn
- Ở vị trí càng cao so với mặt đất thì công mà nó có khả năng thực hiện được càng lớn nghĩa là thế năng của vật càng lớn.
- Thế năng hấp dẫn là thế năng được xác định bỡi vị trí của vật so với mặt đất. Vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn bằng 0
- Vật có khối lượng càng lớn thì có thế năng càng lớn.
- Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào: Độ cao so với vật mốc và khối lượng của vật
2.2.2. Thế năng đàn hồi
Thế năng đàn hồi là thế năng phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi
2.3. Động năng
-
Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là có động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
-
Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của vật đó.
Lưu ý:
- Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học (chứ không cần vật đã thực hiện công cơ học) thì vật đó có cơ năng. Ví dụ: Một vật nặng đang được giữ yên ở độ cao h so với mặt đất, nghĩa là nó không thực hiện công, nhưng nó có khả năng thực hiện công (giả sử khi được buông ra) nên có cơ năng
- Động năng của vật phụ thuộc vào các yếu tố:
- Vận tốc
- Khối lượng của vật
Bài tập minh họa
Bài 1.
Cho quả cầu A lăn trên máng nghiêng từ vị trí (2) cao hơn vị trí (1) tới đập vào miếng gỗ B. Độ lớn vận tốc của quả cầu thay đổi thế nào so với thí nghiệm ở câu 3? So sánh công của quả cầu A thực hiện lúc này với lúc trước. Từ đó suy ra động năng của quả cầu A phụ thuộc thế nào vào vận tốc của nó?
Hướng dẫn giải
Độ lớn vận tốc của quả cầu giảm đi so với vận tốc của nó trong thí nghiệm ở câu 3. - Công của quả cầu A thực hiện lớn hơn so với trước. Như vậy, khi vận tốc tăng thì động năng tăng. Các thí nghiệm chính xác cho thấy động năng tăng tỉ lệ với bình phương vận tốc.
Bài 2.
Quả nặng A đứng yên trên mặt đất (hình a), không có khả năng sinh công. Nếu đưa quả nặng lên một độ cao nào đó (hình b) thì nó có cơ năng không? Tại sao?
Hướng dẫn giải
Nếu đưa quả nặng lên một độ cao nào đó (hình b) thì nó có cơ năng
Vì ta biết cơ năng thì bằng tổng động năng và thế năng
ở hình b: động năng bằng không, nhưng thế năng khác không (Nếu đưa quả nặng lên một độ cao nào đó) nên vật có cơ năng
4. Luyện tập Bài 16 Vật lý 8
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Cơ năng cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được :
- Khái niệm cơ năng, thế năng, động năng
- Áp dụng công thức vào giải các bài tập
4.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 16 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Viên đạn đang bay.
- B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.
- C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất nằm ngang..
- D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất
-
- A. Động năng là cơ năng của vật có được do chuyển động
- B. Vật có động năng có khả năng sinh công
- C. Động năng của vật không thay đổi khi vật chuyển động đều
- D. Động năng của vật chỉ phụ thuộc vào vận tốc của vật, không phụ thuộc vào khối lượng của vật
-
- A. Cơ năng của một vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn
- B. Một vật chỉ có khả năng sinh công khi có thế năng hấp dẫn
- C. Một vật càng lên cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn
- D. Thế năng hấp dẫn của một vật phụ thuộc vào mốc tính độ cao
-
- A. 10mh
- B. 5mh
- C. 20mh
- D. 2mh
-
- A. Động năng không phụ thuộc vận tốc và khối lượng của nó.
- B. Động năng phụ thuộc khối lượng của nó.
- C. Động năng phụ thuộc vận tốc và khối lượng của nó.
- D. Động năng phụ thuộc vận tốc của nó.
Câu 6- Câu 15: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về Cơ năng
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 8 Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập C9 trang 57 SGK Vật lý 8
Bài tập C10 trang 57 SGK Vật lý 8
Bài tập 16.1 trang 45 SBT Vật lý 8
Bài tập 16.2 trang 45 SBT Vật lý 8
Bài tập 16.3 trang 45 SBT Vật lý 8
Bài tập 16.4 trang 45 SBT Vật lý 8
Bài tập 16.5 trang 45 SBT Vật lý 8
Bài tập 16.6 trang 45 SBT Vật lý 8
Bài tập 16.7 trang 45 SBT Vật lý 8
Bài tập 16.8 trang 46 SBT Vật lý 8
Bài tập 16.9 trang 46 SBT Vật lý 8
Bài tập 16.10 trang 46 SBT Vật lý 8
5. Hỏi đáp Bài 16 Chương 1 Vật lý 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!